Giáo án Vật lý 7 bài 19, 20

Giáo án Vật lý 7 bài 19, 20

Tiết 21. Bài 19. DÒNG ĐIỆN-NGUỒN ĐIỆN

I.Mục tiêu:

1. HS mô tả được một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết dòng điện và nêu được kháI niệm dòng điện, tác dụng cung của các nguồn điện.

2. HS có kỹ năng mắc và kiểm tra một mạch điện kín.

II.Chuẩn bị:

*GV: 1 ăcquy, 6 đôi pin tiểu, bảng phụ có đề bàI 19.2.

*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn đã lắp sẵn vào đế, 1 bảng điện, 1 khoá điện, 5 đoạn dây nối, 1 bút thử điện.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 21. Bài 19. dòng điện-nguồn điện
I.Mục tiêu:
HS mô tả được một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết dòng điện và nêu được kháI niệm dòng điện, tác dụng cung của các nguồn điện.
HS có kỹ năng mắc và kiểm tra một mạch điện kín.
II.Chuẩn bị:
*GV: 1 ăcquy, 6 đôi pin tiểu, bảng phụ có đề bàI 19.2.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn đã lắp sẵn vào đế, 1 bảng điện, 1 khoá điện, 5 đoạn dây nối, 1 bút thử điện.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
*KTBC:
Nêu cấu tạo sơ lược của nguyên tử.
Có những loại điện tích nào? Sự tương tác giữa chúng?
* Đặt vấn đề: 
H: Những lợi ích khi sử dụng điện?
H: Theo em thế nào là "có điện", thế nào là "mất điện"?
HĐ2:Tìm hiểu dòng điện.	 
- HD HS quan sát hình 19.1 để nêu sự tương tự giữa 2 hình.
H: Nêu sự tương tự giữa hình 19.1a và hình 19.1b, giữa hình 19.1c và hình 19.1d?
H: Tại sao đèn sáng một lúc rồi tắt? Khi đèn tắt, muốn đèn lại sáng thì làm như thế nào?
- Gọi HS nêu nhận xét.
H: Dòng điện là gì? Dấu hiệu nhận biết dòng điện?
Biểu điểm:
+Câu 1: (6điểm)
+Câu 2: (4điểm)
I.Dòng điện.
C1:
Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình.
Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B.
C2: Khi đèn tắt, muốn đèn lại sáng thì cần cọ xát mảnh phim nhựa để nó nhiễm điện.
NX: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.
KL: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
*Dòng điện làm bóng đèn sáng, quạt điện hoạt động.
GV
HS
HĐ3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng trong gia đình.
H: Tìm hiểu thông tin trong SGK cho biết tác dụng của dòng điện?
- Nêu chú ý về 2 cực của nguồn điện.
H: Kể tên các nguồn điện trong hình 19.2 và xác định các cực của mỗi nguồn ?
- Chia lớp thành 6 nhóm 
- HD các nhóm mắc mạch điện theo hình 19.3.
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C4, C5.
- Treo bảng phụ có bài19.2 và gọi HS trả lời.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 19.3 (SBT)
II.Nguồn điện.
1.Nguồn điện.
- Nguồn điện có tác dụng duy trì dòng điện trong mạch điện kín.
- Nguồn điện có 2 cực: cực âm, cực dương.
C3: 
 Trong hình 19.2 có các nguồn điện: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin cúc áo, ăcquy.
2. Mạch điện có nguồn điện.
 Ä
 + -
II.Vận dụng.
C4: 
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua.
- Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
C5: Các dụng cụ trong gia đình sử dụng nguồn điện pin: đèn pin, máy tính bỏ túi, đồng hồ điện tử,
Bài 19.2 
 C
*Ghi nhớ: (SGK/54).
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 22. Bài 20. chất dẫn điện và chất cách điện.
 dòng điện trong kim loại
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được chất dẫn điện và chất cách điện, kể tên được một số vật dẫn điện và vật các điện thông thường.
HS nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
II.Chuẩn bị:
*GV: bảng phụ ghi câu hỏi C7, C8, C9.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn đã lắp sẵn vào đế, 1 bảng điện, 1 khoá điện, 5 đoạn dây nối, 1 dây nhựa, 1 dây sắt, 1 bóng đèn dây tóc, 1 đui điện, 1 phích cắm.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC:
Dòng điện là gì? Dấu hiệu nhận biết dòng điện?
Tác dụng của nguồn điện? Kể tên một số vật dụng sử dụng nguồn điện là pin?
* Đặt vấn đề: 
H: Dây dẫn điện thường được làm bằng chất gì?
H: Theo em những chất nào dẫn điện, những chất nào cách điện?
HĐ2: Tìm hiểu sự dẫn điện của các chất. 
- HD HS tìm hiểu thông tin ở SGK. 
H: Chất dẫn điện là gì? 
 Chất cách điện là gì?
- HD HS quan sát đui đèn, bóng đèn, phích cắm điện.
- Gọi HS trả lời C1.
HĐ3:Xác định vật dẫn điện,vật cách điện.
- HD HS làm TN theo hình 20.2
Biểu điểm:
+Câu 1: (5điểm)
+Câu 2: (5điểm)
I.Chất dẫn điện và chất cách điện.
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
C1: Trong đui đèn, bóng đèn, phích cắm điện:
Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, lõi dây, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm.
Các bộ phận cách điện là: trụ thuỷ tinh, vỏ nhựa, vỏ dây.
* Thí nghiệm theo hình 20.2.
GV
HS
H: Những vật nào dẫn điện? 
 vật nào cách điện?
H: Nêu ví dụ về các vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện?
H: Tại sao dây điện trần chỉ truyền điện sang các vật chạm vào nó?
HĐ4: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại.
H: Trong nguyên tử: hạt nào mang điện tích dương? Hạt nào mang điện tích âm?
H: Trong hình 20.4 hình nào biểu diễn các êlectrôn tự do? hình nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử? chúng mang điện tích gì? vì sao?
H: Các êlectrôn tự do bị cực nào hút? và cực nào đẩy? vì sao?
- Gọi HS hoàn thành kết luận
HĐ5: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C7, C8, C9.
Trong các chất ghi ở SGK:
Chất nào dẫn điện tốt nhất?
Chất nào cách điện tốt nhất?
Lõi dây điện thường làm bằng chất gì? vì sao? 
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 20.1 -> 20.4 (SBT)
C2: 
+Vật liệu dẫn điện: đồng, nhôm, sắt,
+Vật liệu cách điện: nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su, không khí,
C3: Dây điện trần chỉ truyền điện sang các vật chạm vào nó.
II.Dòng điện trong kim loại
1.êlectrôn tự do trong kim loại
C4: Trong nguyên tử:
 + Hạt nhân mang điện tích dương 
 + Các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
C5: Trong hình 20.4
+Vòng tròn có dấu (-) là các êlectrôn tự do
+Vòng tròn khuyết, có dấu (+) là phần còn lại của nguyên tử, chúng mang điện tích dương vì bị mất bớt êlectrôn.
2. Dòng điện trong kim loại
C6: Các êlectrôn tự do bị cực dương hút và cựcâm đẩyvì chúng mang điệntích âm
KL: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
III.Vận dụng
C7: B. Một đoạn ruột bút chì.
C8: C. Nhựa.
C9: C. Một đoạn dây nhựa.
 Trong các chất ghi ở SGK:
Chất dẫn điện tốt nhất là: bạc.
Chất cách điện tốt nhất là: sứ.
Lõi dây điện thường làm bằng đồng vì đồng dẫn điện tốt (xếp thứ 2, sau bạc) nhưng rẻ hơn bạc rất nhiều.
*Ghi nhớ: (SGK/57).

Tài liệu đính kèm:

  • docB19,20.doc