Tiết 1: CHƯƠNG I- QUANG HỌC
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
2. Kỹ năng: Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng .
3. Thái độ: Gây được lòng tin của học sinh với các hiện tượng về ánh sáng trong thực tế .
Giáo án Lý 7 Ngày soạn 25/8/09 G: 29/8/09 Tiết 1: Chương I- Quang học Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. 2. Kỹ năng: Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . 3. Thái độ: Gây được lòng tin của học sinh với các hiện tượng về ánh sáng trong thực tế . II. Chuẩn bị : Đối với mỗi nhóm học sinh - Một hộp kín trong có dán sẵn một mảnh giấy trắng , bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK - Pin , dây nối, công tắc. III. Tổ chức hoạt động dạy học : Kiểm tra bài cũ : (2’) GV : Kiểm tra vở, đồ dùng học tập của HS * Đặt vấn đề : - Yêu cầu học sinh thu thập phần thông tin của chương - Giáo viên yêu cầu 2 hoặc 3 HS nhắc lại - Giáo viên nêu lại trọng tâm của chương . - Trong gương là chữ MIT thì trong tờ giấy là chữ gì ? - Yêu cầu học sinh đọc tình huống của bài Để biết bạn nào sai ta hãy tìm xem khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Bài mới : HĐ của Thầy và trò ----------------------------------------------- * HĐ1. Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng (10’) Quan sát và thí nghiệm - Yêu cầu học sinh trả lời trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng - Học sinh nghiên cứu 2 trường hợp để trả lời C1 . HS: ? Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận : HS: *HĐ3: (10’) Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy vật GV: ở trên ta đã biết: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta . Vậy nhìn thấy vật có cần có cần ánh sáng từ vật đến mắt không? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu? - Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm theo lệnh C2 . - Yêu cầu học sinh lắp thí nghiệm như SGK Hướng dẫn để học sinh đặt mắt gần ống - Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín . Nhớ lại : ánh sáng không đến mắt -> có nhìn thấy ánh sánh không? HS: hoạt động nhóm (t) = 4’ rồi đưa ra KL: *HĐ4: (5’) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng - Làm thí nghiệm1.3: có nhìn thấy bóng đèn sáng không? - Thí nghiệm 1.2a và 1.3: ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng . Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau? HS: Đều có ánh sáng . Khác nhau dây tóc đèn tự phát ra ánh sáng , còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng - GV thông báo: Vậy dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng đều phát ra ánh sáng và gọi là vật sáng. - Yêu cầu HS nghiên cứu và điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận. HS: *HĐ4.(10’) Vận dụng Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu C4 , C5 Ghi bảng ----------------------------------------------- I. Nhận biết ánh sáng: (10’) C1.trường hợp 2,3 có điều kiện như nhau có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt KL: (ánh sáng ) II.Nhìn thấy một vật(13’) * Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ( ánh sáng từ vật ) truyền vào mắt ta . III.Nguồn sáng và vật sáng : (7’) Kết luận: (Phát ra ) ( Hắt ) IV. Vận dụng : (7’) C4. Thanh đúng . Vì á không truyền vào mắt ta . C5 . Các hạt nhỏ li ti xếp liền nhau trở thành các vật sáng 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’) ? +Ta nhận biết được ánh sáng khi... +Ta nhìn thấy một vật khi... +Nguồn sáng là vật tự nó... +Vật sáng gồm... HS: ( Có ánh sáng truyền vào mắt ta ) . ( Có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta ). (Phát ra ánh sáng ) . ( Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó ). Về nhà: Làm BT trong SBT , học phần ghi nhớ. , đọc trước bài mới . ------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 10/9/2009 G: 12/9/09 Tiết 2: Sự truyền ánh sáng I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Biết làm thí nghiệm để xác định đường truyền của ánh sáng . - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vàoxác định đường thẳng trong thực tế . 2. Kỹ năng: - Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng . - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm . - Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng . 3. Thái độ: Hào hứng trong việc tìm hiểu kiến thức. II. Chuẩn bị của GV và HS: Mỗi nhóm - 1 ống nhựa cong , một ống nhựa thẳng ĐK:3mm, dài 200mm - 1 Nguồn sáng dùng pin . - 3 Màn chắn có đục lỗ như nhau. - 3 Đinh ghim mạ mũ nhựa to III. Tổ chức hoạt đọng dạy học : 1. Kiểm tra : (5’) : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy vật ? Chỉ ra nguồn sáng tự nhiên nguồn sáng nhân tạo ? HS: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta . Khi nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Nguồn sáng tự nhiên : mặt trời, đom đóm . Nguồn sáng nhân tạo : ngọn lửa bếp ga, bóng đèn điện sáng * Tổ chức tình huống học tập: Cho HS đọc phần mở bài trong SGK->Em có suy nghĩ gì về cách thắc mắc của Hải ? -GV ghi lại ý kiến của HS trên bảng để sau khi học bài học sinh so sánh kiến thức với dự kiến . 2. Bài mới: . Hoạt động của Thầy và Trò -------------------------------------------------------- *HĐ1.(15’) Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng ? Hãy dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay đường gấp khúc? HS.- Một học sinh lên bảng trả lời , các HS dưới lớp chú ý lắng nghe phần trình bày của bạn , nêu nhận xét - Nêu phương án kiểm tra ? HS: - Bố trí thí nghiệm : hoạt động nhóm(t) = 3’ lần lượt mỗi học sinh quan sát dây tóc đèn pin qua ống thẳng, ống cong, trả lời ? ánh sáng chỉ truyền theo đường nào GV thông báo : Môi trường không khí , nước , tấm kính trong , là môi trường trong suốt, mọi vị trí trong môi trường trong suốt có tính chất như nhau -> đồng tính ->Rút ra dịnh luật truyền thẳng ánh sáng -> HS nghiên cứu định luật truyền thẳng trong SGKvà phát biểu *HĐ2(10’) Nghiên cứu thế nào là tia sáng , chùm sáng ? Quy ước tia sáng như thế nào ? ? Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào ? Thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng GV: yêu cầu hs quan sát H2.5 chỉ ra đâu là chùm song song , hội tụ , phân kỳ ? HS: - Thay tấm chắn 1 khe bằng tấm chắn 2 khe song song - Vặn pha đèn -> Tạo ra hai tia song song , hai tia hội tụ, 2 tia phân kỳ HĐ3(10’ - Yêu cầu học sinh giải đáp câu C4 - ? Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? ? Hãy biểu diễn đường truyền của ánh sáng ? Ghi bảng ----------------------------------------------- Đường truyền của ánh sáng: C1 . ống thẳng : Nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng -> A S từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt. ống cong: Khôn nhìn thấy dây tóc bóng đèn -> A S từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong. * Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi truyền trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. II.Tia sáng và chùm sáng: vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm S -> M S----------->-----------M Mũi tên chỉ hướng -> Tia sáng SM C3. * Ba loại chùm sáng: - Chùm sáng song song : Ha. Các tia sáng không giao nhau. ---------->-------------- ----------->-------------- - Chùm sáng hội tụ: Hb. Các tia sáng hội tụ tại 1 điểm . - Chùm sáng phân kỳ: Hc. Các tia sáng loe rộng ra. III. Vận dụng: C4. ánh sáng truyền theo đường thẳng . C5. - Quan sát màn chắn , có vệt sáng hẹp thẳng -> hình ảnh đường truyền của tia sáng . - HS trả lời : Vẽ chùm sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng . - Vặn pha đèn trên màn chắn xuất hiện 2 tia song song , 2 tia họi tụ , hai tia phân kỳ . 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’) ? Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? HS: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. ? Hãy biểu diễn đường truyền của ánh sáng ? ? Khi ngắm phân đôị em xếp hàng , như thế nào là đã thẳng hàng ? Em phải làm như thế nào ? Hãy giải thích ? HS: Dựa vào sự truyền thẳng của ánh sáng và ánh sáng từ vật đến mắt thì mắt mới nhìn thấy vật sáng. Bài tập về nhà 2.1 -> 2.4 SBT Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết3: ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được bóng tối,bóng nửa tối và giải thích. Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực 2.Kỹ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế và hiểu được 1 số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. 3. Thái độ: Có ý thức học tập II.Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS:1 đèn pin,1 cây nến,1 vật cản=bìa dày,1 màn chắn,1 hình vẽ nhật thực,nguyệt thực. III.Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra :(5’) ? Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.Có mấy loại chùm sáng , đặc điểm của các loại chùm sáng này? HS: * Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. * Có ba loại chùm sáng đó là: Chùm sáng song song là chùm mà các tia sáng không giao nhau. Chùm sáng hội tụ là chùm mà các tia sáng hội tụ tại một điểm. Chùm sáng phân kỳ là chùm mà các tia sáng loe rộng ra. * ĐVĐ: Nêu lên hiện tượng như phần mở bài SGK. 2. Bài mới: GV: Tổ chức cho HS làm TN, quan sát và hình thành khái niệm bóng tối theo H3.1/SGK =>HS hoạt động nhóm (t) = 3’ -Yêu cầu HS quan sát TN và trả lời câu C1. -Giúp đỡ HS, uốn nắn HS trong việc quan sát và giải thích câu hỏi C1. ? Chọn từ thích hợp điền vào phần nhận xét HS: ?Thế nào là bóng tối. *HĐ3: Quan sát và hình thành KN bóng nửa tối. -Yêu cầu HS làm TN như hình 3.2 ?Hiện tượng có gì khác hiện tượng ở TN1 ? ?Nguyên nhân có hiện tượng đó -Yêu cầu HS trả lời C2 ? Từ Tn rút ra nhận xét gì ? *HĐ4 : GV: cho HS đọc thông báo ở mục 2. ?Hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt trăng,mặt trời và trái đất? ?Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực? -Yêu cầu HS trả lời C3 -Gợi ý :Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng che khuất không nhận được ánh sáng mặt trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời tối lại. ?Vị trí nào đứng trong trái đất thấy bóng mờ : (yêu cầu HS chỉ trên hình vẽ 3.3) ?Khi nào có nguyệt thực. -Giáo viên thông báo về mặt trăng xung quanh trái đất. -Yêu cầu HS trả lời câu C4. Nêu thêm câu hỏi mở rộng :Khi mặt trăng ở vị trí 2,tuy đứng ở vị trí A ta nhìn thấy trăng sáng nhưng chỉ thấy 1 phần của mặt trăng ? Vì sao ? HS trả lời: ở các vị trí đó mặt trăng vẫn được chiếu như ở các vị trí khác nhưng vì ta đứng nghiêng nên không nhìn thấy toàn bộ phần được chiếu sáng mà chỉ nhìn thấy 1 phần. *HĐ6 : -Yêu cầu HS làm lại TN như hình 3.2 để trả lời câu hỏi vận dụng C5 Từng cá nhân trả lời câu6 : I. Bóng tối , bóng nửa tối: (15’) * TN1: C1.Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn ... ng, dây nhôm lại gần cuộn dây thì có hiện tượng gì xảy ra - Nếu đổi đầu của cuộn dây thì hiện tượng gì xảy ra. - GV thông báo cuộn dây có lõi sắt có dòng điện chạy qua là một nam châm điện. YC HS hoàn thành kết luận tr.63 * Hoạt động3: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện (8 phút) - GV mắc chuông điện và cho nó hoạt động. - GV treo tranh hình 23.2 dựa vào tranh hãy chỉ ra những bộ phận cơ bản của chuông điện - YC HS trả lời câu C2, C3, C4 - GV thông báo nam châm điện HĐ dựa vào tác dụng từ của dòng điện, đầu gõ chuông điện chuyển động làm chuông kêu liên tiếp đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện và kể một số ứng dụng trong thực tế của tác dụng này * Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện (10 phút) - GV giới thiệu các dụng cụ TN và tiến hành thí nghiệm như hình 23.3. Cho hs quan sát ban đầu của hai sỏi than khi chưa đóng điện. Đóng mạch điện cho đèn sáng ? Than chì, dung dịch CuSO4 là chất điện hay cách điện ? vì sao em biết HS: là chất dẫn điện vì bóng đèn sáng - Sau vài phút ngắt công tắc, nhấc sỏi than nối với cực âm của nguồn YC HS nhận xét. GV thông báo lớp màu đỏ nhạt là kim loại đồng . Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ? HS: chứng tỏ dòng điện có T/D hoá học - YC HS hoàn thành kết luận trang 64 SGK * Hoạt động 5: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện (3 phút) - GV nêu câu hỏi : Nếu sơ ý có thể bị điện giật chết người.Điện giật là gì ? HS: Dòng điện đi qua cơ thể người - GV nêu câu hỏi : Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? Cho ví dụ chứng tỏ điều đó - Nếu dòng điện của mạch điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì ? - GV lưu ý hs: Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng * Hoạt động6: Củng cố vận dụng - Hướng dẫn về nhà (5 phút) - Gọi 1,2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài - Vận dụng trả lời các câu hỏi C7,C8 HS: Các tác dụng của dòng điện là: T/D nhiệt , T/D phát sáng , T/D từ, T/D hoá học, T/D sinh lý 1. Tác dụng từ : (13’) - Nam châm hút thép , sắt , mỗi nam châm có 2 cực. C1: a .công tắc đóng cuộn dây hút đinh sắt b. công tắc ngắt cuộn dây không hút đinh sắt nữa - Qua TN đó học sinh thấy được: + Khi có dòng điện chạy quacuộng dây có lõi sắt , cuộn dây có tác dụng giống như một nam châm . - Nam châm này cũng có 2 cực *. Tìm hiểu chuông điện: C2. Khi đóng công tắc dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành NC điện . Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông , chuông kêu C3. Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm C4. Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm , mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có từ tính . Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng 2. Tác dụng hoá học (10’) C5. Dung dịch muối đồng sun phát là chất dẫn điện vì đèn sáng C6. Sau TN thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt *. KL : Sau khi có dòng điện chạy qua thỏi than nối với cực âm của nguồn diện biến đổi thành màu đỏ nhạt. 3. Tác dụng sinh lí: (7’) *. Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người . Phải hết sức thận trọng khi dùng Vận dụng : (4’) C7. Chọn C C8. Chọn D 3. Củng cố , hướng dẫn về nhà :(4’) ? Dòng điện có thể gây ra những tác dụng nào ? HS: t/ d nhiệt , phát sáng , từ , hoá học , sinh lí *. Về làm BT trong SBT và đọc trước bài mới Ngày soạn:2/3/09 Ngày giảng: 4/3/09 Tiết 26 Ôn tập I. Mục tiêu: - Tự kiểm tra và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học từ tiết 19 đến 25: về sự nhiễm điện do cọ sát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại, sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện. - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề ( trả lời câu hỏi, giải thích các hiện tượng có liên quan) - HS có thái độ hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ phóng to bài tập vận dụng 2,4,5 trang 86 SGK. III. Tổ chức hoạt động dạy học: *HĐ1: Kiểm tra – Củng cố kiến thức cơ bản ( 10’): - Yêu cầu HS giở SGK trang 85 . - GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS, hỏi HS xem câu hỏi nào của phần tự kiểm tra phải chữa? GV sẽ tập trung vào phần câu hỏi đó để giải đáp cho HS. 12> HS chưa học tới. *HĐ2: Vận dụng – Tổng hợp kiến thức ( 15’) - Yêu cầu cá nhân học sinh chuẩn bị trả lời từ câu 1 đến câu 5 trong 10’ - Hướng dẫn HS thảo luận Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 1. GV ghi tóm tắt lên bảng có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát. - Gọi 4 HS lên bảng điền dấu cho câu 2 ( có thể gọi HS yếu). ? Yêu cầu HS giải thích lí do em điền dấu đó? - GV ghi tóm tắt : có 2 loại điện tích, điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại hút nhau. - Gọi 1 HS lên bảng chữa câu 3 GV ghi tóm tắt: Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm ( e), vật nhiễm điện dương nếu mất (e). - GV kiểm tra phần trả lời câu hỏi trong vở của 1 số HS, đặc biệt những em HS yếu. - Tương tự với các câu hỏi 4,5, GV ghi tóm tắt được thêm về chiều dòng điện, chất dẫn điện, chất cách điện. *HĐ3: Chữa BT – Hướng dẫn về nhà ( 10’) - GV yêu cầu HS nêu những vấn đề hay bài tập cần chữa trong C3. - GV hướng dẫn HS chữa 1 số bài tập mà HS hay hiểu sai như 20.3 ( trang 21 - SBT) ; 21.3 ( trang 22); 26.3 ( trang 27 SBT) - Khi làm 20.3 1 số em cho rằng ôtô cọ xát -> nóng lên có thể cháy. HS: tự trả lời từ câu 1-> câu 5-SGK - Câu 1: Chọn D Câu 2: a. điền (-); b. điền (-) c. điền (+); d. điền (+) Câu 3: Mảnh ni lông: nhiễm điện âm; nó nhận thêm ( e) - Miếng len mất (e) nó nhiễm điện dương. câu 4 là c; câu 5: chọn c. 20.3 : ôtô chạy, cọ xát mạnh với không khí làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện những phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. dây xích là vật dẫn điện truyền điện tích từ ôtô xuống đất để tránh gây ra cháy nổ xăng. Bài 21.3: HS có thể hình dung dây thứ 2 nối nguồn điện với đèn chính là khung xe đạp. GV thông báo thêm: đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên -> ký hiệu khác ký hiệu nguồn đã biết. a, Dây thứ 2 chính là khung xe b, `hfffff đạp nối các cực thứ 2 của đinamô Với đầu thứ 2 của đèn. Khung xe dây nối đinamô 3 . Củng cố,dẫn về nhà :(4’) - Tóm tắt những kiến thức cơ bản cần nhớ trong chương. - Dặn dò HS học bài ở nhà chuẩn bị kiểm tra. ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn :9/3/09 Ngày giảng :11/3/09 Tiêt 27 : Kiểm tra I. Mục tiêu : Nắm được việc nắm kiến thức của HS trong phần điện học để có phương phấp dạy học phù hợp. - Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện, ý thức sử dụng đồ điện : Tính cẩn thận trung thực. II. Đề bài ( đề có in) III. Đáp án: Mỗi câu đúng 0,5 đ Câu 1 2 3 4 Đáp án C C D A 1 đ Đáp án 1- e ; 2-d ; 3-b; 4-a ; 5-c Câu 1: 2đ . Câu2: 2đ . Câu4: Mỗi ý 1đ . Ngày soạn:23/3/09 Ngày giảng: 25/3/09 Tiết 28: Cường độ dòng điện I. Mục tiêu: - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. - Nêu được đơn vị của dòng điện là Ampe ( e) - Sử dụng được Ampekế để đo cường độ dòng điện ( Lựa chọn Ampekế thích hợp và mắc đúng Ampekế) - Rèn luyện kỹ năng mắc mạch điện đơn giản. - HS có thái độ trung thực, hứng thú học tập bộ môn. II. Chuẩn bị của GV và HS: Cả lớp: 2pin ( 1,5V) 1 bóng đèn pin, 1 biến trở, 1 ampekế to dùng cho TN c/m; 1 vônkế, 1 đồng hồ vạn năng, dây nối, khoá. - Hình 24.2 và 24.3 phóng to. Các nhóm: 2 pin, 1 ampekế,1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. : Kiểm tra bài cũ : (4’) ? Nêu các tác dụng của dòng diện HS : Các tác dụng của dòng điện là : nhiệt , phát sáng , từ , hoá học , sinh lý 2. Bài mới : - Tình huống : HS mắc sẵn mạch điện : bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng của dòng điệ ? GV di chuyển con chạy của biến trở. Gọi HS nhận xét của bóng đèn. - GV : Khi đèn sáng hơn -> I qua bóng lớn dựa vào tác dụng mạnh, yếu của dòng điện -> xác định cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là gì ? *HĐ2 : Tìm hiểu I và đơn vị đo I ( 8’): - Yêu cầu HS quan sát và giới thiệu các dụng cụ trong mạch điện – Với biến trở GV thông báo cho HS. - GV làm TN: di chuyển con chạy biến trở; yêu cầu HS quan sát độ sáng của bóng đèn và số chỉ tương ứng của Ampekế -> nhận xét? - Gọi 1,2 HS đọc nhận xét, sửa câu từ của HS nếu cần. - Yêu cầu HS tham khảo mục II.2 ? Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo I? *HĐ3: Tìm hiểu về Ampekế ( 7’): - Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của Ampekế - Hướng dẫn HS tìm hiểu Ampekế, yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu Ampekế hình 24.2 và Ampekế GV đã chuẩn bị rồi trả lời C1. *HĐ4: Mắc Ampekế để xác định I ( 15’) - GV giới thiệu Ampekế trong sơ đồ mạch điện. Bổ sung thêm chốt âm (-) và dương (+ ) của Ampekế . - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3. Chỉ rõ chốt +; - của A trên sơ đồ, gọi 1 HS lên bảng vẽ. ? Treo bảng 24.4. Hãy cho biết A của nhóm em đo được những dụng cụ nào? Tại sao? - GV lưu ý: Chọn Ampekế phải phù hợp, ĐCNN càng nhỏ -> độ chính xác càng cao. - Yêu cầu HS các nhóm mắc mạch điện hình 24.3 và GV để 1,2 Ampekế chưa đúng vạch 0, GV kiểm tra các nhóm mắc đúng chốt – với cực – của nguồn chưa, điều chỉnh vạch 0 sau đó cho các nhóm đóng công tắc. ? Khi sử dụng Ampekế cần chú ý gì? ( chọn, đọc, đặt mắt.) GV chốt lại. - Yêu cầu HS thêm vào nguồn 1 pin nữa, thực hiện theo mục 6 và trả lời C2. 1. Cường độ dòng điện : (10’) NX(.mạnh) (.lớn ) - I là độ mạnh yếu của dòng điện. - Đơn vị đo là Ampe ( A ) và miliampe (mA) 2. Am pe kế : (7’) - Ampekế là dụng cụ đo I C1. a. H24.2a : GHĐ : 100mA ĐCNN : 10mA H24.2b : GHĐ : 6A ĐCNN : 0,5 A H24.2a : H24.2b : Dùng kim chỉ thị . H24.2c : Hiện số ở các đây nối dây dẫn của am pe kế có ghi dấu (+) và dấu ( - ) 3. Đo cường độ dòng điện bằng am pe kế : (13’) - Vẽ sơ đồ hình 24.1 C2. Nhận xét : Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng (lớn) hoặc (nhỏ) thì đèn càng sáng (mạnh) hoặc (yếu) 4.Vận dụng: (7’) C3. 0,175A = 175 mA 0,38A = 380mA 1250mA = 1,250A 280mA = 0,280A C4. 2 – a 3 – b 4 – c C5. Am pe kế được mắc đúng trong sơ đồ a ở H24.4 Vì chốt + của am pe kế được mắc với cực + của nguồn điện - Nhớ lại các điểm cần ghi nhớ như phần ghi nhớ SGK 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4’) ? Cường độ dòng điện được kí hiệu như thế nào ? HS: kí hiệu là : I Đơn vị cường độ dòng điện là gì? HS: là am pe Về nhà : Làm BT trong sách bài tập , đọc trước bài mới ----------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: