Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 25: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 25: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Bµi dạy : TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG

 CỦA DÒNG ĐIỆN

I. Mục Tiêu

 1. Kiến thức:

 - Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.

 - Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.

 - Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.

 - Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện.

 2. Kĩ năng :

 [TH]. Nêu được:

 Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt.

 Ví dụ: khi dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng; khi cho dòng điện chạy qua bàn là thì bàn là nóng lên;.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 25: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25
TiÕt ct : 25 
Ngµy so¹n: 
Bµi dạy : TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG
 CỦA DÒNG ĐIỆN 
I. Môc Tiªu
 1. KiÕn thøc:
 - Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
 - Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
 - Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
 - Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện.
 2. Kĩ năng :
 [TH]. Nêu được:
 Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt. 
 Ví dụ: khi dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng; khi cho dòng điện chạy qua bàn là thì bàn là nóng lên;...
 [TH]. Nêu được:
 Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng quang.
 Ví dụ: quan sát bóng đèn bút thử điện đang sáng, ta thấy vùng chất khí ở giữa hai đầu dây của bóng đèn phát sáng.
 Điôt phát quang (LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.
 3.Thái độ : - GD ý thức bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên môi trường
 4. GDMT : - An toàn, tiết kiệm khi sử dụng điện 
II. ChuÈn bÞ : 
 GV: Tranh vẽ các kí hiệu, các bộ phận của mạch điện, các sơ đồ mạch điện 
 đơn giản.
 HS : Nhóm HS: - Ac quy 4V-6V , 1 công tắc , đoạn dây sắt nhỏ , 1 miếng xốp, 1 đèn pin , 1 đèn LED , 1 bút thử điện, 5 đoạn dây nối có bọc cách điện, 1 đèn điôt phát quang
III. KiÓm tra bµi cò : 5’	
HS1 : Vẽ sơ đồ mạch mà em biết ? dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện ?
HS2 : - Vì sao cần có sơ đồ mạch điện?
HS3 : Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin?
V. Tiến trình tiết dạy 
1. æn ®Þnh lớp 
	2. Các hoạt động dạy học 
TG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG
10
HOẠT ĐỘNG 1:(18ph) Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
GV: Đề nghị HS lên bảng ghi tên các dụng cụ, thiết bị đốt nóng, hs dưới lớp ghi vào giấy.
Tổ chức hs thảo luận, bổ sung nhận xét.
GV trả lời nội dung bổ sung và hoàn chỉnh.
HS: Căn cứ bảng SGK trả lời câu hỏi: Vì sao dây tóc bóng đèn thường dùng dây vônfram?
GV: Làm th/ng H22.2 (SGK)
Yc hs quan sát nhận xét và rút ra kết luận.
GV: yc hs thực hiện câu C4?, nêu vai trò của cầu chì trong mạch điện.
.
HS thực hiện C1
HS nhận xét
HS: Thực hiện thí nghiệm câu C2 (SGK).
HS quan sát H22.2 
HS: Thực hiện C3
HS nhận xét và rút ra kết luận 
HS: Thực hiện C4 
- Cầu chì nóng lên đến nhiệt độ nóng chảy chì đứt ( ngắt mạch điện)
- tránh hư hại và tổn thất có thể xảy ra 
I. Tác dụng nhiệt :
C1 Bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện , bàn ủi điện
C2 
a)bóng đèn nóng lên qua cảm giác bằng tay hay nhiệt kế
b) Dây tóc bóng đèn nóng mạnh và phát sáng
c) Bộ phận dây tóc thường làm bằng dây vonfram để không bị nóng chảy (nóng chảy ở 33700C)
NX: Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
C3 
a) mãnh giấy bị cháy và rơi xuống
b) Dòng điện làm bằng dây sắt nóng lên nên các mãnh giấy bị cháy đứt.
Kết luận:
- Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nóng lên.
- Dòng điẹn chạy qua dây tóc bóng đèn, làm dây tóc bóng đèn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng.
15
HOẠT ĐỘNG 2: (12ph) Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
GV: Cho hs quan sát sự phát sáng của bút thử điện. yc hs quan sát vùng sáng của đèn.
GV: Yêu cầu hs làm việc nhóm:
 - Thắp sáng đèn điôt huỳnh quang.
 - Đổi cực của dòng điện qua đèn ->NX?
HS thực hiện C5
HS: Thảo luận trả lời C6 và viết đầy đủ nội dung kết luận vào vở.
HS làm việc theo nhóm
HS: Làm việc theo yêu cầu của gv và kết luận.
II. Tác dụng phát sáng:
1. Bóng đèn bút thử điện:
Kết luận : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này Phát sáng 
2. Đèn điôt phát quang: (LED)
Kết luận: Đèn đi ôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng
10
HOẠT ĐỘNG 3: (8 ph)Vận dụng.
GV: yc hs thực hiện câu C8 (SGK), bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
GV yc hs thực hiện C9 
.
HS thực hiện C8
HS thực hiện câu C9 theo yc gv 
HS: nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dungcủa các câu hỏi
III. Vận dụng:
C8: Chọn E.
 K
 A Pin B 
C9: 
 LED
Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng K. Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện, nếu không sáng thì cực A là cực âm và B là cực dương nguồn điện.
Suy luận tương tự nếu nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực B của nguồn điện .
V. Cñng cè : 3’
- Phát biểu nội dung ghi nhớ ở SGK.
- Đèn led thường được dùng ở đâu?
	- Nếu còn thời gian cho HS dọc nội dung có thể em chưa biết.
VI. H­íng dÉn häc ë nhµ : 2’
- Học bài theo nội dung SGK và nội dung ghi nhớ.
- Làm các bài tập ở SBTVL7.
- Chuẩn bị bài học mới.
- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LI 7 TIET 25.doc