Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Tiết 3

Bài 3: ỨNG DỤNG

 ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

I). MỤC TIÊU:

1). Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được bóng tối và bóng nửa tối.

- Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

2). Kỹ năng:

* Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế

* Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm

3).Thái độ:

* Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập

* Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, . một cách tích cực

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 chuẩn tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 9/ 2010
Ngày giảng: 07/ 9/ 2010 (7A).
Tiết 3
Bài 3: ứng dụng
 định luật truyền thẳng của ánh sáng
I). Mục tiêu:
1). Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được bóng tối và bóng nửa tối.
- Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
2). Kỹ năng: 
* Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế
* Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm, làm thí nghiệm 
3).Thái độ:
* Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn, hăng hái trong học tập
* Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia rút kinh nghiệm một cách nhiệt tình, hoạt động nhóm , hoạt động cá nhân, ... một cách tích cực
II). Phần chuẩn bị:
1). Giáo viên : 
a) Đồ dùng:
* Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài
* Tranh vẽ hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
* Mỗi nhóm: 
	- 1 đèn pin
	- 1 cây nến
	- 1 vật cản bằng bìa dày
	- 1 màn chắn
b) Dự kiến ghi bảng:
I. Bóng tối – bóng nửa tối
* Thí nghiệm 1: (Hình 3.1 SGK)
C1: Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng vì ánh sáng truyền theo đường thẳng bị chặn lại.
=> Nhận xét: Trên màn chắn đặt ở phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.
* Thí nghiệm 2: (Hình 3.2 SGK)
C2: Vùng 1 là bóng tối, vùng 3 là vùng sáng, vùng 2 nhận được ánh sáng một phần.
=> Nhận xét: Trên màn chắn ở phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
II. Nhật thực – Nguyệt thực:
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất.
- Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
III. Vận dụng:
C5: Khi miếng bìa gần màn chắn thì bóng tối và bóng nửa tối thu hẹp lại. Khi bìa sát màn chắn thì không còn bóng nửa tối.
C6: Dùng quyển vở che bóng đèn thì bàn chỉ còn bóng tối. Nhưng khi che bóng đèn ống thì trên bàn còn bóng nửa tối.
* Ghi nhớ: SGK
2) Học sinh:
 Nghiên cứu trước bài mới.
III). Tiến trình bài giảng
ổn định tổ chức:
Bài giảng:
Hoạt động 1 Kiểm tra miệng và vào bài (10 pghút)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra miệng
- Câu1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
- Câu2: Làm bài tập2.2
Cho h/s nhận xét hai câu hỏi kiểm tra 
2/ Tổ chức tình huống học tập 
* Tổ chức tình huống học tập như trong sách giáo khoa? Ta học bài hôm nay
* Giáo viên ghi bảng
* HS trả lời câu hỏi kiểm tra
- HS1: Trả lời câu1
- HS2: Trả lời câu2 làm bài tập 2.2
* H/s nghe thầy nêu tình huống học tập và ghi đầu đề bài học
Hoạt động 2: Quan sát và hình thành khái niệm bóng tối và vùng nửa tối (15 phút)
* Yêu cầu HS làm theo các bước:
- Để đèn ra xa
- Cho HS nghiên cứu câu C1 và trả lời C1
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi C1
- Chỉ định vài em trả lời và nhận xét 
* Gọi HS rút ra kết luận 
* Giáo viên nhận xét và chốt lại và cho HS ghi kết luận:
- Tương tự cho h/s nhận xét vùng nửa tối GV yêu cầu HS tiến hành làm thí nghiệm và trả lời câu C2:
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận:
I. Bóng tối – Bóng nửa tối.
- Thí nghiệm 1:
* HS nghiên cứu sgk và chuẩn bị thí nghiệm, quan sát hiện tượng trên màn chắn
* HS nghiên cứu câu C1 và trả lời như sau
* HS ghi kết luận của phần này: Trên màn chắn đặt sau vật cản có 1 vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối
- Thí nghiệm 2:
* HS tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét vùng nửa tối
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm hiện tượng nhật thực và nguyệt thực (10 phút)
- GV yêu cầu HS trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt trăng, mặt trời và của trái đất
 - Thông báo khi mặt trăng, mặt trời, trái đất cùng nằm trên 1 đường thẳng: Cho h/s vẽ tia sáng để nhận ra hiện tượng nhật thực:
? Khi sảy ra hiện tượng nhật thực thì trái đất, mặt trăng và mặt trời đóng vai trò là gì?
- Cho HS nghiên cứu câu C3 và trả lời C3
- Hiện tượng nguyệt thực tương tự
- GV gợi ý để HS tìm ra vị trí mặt trăng có thể trở thành màn chắn
- Hãy chỉ ra mặt trăng lúc này là nguyệt thực một phần hay toàn phần
- Chỉ ra trường hợp nào thì có nguyệt thực toàn phần, 1 phần
II. Nhật thực – Nguyệt thực:
- HS trả lời:
- Mặt trăng, mặt trời, trái đất cùng nằm trên 1 đường thẳng. HS vẽ tia sáng để nhận ra hiện tượng nhật thực
* Nhật thực toàn phần: đứng trong vòng bóng tối, không nhìn thấy mặt trời
*Nhật thực một phần: đứng trong vùng nửa tối nhìn thấy một phần mặt trời
- Nguồn sáng : Mặt trời. Mặt trăng : Vật cản. Trái đất : Màn chắn
- HS làm C3:
- HS trả lời: Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
Hoạt động 6: Vận dụng (7phút)
1/ Vận dụng
* Cho h/s làm C5
* H/s vẽ hình vào vở
1/ Vận dụng
* HS làm C5: Vẽ hình để xác định vùng tối và vùng nửa tối
* C6:
- Bóng đèn dây tóc có nguồn sáng nhỏ, vật cản lớn so với nguồn => không có ánh sáng tới bàn. Bóng đèn ống => nguồn sáng rộng so với vật cản => bàn nằm trong vùng nửa tối sau quyển vở => nhận được một phần ánh sáng truyền tới vở vẫn đọc được sách
Hoạt động 7: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (3phút)
1/ Củng cố:
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 3.1 SBT ngay tại lớp
* Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả và thông báo những điều cần ghi nhớ trong bài học hôm nay
2/ Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Đọc phần có thể em chưa biết.
Đọc trước bài mới “Định luật phản xạ ánh sáng”
Làm bài tập từ 3.1 đến 3.3 SBT
- H/s làm bài tập 3.1
- Thảo luận kết quả trong nhóm
- HS nghe hướng dẫn
	IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3.doc