BÀI 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH
CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. MỤC TIÊU:
- Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
- Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
II. CHUẨN BỊ:
- 1 gương phẳng.
- 1 cây bút chì
- 1 thước chia độ.
- Mỗi HS chép sẵn mẫu báo cáo ra giấy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sỉ số
3. Kiểm tra bài cũ: (gọi 2 HS)
- Nêu tính chất của ảnh tạo bởi GP. Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
- Làm bài tập : 5.1; 5.2 SBT.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết PPCT: Tuần: BÀI 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. MỤC TIÊU: - Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. - Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. II. CHUẨN BỊ: - 1 gương phẳng. - 1 cây bút chì - 1 thước chia độ. - Mỗi HS chép sẵn mẫu báo cáo ra giấy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số Kiểm tra bài cũ: (gọi 2 HS) - Nêu tính chất của ảnh tạo bởi GP. Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn. - Làm bài tập : 5.1; 5.2 SBT. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung báo cáo Hoạt động 2: Chia nhóm HS – Kiểm tra dụng cụ TN. - GV chia nhóm HS. - Kiểm tra dụng cụ và mẫu báo cáo của các HS - HS chia nhóm theo chỉ định của GV. - Lấy dụng cụ TN, mẫu báo cáo để lên bàn để GV kiểm tra. Hoạt động 3: Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Cho HS đọc câu C1. Yêu cầu HS bố trí TN. - Hướng dẫn HS làm C1. a) Làm TN với 2 trường hợp. b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.(dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng) - Cho HS ghi câu C1 vào bảng báo cáo. - HS đọc câu C1 và bố trí thí nghiệm. - HS làm C1. - HS làm câu C1 vào bảng báo cáo. 1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. C1: a) b) Vẽ hình: Hoạt động 4: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. * Yêu cầu HS đọc câu C2 để bố trí thí nghiệm và làm thí nghiệm H 6.2 SGK. - Hướng dẫn các nhóm HS cách đánh dấu vùng nhìn thấy của gương. - Cho HS làm câu C3. - Cho HS thảo luận nhóm làm câu C4.(Hướng dẫn HS vẽ hình theo tính chất của ảnh) + Tia phản xạ lọt vào mắt thì ta nhìn thấy ảnh không? + Tia phản xạ không lọt vào mắt thì ta có nhìn thấy ảnh không? - GV cho HS tự vẽ hình sau đó nhận xét. * Yêu cầu HS làm câu C2, C3 và C4 vào bảng báo cáo. - HS đọc câu C2 để bố trí thí nghiệm và làm thí nghiệm. - HS cách đánh dấu vùng nhìn thấy của gương. - HS làm câu C3. - HS thảo luận nhóm làm câu C4. -HS cử đại diện nhóm trả lời: + Nhìn thấy ảnh + Không nhìn thấy ảnh - HS vẽ hình. - HS làm C2, C3, C4 vào bản báo cáo. 2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. C2 và C3: Vùng nhìn thấy của gương giảm. C4: - Ta nhìn thấy ảnh M’ của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’ + Vẽ ảnh M’, đường M’O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt, ta nhìn thấy ảnh M’. + Vẽ N’ của N, đường N’O không cắt gương tia phản xạ không lọt vào mắt nên ta không nhìn thấy N’ của N. * Vẽ hình: Hoạt động 5: HS hoàn thành báo cáo. - Yêu cầu từng HS hoàn thành báo cáo. - HS hoàn thành báo cáo. Hoạt động 6: Thu báo cáo – GV nhận xét - Yêu cầu lớp trưởng thu các bảng báo cáo. - Yêu cầu HS thu dọn dùng cụ. * GV nhận xét thái độ, ý thức làm việc của từng nhóm học sinh. Nhắc nhở HS vi phạm - HS nộp bài báo cáo. - HS thu dọn dụng cụ. - Học sinh nghe nhận xét của giáo viên 5. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: