Giáo án Vật lý 7 cả năm (31)

Giáo án Vật lý 7 cả năm (31)

CHƯƠNGI: QUANG HỌC.

Tiết 1: Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-

 NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

 - Bằng TN HS khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và nhìn thấy được các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

2. Kỹ năng:

- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.

- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

 

doc 91 trang Người đăng vultt Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 cả năm (31)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNGI: QUANG HỌC.
Tiết 1: Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG-
 NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
 Ngày soạn: 15 / 8 / 2010
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
 - Bằng TN HS khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và nhìn thấy được các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Kỹ năng: 
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. 
3. Thái độ: 
- Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Chuẩn bị của GV và HS: 
+Mỗi nhóm học sinh: 
 - 1 Hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK.
- Pin, dây nối, công tắc. 
+ Giáo viên: Giáo án, SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1)Giới thiệu bài học:( 5 phút )
- Giới thiệu nội dung chương trình bộ môn vật lý 7, và các yêu cầu của bộ môn.
2) Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
Hoạt động1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 PHÚT )
GV: Đưa ra một số câu hỏi, gây cho HS một số bất ngờ, nhằm giới thiệu những vấn đề sẽ nghiên cứu trong chương
(?) Một người mắt không bị tật, bệnh , có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhín thấy một vật?
(?) Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì ? ảnh ta quan sát được trong gương phẳng có tính chất gì?
* Những hiện tương trên đều liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét trong chương này.
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi nêu ở đầu chương.
- HS chú ý theo dõi
-HS quan sát tranh vẽ trong SGK và suy nghĩ trả lời
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc các câu hỏi nêu ở đầu chương.
Hoạt động2: I. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG .( 8 PHÚT )
- Đưa đèn pin ra, bất đèn và chiếu về phía HS để HS nhận thấy có thể bật sáng hay tắt đi. Sau đó để đèn pin ngang trước mặt HS và nêu câu hỏi như SGk ở đầu bài.
- Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu  Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?  
- Yêu cầu HS tự đọc SGK ( mục quan sát và thí nghiệm) Sau đó thảo luận nhóm để tìm câu trả lời C1.
( Gợi ý cho HS tìm những nguyên nhân giống và khác nhau trong bốn trường hợp đó để tìm nguyên nhân khách quan nào làm cho mát ta nhận biết được ánh sáng)
( ?) Ta rút ra được kết luận gì ?( Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ trả lời).
HS chú ý theo dõi
- HS tự đọc SGK ( mục quan sát và thí nghiệm) Sau đó thảo luận nhóm, thảo luận chung để tìm câu trả lời C1.
C1: Trong trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt.
Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động3: II. NHÌN THẤY MỘT VẬT.( 7 PHÚT )
ĐVĐ : Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta, nhưng điều quan trọng đối với chúng ta là không phải thấy ánh sáng chung chung là nhìn thấy, nhận biết được các vật xung quanh ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật ? 
Yêu càu HS làm việc theo nhóm: Đọc mục II- Nhìn thấy một vật, làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi C2.
(?) Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta ?
HS chú ý theo dõi
- Làm việc theo nhóm: Đọc mục II. làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi C2. Thảo luận chung để rút ra kết luận.
C2: Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đề bật sáng. Đó là đền chiếu mảnh giấy rồi mảnh gấy lại hắt lại ánh sáng, cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy ta nhìn thấy mảnh gấy trắng vì có ánh sáng từ mảng giấy truyền vào mắt ta.
Hs suy nghĩ trả lời...
Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có (ánh sáng từ vật đó) truyền vào mát ta.
Hoạt động 4: NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG. ( 8 PHÚT )
- Hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng, cụ thể hơn là vật nào tự nó phát ra ánh sáng, vật nào phải nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó rồi hắt ánh sáng đó lại. 
- Thông báo từ mới: Nguồn sáng, vật sáng.
Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây bóng đèn phát sáng và mảng giấy trắng hắt ra ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG. ( 7 PHÚT )
- Hướng dẫn HS lần lượt thảo luận câu hỏi C4, và C5.
C4: Bạn Thanh đúng. Vì tuy có đèn bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sáng truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy.
C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các hạt nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
3) Củng cố: ( 3 phút )
GV hệ thống nội dung bài học.
Yêu cầu HS rút ra kiến thức học.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và khắc sâu nội dung bài học.
IV.Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút )
 - Trả lời lại câu hỏi c1 c2 c3.
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập 1.1 đến 1.5 trong SBT
 - Đọc trước và chuẩn bị mục I bài 2 SGK “Đo độ dài”
 Tiết 2: 
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
 Ngày soạn:.......................
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: 
- H/S biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. 
3. Thái độ:
 - Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Chuẩn bị của GV và HS: 
+Mỗi nhóm học sinh: 
- 1 đèn pin.
- 1 ống trụ thẳng = 3mm, 1 ống trụ cong không trong suốt.
- 3 màn chắn có đục lỗ.
- 3 cái đinh gim hoặc kim khâu.
III. Tiến trình dạy học:
1)Kiểm tra:( 5 phút )
- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? khi nào thì ta nhìn thấy một vật?
- Như thế nào là nguồn sáng? vật sáng?
2) Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
Hoạt động1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 PHÚT )
GV: Nêu vấn đề, cho HS trao đổi về thắc mắc của Hải nêu ra ở đầu bài.
-HS thảo luận về thắc mắc của Hải nêu ra ở đầu bài.
Hoạt động2: NGHIÊN CỨU ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG. (10 PHÚT )
(Trong hoạt động này thực hiện hai mức độ cho hai đối tượng HS : HS lớp trung bình và HS lớp khá).
*Mức độ 1( đối với HS trung bình) : 
- Giới thiệu Thí nghiệm theo hình 2.1 của SGK và tổ chức cho HS tiến hành Thí nghiệm.
( ?) Dùng ống cong hay thẳng thì thấy được dây tóc bóng đèn ?
( ?) Vì sao dùng ống cong lại không nhìn thấy ánh sáng từ dây tóc bóng đèn ?
*Mức độ 2( đối với HS khá) : 
- Yêu cầu Hs dự đoán xem ánh sáng truyền theo đường nào ? Đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc ?
( ?) Hãy nghĩ ra một thí nghiệm để kiểm tra dự đoán ?
- Tổ chức cho mỗi nhóm HS làm thí nghiệm theo phương án trên.
- Yêu cầu Hs điền vào chỗ trống để hoàn thành câu kết luận. 
HS chú ý theo dõi và tiến hành thí nghiệm.
( Dùng ống thẳng thấy được dây tóc bóng đèn).
( Vì ánh sáng bị thành ống chặn lại)
- HS dựa vào kinh nghiệm của mình có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau. Thí dụ như:
+Phương án 1: Dùng màn chắn có đục lỗ như thí nghiệm hình 2.2.
+ Phương án 2: Dùng ống cong như hình 2.1.
+...
Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Hoạt động3: KHÁI QUÁT HOÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ( 5 PHÚT )
- Thông báo : Không khí là môi trường trong suốt , đồng tính. nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi trường trong suốt đồng tính khác như nước, thuỷ tinh, dầu hoả...cũng thu được một kết quả, cho nên có thể xem kết luận trên là một định luật gọi là định luật truyền thẳng của ánh sáng. 
- HS chú ý theo dõi...
*Định luật: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Hoạt động 4: TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG. ( 10 PHÚT )
- Thông báo từ ngữ mới : tia sáng và chùm sáng. 
- Làm thí nghiệm hình 2.5 cho HS quan sát, nhận biết ba dạng chùm tia sáng: song song, hội tụ, phân kỳ.
- Hướng dẫn HS trả lời câu C3. 
HS chú ý theo dõi...
- Thảo luận trả lời câu C3: 
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng (không giao nhau ) trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hôi tụ gồm các tia sáng ( giao nhau ) trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng (loe rộng ra ) trên đường truyền của chúng.
Hoạt động 5: VẬN DỤNG. ( 5 PHÚT )
- Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C4, C5. 
- Thảo luận trả lời câu C4, C5: 
C5: Đầu tiên cắm hai cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai. Sau đó di chuyển cái kim thứ ba đến vị trí bị kim thứ nhất che khuất. Ánh sáng truyền theo đường thẳng cho nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai với kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất.
3) Củng cố: ( 3 phút )
GV hệ thống nội dung bài học.
?: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ?
?: Biểu diễn đường truyền của ánh sáng?
?: Khi ngắm phân đội em xếp hàng cho thẳng, em phải làm như thế nào? giải thích?
( Phải có 2 yếu tố: + Ánh sáng truyền thẳng.
 +As từ vật đến mắt- mắt mới nhìn thấy vật sáng.)
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ để khắc sâu.
 IV. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2 phút )
- Học thuộc định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Biểu diễn tia sáng như thế nào?
- Làm bài tập 3.1 đến 3.4 trong SBT.
- Đọc trước và chuẩn bị bài 3 SGK “ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng”.
 Tiết 3:
 Bài 2: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG
 CỦA ÁNH SÁNG 
 Ngày soạn: .......................
I. Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức:
- H/S nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực. 
2.Kỹ năng:
- Giải thích được vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ? 
- Hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Chuẩn bị của GV và HS: 
+Mỗi nhóm HS và GV: 
- 1 đèn pin.
- 1 bóng đèn điện lớn 220 - 40w.
- 1 màn chắn sáng.
- 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn. 
III. Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra:( 5 phút )
- Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ?
- Làm bài tập 3.3 SBT.
1)Giới thiệu bài học:( 5 phút )
Định luật :" truyền thẳng của ánh sáng " có ứng dụng gì trong thực tế ? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề này.
Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 
Hoạt động1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP ( 5 PHÚT )
GV: Giới thiệu như phần mở bài của SGK.
 - HS chú ý theo dõi
Hoạt động2: I. BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI.( 8 PHÚT )
Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 1(hình 3.1)
C1 : Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối . Giải thích tại sao các vùng đó lại tối hoặc sáng ?
( ?) : Hãy hoàn thành câu nhận xét ?
- Yêu cầu HS đọc TN2 trong SGK sau đó thực hiện.
- Yêu  ...  kế đo CĐDĐ mạch rẽ I2 và CĐDĐ mạch chính I.
- Từ kết quả bảng 2, hoàn thành nhận xét b cuối bảng 2.
- HD thảo luận kết quả và nhận xét, có thể kết quả I I1+ I2 không lớn có thể chấp nhận được và thông báo cho HS nếu sử dụng ampe kế tốt có độ chính xác cao hơn II1+ I2.
3- Đo CĐDĐ đối với đoạn mạch song song:
- HS nêu được: Muốn đo cường độ dòng điện I 1 ta phải mắc ampe kế nối tiếp với đèn 1.
- Chú ý quan sát cách mắc ampe kế vào mạch điện để thực hiện đúng.
- Mắc ampe kế đo I1, I2 và I ghi kết quả vào bảng 2.
- Thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét.
- Đại diện nhóm đọc kết quả bảng 2 và nhận xét của nhóm mình, nhóm khác nhận xét và bổ xung.
Nhận xét: Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mặch rẽ.
- HS chữa vào vở nếu sai.
Hoạt động 5: CỦNG CỐ (8 phút)
- Yêu cầu HS làm bài tập 28.1 tr29 SBT, yêu cầu HS chỉ ra 2 điểm chung nếu 2 đèn mắc song song.
- HD thảo luận kết quả, yêu cầu HS sửa chữa nếu sai.
- Gọi 1, 2 HS trả lời câu hỏi: Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song, HĐT và CĐDĐ có đặc điểm gì?
- Muốn đo HĐT giữa 2 đầu bóng đèn trong mạch điện, ta phải chọn và mắc vôn kế vào mạch điện như thế nào?
- Cá nhân HS hoàn thành bài tập
- 1, 2 HS chữa bài, HS khác nhận xét.
Bài tập 28.1: a, b, d.
- Yêu cầu HS nêu được 2 nhận xét đã hoàn thành qua phần thực hành trong bài.
- HS nêu được cách dùng vôn kế đo HĐT giữa 2 đầu bóng đèn trong mạch theo các ý:
+ Cách chọn vôn kế.
+ Cách mắc vôn kế
D- Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập 28.2 đến 28.5 SBT tr29.
Tiết 33: Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN 
Ngày soạn: 27/4/2008
A- Mục tiêu: 
1. Kiến thức: * Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
* Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
* Biết và thực hiện đúng một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2. Thái độ: * Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.
B- Chuẩn bị của GV và HS: 
Cả lớp: 
* Một cố loại cầu chì có số ghi ampe (A), trong đó có loại 1 A
* 1 ắcquy 6V hay 12V (nếu không có ắc quy có thể dùng máy chỉnh lưu hạ thế ).
* 1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp 
* 1 công tắc 
* 5 đoạn day nối có vỏ bọc cách điện .
* 1 bút thử điện
* Chuẩn bị sẵn ra bảng phụ và phô tô bài tập cho từng nhóm có nội dung sau : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện :
1- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới .
2- Phải sử dụng các dây dẫn có ..
3- Không được tự mình chạm vào vànếu chưa biết rõ cách sử dụng .
4- Khi có người bị điện giật thì . được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách .công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Các nhóm : 
* 2 pin (1,5V)
* 1 mô hình “người điện”
* 1 công tắc 
* 1 bóng đèn pin
* 1 ampe kế 
* 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A
* 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện 
C- Tổ chức hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ – TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (5 phút)
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ để trả lời câu hỏi: Nêu các tác dụng của đòng điện. Dòng điện qua cơ thể người là có hại hay có lợi ? Nếu dòng điện qua mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?
- Tổ chức tình huống học tập: Có điện thật là có ích, thuận tiện nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn điện trong tiết học hôm nay.
- HS nêu lại 5 tác dụng của dòng điện đi qua cơ thể người có trường hợp cs lợi như ng có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC TÁC DỤNG VÀ GIỚI HẠN NGUY HIỂM
CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI (12 phút)
- GV cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ỗ lấy điện để HS quan sát khi nào thì đèn của bút thử điện sáng:
+ GV cầm bút thử điện theo hai cách: cách 1 chỉ cầm tay vào vỏ nhựa của bút thử điện, cách hai tay cầm tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện và thử vào cả hai lỗ của ổ lấy điện.
+GV thông báo lỗ mắc với dâu nóng của ổ lấy điện.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
- Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào lỗ lấy điện có được không ? vì sao ? 
- GV có thể bổ sung hoặc sửa những ý sai sót của HS để rút ra nhận sét: như vậy khi sử dụng thiết bị kiểm tra cũng cần pgải sử dụng đúng kỹ thuật.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Lắp mạch điện hình 29.1 và thực hiện kiểm tra theo hướng dẵn SGK (TR82) Để hoàn thành nhận xét.
- GV hướng dẵn HS thảo luận nhận xét đúng.
Chuyển ý: Khi dòng điện đi qua cơ thể không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn nguy hiểm đối với đòn điện qua cơ thể người là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 2 trong SGK (TR. 82)
- GV ghi bài tập BT29.2(tr30- SBT) lên bảng, yêu cầu một HS lên bảng làm.
- GV bổ sung thêm: dòng điện có cường độ 70mA trở lên, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên, làm tim ngừng đập.
Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện (hay đoản mạch). Ta sẽ tìm hiểu về hịên tượng này.
I- Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm: 
- HS cả lớp quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS nêu được: bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện và tay cầm phải tuếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện.
- Không được vì thanh kim loại và người là vật dẵn điện.Nếu cầm như vậy dòng điện sẽ qua cơ thể và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện hình 28.1 và kiểm tra theo hướng dẵn SGK để hoàn thành nhận xét.
- Đại diện nhóm nêu nhận xét rút ra được từ việc làm TN của nhóm mình.
Nhận xét : Dòng điện có thể đi qua (chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
- Cá nhân HS đọc thồng thông báo và trả lời BT29.2 vào vở.
Nhận xét bài của bạn, chữa bài nếu sai.
Hoạt động 3 : TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH
VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ (15 phút)
- GV mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẵn SGK.Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu hỏi C1. 
- Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch.
Chuyển ý: Để bảo vệ các thiết bị điện, người ta sử dụng cầu chì. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu và cấu tạo và tác dụng của cầu chì.
- Yêu cầu HS nhớ lại những hiểu biết về cầu chì đã học ở lớp 5 và bài 22.
- GV làm thí nghiệm đoản mạch như sơ đồ hình 29.3. HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch.
- HS thường cho rằng khi đó đèn cháy .
Vì vậy GV mắc lại mạch điện cho HS thấy đèn vẫn sáng.
- GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi dây tiếp xúc nhau (chập điện ).
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hiònh 29.4 và cầu chì Thật,nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì ? GV có thể lấy 1 ví dụ cụ thể . 
Yêu cầu HS giải thích .
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5.
II- Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:
- HS quan sát GV làm TN, ghi lại số chỉ của ampe kế lớn hơn nhiều lúc bình thường.
- Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi C1 :
Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.
- Thảo luận theo nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch. Yêu cầu nêu được những tác hại sau:
+ Gây cháy vỏ bọc dây và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoả hoạn.
+ Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong cách mạch điện của các dụng cụ dùng điện  hỏng các thiết bị điện.
- HS quan sát thí nghiệm thấy được hiện tượng xảy ra: khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) bóng đèn được bảo vệ.
- HS thấy sự cần thiết khi sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình.
- HS hiểu được ý nghĩa con số ghi tên cầu chì là dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt .
Ví dụ : Cầu chì ghi 1 A có nghĩa là cầu chì này sẽ bị đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1 A.
- HS căn cứ vào bảng cường độ dòng điện ở bài 24 để thấy cường độ dòng điện qua bóng đèn dây tóc vào khoảng từ 0,1A tới 1A, vì vậy nên chọn cầu chì có số ghi 1,2A.
Hoạt động 4 : TÌM HIỂU CÁC QUY TẮC AN TOÀN (bước đầu)
 KHI SỬ DỤNG ĐIỆN (5 phút)
- HS đọc phần III và hoàn thành bài tập điền ô trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- HS thảo luận theo nhóm thành bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
- GV yêu cầu giải thích một số điểm trong quy tắc an toàn đó .
III- Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: 
- Hoạt động cá nhân đọc phần III, thảo luận nhóm, hoàn thành các quy tắc an toàn như sau:
1- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế đưới 40V
2- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện .
3- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
4- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cầp cứu .
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ – VẬN DỤNG – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (8 phút)
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi C6.
- GV chia nhóm 2 HS (1 bàn) thảo luận câu hỏi với hình thức : Mỗi tổ thảo luận 1 trường hợp (VD: tổ 1 thảo luận trường hợp a, tổ 2 trường hợp b ..). Viết ra giấy A2 phần không an toàn và biện pháp khắc phục. Nhóm nào song trước lên dán vào dưới trường hợp cần thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- Hướng dẫn thảo luận phần câu trả lời :
- 1 HS đại diện của nhóm đọc to phần trả lời của nhóm mình. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung .
+ GV đánh giá cho điểm những nhóm làm nhanh và đúng.
- HS thảo luận theo nhóm trường hợp được phân công.
- Tham gia nhận xét ý kiến của các nhóm khác trên lớp.
Câu C6: 
a- Không an toàn : Lõi dây điện có chổ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật hoạc có thể gây đoản mạch.
Khắc phục : Ngắt điện, dùng băng đính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoạc thay đoạn dây mới.
b- Không an toàn : Nắp cầu chì ghi 2A lại nối dây chì 10A nếu có sự cố, dòng điện trong mạch lớn hơn 2A, nhỏ hơn 10A dây chì chưa đứt không bảo vệ được dụng cụ điện.
Khắc phục : dùng dây chì ghi 2A để thay vào nắp cầu chì .
c- Không an toàn: Người phụ nữ đang thay sửa bóng đèn, em nhỏ lại đóng (hoặc ngắt) công tắc điện . Nếu đóng công tắc điện có thể làm điện giật người phụ nữ.
- Chân chị chị này tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà không an toàn .
Khắc phục : phải thông báo không được đóng công tắc điện khi đang sửa chữa điện.
- Khi sửa chữa điện , cần đứng trên một vật (dép cao su, ghế nhựa , gỗ,) . để cách điện với đất.
D- Hướng dẵn về nhà: 
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm bài tập 29.1 dến 29.4(tr30-SBT)
- Ôn tập chương 3 : điện học , trả lời phần tự kiểm tra (tr,85- SGK)
Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KỲ 2( Đề của Sở GD)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Vat Li 7.doc