Giáo án Vật lý 7 dạy tiết 22: Dòng điện - Nguồn điện

Giáo án Vật lý 7 dạy tiết 22: Dòng điện - Nguồn điện

Tiết 22

Bài 19. DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chung của dòng điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của pin hay ăc quy). Mắc và kiểm tra đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm, sử sụng bút thử điện.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 dạy tiết 22: Dòng điện - Nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 	 
Bài 19. DòNG ĐIệN - NGUồN ĐIệN
Ngày soạn: 24/1/2012
Lớp
Ngày giảng
Vắng
Ghi chú
7A
11/2/2012
7B
30/1/2012
7C
3/2/2012
I. Mục tiờu : 
1. Kiến thức: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chung của dòng điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của pin hay ăc quy). Mắc và kiểm tra đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm, sử sụng bút thử điện.
3. Tư tưởng: Trung thực kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Tích cực hoá hoạt động của HS; HĐN.
III. Đồ dùng dạy học: 
*Cả lớp: Tranh phóng to hình 19.1, 19.2, 19.3 (SGK), 1 ắc quy.
*Mỗi nhóm: 
 ã Một số pin thật (mỗi loại 1 chiếc)
 ã 1 mảnh tôn kích thước khoảng (80 mm x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước khoảng (130mm x 180mm), 1 mảnh len.
 ã 1 bút thử điện thông mạch (hoặc bóng đèn nêon của bút thử điện).
 ã 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện.
Lưu ý: ở mỗi nhóm, giáo viên chuẩn bị trước tình huống xảy ra làm hở mạch cho học sinh phát hiện (nhóm 1: Dây tóc đèn bị đứt. Nhóm 2: Đui đèn không tiếp xúc với đế. Nhóm 3: Dây điện bị đứt ngầm bên trong vỏ bọc nhựa. Nhóm 4: Pin cũ (hết điện), Nhóm 5: Công tắc tiếp xúc không tốt).
IV. Tiến trình bài học: 
1. ổn định lớp: 
5’	2. Kiểm tra: 
? Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.
BT 18.3 (SBT-19)
? Nêu ích lợi và thuận tiện khi sử dụng điện?
	3. Bài mới: 
2’	Tổ chức tình huống học tập:
 Các thiệt bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
TG
Phương pháp
Nội dung
10’
5’
18’
5’
HĐ2: Tìm hiểu dòng điện là gì? 
GV: Treo tranh vẽ hình 19.1, 
HS: Quan sát hình vẽ 19.1, thảo luận nhóm (2HS) thống nhất ý kiến, điều từ thích hợp vào chỗ trống trong câu C1.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2: Làm thí nghiệm 19.1c) kiểm tra lại bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này sáng lại ?
HS(Có thể dự đoán): 
GV: Lưu ý HS sử dụng từ chính xác trong khi hoàn thành nhận xét (tr 53).
HS: Hoàn thành nhận xét
GV: Thông báo dòng điện là gì?
HS: Ghi vở kết luận
? Nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện?
HS: Cho ví dụ về dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện
GV(thông báo): Trong thực tế  đảm bảo an toàn về điện.
HS: Nghe - Lưu ý thực hiện an toàn sử dụng điện.
HĐ3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng 
GV(thông báo): Tác dụng của nguồn điện, nguồn điện có hai cực là cực dương (kí hiệu: +), cực âm (kí hiệu: -)
HS: Nắm được tác dụng của nguồn điện, ghi vở: 
GV: Gọi 1 vài học sinh nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế.
HS: Nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế:
GV: Gọi học sinh chỉ ra cực dương, cực âm trên pin và ắc quy cụ thể.
HĐ4: Mắc mạch điện đơn giản 
GV: Treo hình vẽ 19.3, yêu cầu học sinh mắc mạch điện trong nhóm theo hình 19.3,
ghi cách kiểm tra mạch, lí do mạch hở và cách khắc phục.
HS: Mắc mạch điện theo nhóm, đóng góp ý kiến trong nhóm để tìm ra nguyên nhân mạch hở, cách khắc phục và mắc lại mạch để đảm bảo mạch kín, đèn sáng.
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu.
=> Sau khi các nhóm đã mắc song song mạch đảm bảo đèn sáng, yêu cầu các nhóm lên ghi bảng các nguyên nhân mạch hở của nhóm mình và cách khắc phục
HS: Đại diện HS các nhóm lên điền vào bảng nguyên nhân và cách khắc phục của nhóm mình.
GV: Qua thí nghiệm của các nhóm, giáo viên nhận xét, đánh giá khen động viên học sinh.
GV: Gọi 1, 2 học sinh nêu các cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng, ghi vở.
HS: Nêu được cách kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch chung của toàn mạch. Ghi vở.
HĐ5: Củng cố – Vận dụng 
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 19.1 (SBT-20)
Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả đúng và thông báo đó là những điều các em cần ghi nhớ trong bài hôm nay.
HS: Cá nhân học sinh làm bài tập và thảo luận chung toàn lớp chữa bài vào vở (nếu sai) và ghi nhớ kiến thức.
? Vận dụng làm BT 19.2 (SBT-20)
I. Dòng điện:
C1:
a) nước
b) chảy
C2: Muốn đèn bút thử điện lại sáng thì cần cọ xát để làmnhiễm điện mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa.
*NX: Bóng đèn bút thử điện sáng khi có các điện tích dịch chuyển qua nó.
*Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
II. Nguồn điện:
1. Các nguồn điện thường dùng:
+) Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. 
+) Mỗi nguồn điện có 2 cực: cực dương (+), cực âm (-).
C3: Ví dụ về các nguồn điển trong thực tế: Các loại pin, các loại ắc quy, đinamô ở xe đạp, ổ lấy điện trong gia đình, máy phát điện, 
2. Mạch điện có nguồn điện:
Mắc mạch điện đơn giản gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối (phát hiện chỗ mạch hở, khắc phục) để đảm bảo đèn sáng.
Nguyên nhân mạch hở
Cách khắc phục
1/ Dây tóc đèn bị đứt
Thay bóng đèn khác (Dây tóc không đứt).
2/ Đui đèn tiếp xúc không tốt
Vặn lại đui đèn
3/ Các đầu dây tiếp xúc không tốt
Vặn chặt lại các chốt nối
4/ Dây đứt ngầm bên trong
Nối lại dây hoặc thay dây khác
5/ Pin cũ.
Thay pin mới
Bài 19.1 (SBT-20): 
a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
b) Hai cực của mỗi pin hay ăc quy là cực dương (+) và cực âm (-) của nguồn điện đó.
c) Dòng điện lâu dài chạy không dây điện nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
Bài 19.2 (SBT-20): Có dòng điện chạy trong đồng hồ dùng pin đang chạy.
	4. Củng cố: Trong bài giảng
2’	5. Dặn dò: 
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập: 19.3 (SBT-20) và trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 (SGK-54).
V. Rút kinh nghiợ̀m: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22-VL 7.doc