Bài 17
TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
- Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế
2. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Cả lớp : bảng phụ kẻ ô chữ , bài 3 phần vận dụng, phiếu bài tập
Tuần : 20 Tiết: 20 Bài 17 Ngày soạn Ngày dạy Lớp : 11/01/2010 : /01/2010 : 6 TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. Vận dụng kiến thức trong thực tế, giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế 2. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Cả lớp : bảng phụ kẻ ô chữ , bài 3 phần vận dụng, phiếu bài tập 2. Học sinh: SGK và vở ghi III. LÊN LỚP Ổn định lớp. Bài mới Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức ( 20 phút ) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng -Yêu cầu học sinh nhớ lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học ở chương I -Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ôn tập -CH: Hãy kể tên các dụng cụ dùng để độ dài, đo thể tích, đo khối lượng và đo lực mà em biết -Nhận xét -Gọi học sinh nhắc lại các cách đo -CH:Thế nào gọi là lực?Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra các tác dụng gì? -Nhận xét -CH: Trọng lực hay trọng lượng là gì? Cho biết phương chiều của trọng lực? -Nhận xét -CH: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?Nêu đặc điểm của lực đàn hồi? -Nhận xét -CH: Khối lượng là gì?Trên nhãn của một hộp sữa có ghi 250g, con số ấy nghĩa là gì? -Nhận xét -CH: Khối lượng riêng của một chất là gì?Nói KLR của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là gì? -Nhận xét -CH: Hãy kể tên các máy cơ đơn giản mà em đã học -Nhớ lại các nội dung kiến thức đã học -TL: Để đo độ dài người ta dùng thước Để đo thể tích người ta dùng bình chia độ, bình tràn, bình chứa . Để đo khối lượng người ta dùng cân Để đo lực người ta dùng lực kế -Nhắc lại các cách đo -TL: Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực Lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng -TL: Trọng lực là lực hút của trái đất (trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên vật). Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống -TL: Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng -TL: Khối lượng là lượng của chất 250g có nghĩa là lượng sữa chứa trong hộp -TL: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất đó Nói KLR của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là 1m3 sắt nguyên chất có khối lượng là 7800kg -TL: các loại máy cơ đơn giản đã học là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Tiết 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I “ CƠ HỌC ” I.Ôn tập Hoạt động 2: Vận dụng ( 10 phút ) -Phát phiếu học tập cho học sinh -Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập có ở trong phiếu học tập -Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau chữa bài cho nhau -Gọi học sinh lần lượt lên bảng chữa các bài tập -Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 và bài 6 phần vận dụng -Nhận phiếu học tập -Làm các bài tập ở phiếu học tập -Các học sinh hoạt động theo nhốm 2 em chữa bài tập cho nhau -Học sinh lần lượt lên bảng chữa các bài tập -Làm các bài tập 3 và 6 phần vận dụng -Trả lời câu hỏi 3 và 6 II. Vận dụng -C3: Cách B đúng -C6 a) để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm b)để cắt giấy chỉ cần một lực nhỏ nên tuy lưỡi kéo dài hơn tay cầm nhưng lực của tay ta vẫn có thể cắt được và bù lại ta được lợi về đường đi (dù tay ta di chuyển ít nhưng lưỡi kéo vẫn cắt được một đường dài) Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi ô chữ ( 10 phút ) -Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi ô chữ bằng cách chia lớp thành 4 nhóm , đọc câu hỏi và gọi đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi -Tham gia trò chơi ô chữ III. Trò chơi ô chữ Hoạt động 4 : Củng cố ( 3 phút ) - Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) - Học bài - Chuẩn bị bài tiết sau Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: