Giáo án Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm

Giáo án Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm

Bài 11

ĐỘ CAO CỦA ÂM.

I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số của âm.

Sử dụng thuật ngữ (âm bổng) âm cao và âm trầm (âm thấp) và tần số khi so sánh hai âm.

 Nu được ví dụ về âm trầm, âm bổng

2.Kỹ năng: Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì?

 Làm thí nghiệm để hiểu được mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 Bài 11: Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	NS :
Tiết: 12	ND :
Bài 11
ĐỘ CAO CỦA ÂM.
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số của âm.
Sử dụng thuật ngữ (âm bổng) âm cao và âm trầm (âm thấp) và tần số khi so sánh hai âm.
 Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng
2.Kỹ năng:	Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì?
	Làm thí nghiệm để hiểu được mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II/ Chuẩn bị:
 GV: 1 giá thí nghiệm, 2 con lắc đơn (20cm, 40cm) 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ, mô tơ, 1 miếng nhựa, 1 lá thép.
HS: SGK
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra sĩ số:(1phút)
2.Kiểm tra bài cũ : Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau? Chữa bài tập 1, 2 SBT.
3.Tạo tình huống : Cây đàn bầu chỉ có 1 dây tại sao khi gảy đàn lại phát ra âm thanh thánh thót, trầm bổng. Vậy nguyên nhân nào làm âm thanh trầm bổng như vậy? Để trả lời được câu hỏi đó ta sẽ đi nghiên cứu trong bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HĐ 1: Quan sát dao động nhanh, chậm. Nghiên cứu khái niệm tần số
Hs đọc và làm thí nghiệm theo nhóm để hoàn thành câu C1, C2.
(nhớ góc lệch của hai con lắc phải bằng nhau.)
NX:  nhanh (chậm) ......
 . lớn (nhỏ).
Cho Hs đọc và làm theo thí nghiệm 1.
Hãy dựa vào thí nghiệm để hoàn thành câu C1, C2.
Hãy tính số dao động trong 1 giây
Gv thông báo.
Từ câu C2 hãy hoàn thành nhận xét.
HĐ2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ cao của âm với tần số 
Hs đọc và làm thí nghiệm 2 theo nhóm.
C3:  chậm thấp
  nhanh . cao.
C4:  chậm thấp
  nhanh . cao.
Yêu cầu Hs đọc và làm thí nghiệm 2.
Từ thí nghiệm hãy hoàn thành câu C3.
Tiếp tục với thí nghiệm 3 để hoàn thành câu C4.
Từ thí nghiệm trên hãy hoàn thành kết luận.
HĐ3:Củng cố, hướng dẫn về nhà 
-Hs làm theo yêu cầu của GV.
C5 :vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn. Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6: Khi vặn cho dây đàn căng thì âm phát ra cao, tần số dao động lớn và ngược lại.
C7: Trong trường hợp chạm vào hàng gần vành đĩa , vì nhiều lỗ hơn.
- Hs trả lời phần ghi nhớ.
-Hs làm việc ở nhà.
-Gv yêu cầu HS dùng kiến thức vừa thu được để trả lời các câu C5 ;C6; C7. 
Tần số là gì? Đơn vị?
Aâm trầm và âm bổng phụ thuộc vào tần số như thế nào?
-Về học phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết; làm BT trong SBT.
GHI BẢNG
I/ Dao động nhanh, chậm- Tần số.
 Thí nghiệm 1: ( SGK)
C1
Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Héc (Hz)
C2
Nhận xét: Dao dộng càng (nhanh) tần số dao động càng (lớn).
II/ Âm cao (âm bổng), âm trầm (âm thấp).
Thí nghiệm 2: ( SGK)
C3
Thí nghiệm 3: ( SGK)
C4
Kết luận:Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp).
III.Vận dụng:
C5,C6,C7
IV.Ghi nhớ: ( SGK)
V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12tiet 12VL7.doc