BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng
2. Kĩ năng: Làm thí ngiệm xác định chất dẫn điện, chất cách điện
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
Ngày soạn: / / TIẾT22 BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Kể tên một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng 2. Kĩ năng: Làm thí ngiệm xác định chất dẫn điện, chất cách điện 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại, quạt điện. .. - Tranh vẽ to các hình 20.1 và h 20.3 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: Một bóng đèn pin gắn trên đế Năm đoạn dây nối (hai dây: 1 đấu cắm, 1 đầu có kẹp ) Một đoạn dây đồng, thép, nhựa, ruột bút chì D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: + Ổn định lớp: + Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Dòng điện là gì? HS2: Trình bày hiểu biết của em về nguồn điện? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Dòng điện ở mạng điện gia đình nếu chạy trực tiếp qua cơ thể người sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng điện đều phải được chế táo9j đảm bảo am toàn cho người sử dụng. Chúng gồm những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện GV: Cho HS đọc mục I sgk HS: Đọc SGK GV: Nêu câu hỏi + Chất dẫn điện là gì? + Chất cách điện là gì? HS: Trả lời (SGK) GV: Treo H20.1 lên bảng yêu cầu HS quan sát và trả lời C1 (kết hợp với vật thật)? HS: Quan sát và trả lời GV: Kết hợp với thiết bị để chốt câu trả lời: + Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây + Các bộ phận cách điện là: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ dây, vỏ nhựa của phích cắm I. Chất dẫn điện và chất cách điện Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. HOẠT ĐỘNG 2: Xác định vật dẫn điện, vật cách điện GV: Phát dụng cụ TN Hướng dẫn các bước làm TN (SGK) HS: Hoạt động nhóm + Nhận dụng cụ + Tiến hành TN theo hướng dẫn + Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả TN GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN, quan sát và ghi lại hiện tượng HS: - 2 nhóm cử đại diện trình bày - 2 nhóm so sánh với kết quả và nhận xét GV: Hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất kết quả HS: Cá nhân trả lời C2, C3 GV: Hướng dẫn tìm câu trả lời đúng Thí nghiệm HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại GV: Các kim loại là các chất dẫn điện. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử GV: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm? HS: Electrôn mang điện tích âm, hạt nhân mang điện tích dương GV: Thông báo mục 1b SGK GV: Cho HS quan sát H20.3 HS: Quan sát hình 20.3 và trả lời C5 GV: Hướng dẫn thống nhất câu trả lời HS: Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu (-), phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn có dấu (+). Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu êlectrôn GV: Treo tranh hình 20.4 HS: Quan sát hình 20.3 và trả lời C6 GV: Hướng dẫn thống nhất câu trả lời HS: Êlectrôn tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút GV: Gọi 1 HS lên điền mũi tên vào hình vẽ HS khác nhận xét, bổ sung HS: Thực hiện theo hướng dẫn GV: Hoàn thành kết luận vào vở? HS: Hoàn thành kết luận II. Dòng điện trong kim loại 1) Êlectrôn tự do trong kim loại a) Kim loại là chất dẫn điện. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử b) Trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do được gọi là êlectrôn tự do 2) Dòng điện trong kim loại Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng HS: Trả lời C7 GV: Hướng dẫn HS thống nhất câu trả lời HS: Trả lời C8 GV: Hướng dẫn HS thống nhất câu trả lời HS: Trả lời C9 GV: Hướng dẫn HS thống nhất câu trả lời III. Vận dụng C7: B C8: C C9: C IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết V. Dặn dò : Học bài cũ, làm bài tập SBT Nghiên cứu bài mới: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
Tài liệu đính kèm: