Giáo án Vật lý 7 dạy tiết 18: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Giáo án Vật lý 7 dạy tiết 18: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Tiết 16:

Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Nêu được và giải thích một số biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn. Kể tên 1 số vật liệu cách âm.

2. Kĩ năng: Phương pháp tránh tiếng ồn.

3. Tư tưởng: Nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 dạy tiết 18: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: 
Bài 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn
Ngày soạn: 28/11/2011
Lớp
Ngày giảng
Vắng
Ghi chú
7A
10/12/2011
7B
5/12/2011
7C
8/12/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Nêu được và giải thích một số biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn. Kể tên 1 số vật liệu cách âm.
2. Kĩ năng: Phương pháp tránh tiếng ồn.
3. Tư tưởng: Nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Tích cực hoá hoạt động của HS; HĐN.
III. Đồ dùng dạy học: Cả lớp: 	+) 1 trống, dùi trống
+) 1 hộp sắt
IV. Tiến trình bài học: 
1. ổn định lớp: 
8’	2. Kiểm tra: 
HS1: Chữa bài tập 14.1: Chọn C.; 	14.2: Chọn C. ; 	14.3
HS2: (Dành cho học sinh khá): 14.4
	3. Bài mới: 
2’	ĐVĐ: (SGK)
TG
Phương pháp
Nội dung
10’
HĐ1: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
HS: Quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời: Hoàn thành câu KL.
? Hãy vận dụng trả lời câu hỏi C2?
HĐ2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. 
HS: Đọc thông tin mục II (SGK-43)
? Nêu các biện pháp chống ụ nhiễm tiếng ồn?
HS: Nêu được 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn, ghi vở
? Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi C3 theo nhóm. 
HS: Trao đổi nhóm, Thống nhất các biện pháp cụ thể, ghi kết quả vào bảng (SGK/44)
GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức bài 14 về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành câu hỏi C4.
HS: 2 -> 3 HS lấy ví dụ xề vật phản xạ âm tốt thống nhất chung, ghi vở.
 Tương tự với vật thường dùng để ngăn chặn âm, làm âm truyền qua ít.
HĐ4: Vận dụng - Củng cố 
? Vận dụng kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi C5 ?
HS: 1 số HS nêu biện pháp của mình. Trao đổi xem biện pháp nào khả thi
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
C1:
+ Hình 15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không gây ô nhiễm tiếng ồn.
+ Hình 15.2, 15.3: Tiếng ồn của máy khoan, của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe ô nhiễm tiếng ồn.
KL: to, kéo dài
 Sức khoẻ và sinh hoạt
C2: Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn:
b, c, d
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
+ Cấm bóp còi ở gần trường học, bệnh viện;
+ Xây tường ngăn;
+ Trồng cây xanh;
+ Làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ.
C3: 
+ Cấm bóp còi inh ỏi.
+ Trồng cây xanh
+ Xây tường chắn, làm tường nhà bằng xốp, đóng cửa.
C4: 
- Vật phản xạ âm tốt được dùng để cách âm: kính, lá cây, 
- Vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít: Gạch, bê tông, gỗ, 
III. Vận dụng:
C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2, 15.3:
+ Máy khoan không làm vào giờ làm việc.
+ Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học,
C6: 
15’
8’
2’	5. Dặn dò: 	
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.6 (tr. 16, 17 SBT)
- Bài 15.1 HS có thể tiến hành điều tra trong tổ vào giờ ra chơi hoặc giờ nghỉ 5 phút.
V. Rỳt kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18-VL 7.doc