Giáo án Vật lý 7 kì 1 - Trường THCS Mường Bằng

Giáo án Vật lý 7 kì 1 - Trường THCS Mường Bằng

CHƯƠNG I :QUANG HỌC

TIẾT 1:NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức:

 +HS nhận thấy:muốn biết được ánh sáng thì ánh sang đó phải truyền vào mắt ta

 +Ta nhìn thấy vật khi có ánh sang truyền từ vật đó vào mắt ta

 +Phân biệt được nguồn sang và vật sang.Nêu được thí dụ về vật sáng và nguồn sáng

 - Kỹ năng:

 +Quan sát và mô tả thí nghiệm

 +Diễn đạt ý hiểu của mình

 

doc 59 trang Người đăng vultt Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 kì 1 - Trường THCS Mường Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5/9/2007 Ngày giảng:7/9/2007
CHƯƠNG I :QUANG HỌC
TIẾT 1:NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
A. PHẦN CHUẨN BỊ
 I. MỤC TIÊU
 - Kiến thức:
 +HS nhận thấy:muốn biết được ánh sáng thì ánh sang đó phải truyền vào mắt ta
 +Ta nhìn thấy vật khi có ánh sang truyền từ vật đó vào mắt ta 
 +Phân biệt được nguồn sang và vật sang.Nêu được thí dụ về vật sáng và nguồn sáng
 - Kỹ năng:
 +Quan sát và mô tả thí nghiệm
 +Diễn đạt ý hiểu của mình
 - Thái độ:
 +Báo cáo hiện tượng thí nghiệm một cách trân thực
 +Hợp tác làm việc theo nhóm
II. CHUẨN BỊ
 - GV : Đèn pin có thể bật sáng được
 - HS : Mỗi nhóm một hộp kín bên trong có bong đèn và pin
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
 I. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG I (10p)
 ? Một người không bị tật có khi nào mở mắt ra mà không nhìn thấy vật đặt trước mặt không? 
 HS :Có.Vào ban đêm
 ? Khi nào ta mới nhìn thấy một vật?
 HS :khi có ánh sáng
 ? Quan sát ảnh ở đầu chương xem trên tấm bìa viết chữ gì?
 HS : +Chữ “Mít”
 +Chữ “Tít”
 GV : Ảnh quan sát được trên gương phẳng có tính chất gì?
 Tóm lại : Những hiện tượng trên đều liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương.Sau khi học chương này ta cần trả lời được 6 câu hỏi sau:
 HS : Đọc hết 6 câu hỏi ở đầu chương
II. BÀI MỚI
 * Đặt vấn đề :
 GV : Đưa đèn pin ra 
 + Bật đèn và chiếu về phía học sinh để học sinh có tthể nhìn thấy được đèn bật sáng hay tắt đi
 + Để đèn pin ngang trước mặt và đặt câu hỏi
 ? Mắt có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? 
 HS : không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra
 GV : Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
 * Nội dung :
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
HS
GV
HS
?
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
?
?
HS
GV
Đọc 4 trường hợp nêu trong SGK
Gọi 3 HS nêu những nhận xét của mình để thống nhất kết quả quan sát 
Mắt nhận biết được ánh sáng ở trường hợp 2 và 3
Cùng nghiên cứu lại 2 trường hợp đó để trả lời câu hỏi C1?
Hãy điền vào chỗ trống để được kết luận
Điền vào chỗ trống :
Trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật
Đọc câu C2 và làm theo lệnh C2 ?
Làm thí nghiệm theo nhóm
a-Đèn sang : có nhìn thấy mảnh giấy
b-Đèn tắt : Không nhìn thấy mảnh giấy
Nêu nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín?
+Đèn bật tạo ra ánh sang ta nhìn thấy vật
+Mảnh giấy được chiếu sang 
+Ánh sang từ mảnh giấy đến mắt ta
Nêu thí nghiệm kiểm chứng các dự đoán
Đèn bật sáng,mảnh giấy được chiếu sang nhưng nếu che không cho ánh sang tới mắt thì ta cũng không nhìn thấy được
Điều đó chứng tỏ điều gì?
Ánh sáng chiếu đến giấy trắng. Ánh sáng từ giấy trắng truyền tới mắt thì nhìn thấy giấy trắng
Hoàn thành kết luận?
Điền vào chỗ trống 
Nhận xét sự giống và khác nhau giữa dây tóc bóng đền đang sáng và mảnh giấy trắng?
Thảo luận nhóm để trả lời câu C3
+Giống nhau : Cả 2 đều có ánh sang truyền tới mắt 
+Khác nhau : Giấy trắng hắt ánh sang do đền chiếu tới. Dây tóc tự phát sang 
Điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận?
Vận dụng kiến thức đã học để trả lời C4
Thảo luận theo nhóm để trả lời câu C5?
Qua bài học hãy rút ra nhữnh kiến thức thu thập được?
Nêu được hoàn chỉnh các câu :
Cùng HS tham khảo mục “có thể em chưa biết” SGK
I.NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG (10p)
*Quan sát và thí nghiệm :
C1 : Trường hợp 2 và 3 có điều kiện giống nhau là : có ánh sang và mở mắt nên ánh sang lọt được vào mắt
* Kết luận : Mắt ta nhận biết được ánh sang khi có ánh sang truyền vào mắt ta
II.NHÌN THẤY MỘT VẬT (10P)
 * Thí nghiệm : 
C2 : Nhìn thấy mảnh giấy vì có ánh sang từ mảnh giấy truyền vào mắt ta
* Kết luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sang từ vật truyền vào mắt ta
III. NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG (5P)
C3 : Vật tự phát ra ánh sang : Dây tóc
 Vật hắt lại ánh sang do vật khác chiếu tới : giấy trắng
* Kết luận : + Dây tóc bong đèn tự nó phát ra ánh sang gọi là nguồn sang
+ Dây tóc bong đèn phát sang và mảnh giấy hắt lại ánh sang từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sang
IV.VẬN DỤNG (7P)
C4 : Bạn thanh nói đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt.Mắt không nhìn thấy được
C5 : Các hạt khói được đèn chiếu sang trở thành vật sang.Các vật sang nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sang mà ta nhìn thấy được 
+Ta nhận biết được ánh sáng khi...
+Ta nhìn thấy một vật khi
+Nguồn sang là vật tự nó
+Vật sang gồm
+Nhìn thấy mầu đỏ vì có ánh sáng mầu đỏ đến mắt 
+Có nhiều loại ánh sang mầu
+Vật đen:Không trở thành vậtsáng
III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ (3p)
 - Trả lời lại các câu hỏi C1,C2,C3
 - Học thuộc phần ghi nhớ 
 - Làm bài tập 1.11.5 (SBT-3)
 - Chuỷân bị đò dung thí nghiệm cho tiết sau
 + Mỗi bàn : Một đèn pin,Một ống cong,mọt ống thẳng có thể nhìn qua được
 + Mỗi nhóm : Ba tấm bìa có đục lỗ
Ngày soạn: 11/9/2007 Ngày giảng:14/9/2007
TIẾT 2 : SỰ TRUỀN ÁNH SÁNG
A. PHẦN CHUẨN BỊ
 I. MỤC TIÊU
 - Kiến thức:
 + HS biết làm thí nghiệm để xác định đường truyền của ánh sang 
 + Phát biêt được định luật truyền thẳng của ánh sang 
 + Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sang vào xác định đường thẳng trong thựctế
 - Kỹ năng:
 + Bước đàu biết tìm ra định luật truyền thẳng của ánh sang bằng thực nghiệm
 + Biết dung thí nghịêm để kiẻm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng
- Thái độ: 
 + Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
II. CHUẨN BỊ
 - GV : SGK,giáo án
 - HS : Mỗi nhóm :
 + Một ống nhựa cong ,một ống nhựa thẳng dài khoảng 20 cm
 + Một nguồn sang dung pin
 + Ba màn chắn có lỗ đục như nhau
 + Ba đinh ghim 
 + Một tờ giấy trắng 
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
 I. KIỂM TRA BÀI CŨ (8 p)
 ?1.- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
 - Khi nào ta nhìn thấy vật ?
 - Giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vệt sáng trong khói hương (hoặc đám bụi ban đêm) ?
 ĐA1 : - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 
 - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
 - Khói (bụi) gồm nhiều hạt nhỏ li ti ,các hạt khói (bụi) được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được 
 ?2. Chữa bài tập 1.1 và 1.2 (SBT) ?
 ĐA : BT 1.1 :C- Vì có ánh sáng truyền vào mắt ta
 BT 1.2 :B- Vỏ chai sáng trói dưới trời nắng không phải là nguồn sáng
II. BÀI MỚI
 * Đặt vấn đề: (2 p)
 HS : Đọc phần mở bài SGK
 ? :Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải ?
 HS : 
 GV :Ghi lại các ý kiến của HS
 * Nội dung:
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
HS
?
HS
GV
HS
HS
?
HS
?
HS
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
 ?
HS
?
HS
GV
?
HS
Dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay đường gấp khúc ?
+Ánh sáng đi theo đường cong
+Ánh sang đi theo đường gấp khúc
+Ánh sang đi theo đường thẳng
Nêu phương án để kiểm tra ?
+PA1 :Dùng màn chắn dùi 1 lỗ nhỏ di chuyển từ nguồn sang đến mắt ta. Đánh dấu vị trí của màn chắn mà ở đó nhìn thấy day tóc bóng đèn sang
+PA2 : Dùng các ống thẳng hay cong để quan sát dây tóc bong đèn 
Cùng HS thảo luận phương án dễ thực hiên nhất,nhìn thấy kết quả rõ nhất
Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu C1 ?
Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền đi heo đường thẳng không ? Có phương án nào kiểm tra được không ?
Dùng 3 tấm bìa giống nhau đục lỗ nhỏ để kiểm tra
Làm thí nghiệm theo nhóm để trả lời C2
Vậy ánh sáng chỉ truyền theo đường nào
Hoàn thành kết luận
Không khí là môi trường trong suốt và đồng tính.Nghiên cứu đường truyền ánh sang trong các môi trường trong suốt dồng tính khác như :nước,thuỷ tinh,dầu hoả..cũng thu được một kết quả.Có thể xem kết luận trên là định luật truyền thẳng của ánh sang
Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sang
Đọc cách biểu diễn đường truyền của ánh sang 
Qui ước tia sánh như thế nào ?
Là một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng 
Vẽ đường truyền ánh sang từ điểm S đến điểm M ?
Vẽ theo quy ước 
Quan sát thí nghiệm trên hình 2.3
Làm thí nghiệm nhận biết đường truyền của ánh sang :Vệt sang hẹp, thẳng trên màn chắn cho hình ảnh về đường truyền của ánh sang
Trong thực tế ta chỉ nhìn thấy chùm sang gồm nhiều tia sang 
Quy ước vẽ chum sang như thế nào ?
Vẽ chum sang thì chỉ cần vẽ 2 tia sang ngoài cùng 
Thay tấm chắn 1 khe bằng tấm chắn 2 khe song song 
Vặn pha đèn tạo thành 2 tia song song, 2 tia hội tụ, 2 tia phân kỳ 
Trả lời câu C3 ?
a, . Không giao nhau 
b, ..Giao nhau ..
c, ..Loe rộng ra .
Giaỉ đáp câu C4 ?
Ánh sang từ đèn đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng (qua 2 thí nghiệm 2.1 ; 2.2 )
Bằng kinh nghiệm hằng ngày hãy điều chỉnh cho 3 kim thẳng hàng ?
Làm thí nghiệm à giải thích 
Liên hệ thực tế :
Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng, em phải làm như thế nào ? Giải thích ?
Nêu cách ngắm như câu C5
I. ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG ((15P)
 * Thí nghiệm :
C1 –Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt 
_Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong 
 * Thí nghiệm 2 :
C2 .Ba lỗ A,B,C trên 3 tấm bìa và bong đèn nằm trên 1 đường thẳng
 * Kết luận : Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng : Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
II. TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG (10p)
 * Biểu diễn đường truyền của ánh sáng 
 * Ba loại chùm sáng 
+2 tia sáng song song :
+2 tia sáng hội tụ :
+2 tia sáng phân kỳ :
C3.
III. VẬN DỤNG (10P)
C4. 
C5.
III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ (2p)
Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng 
Biết cách biểu diễn tia sáng như thế nào ?
Làm bài tập 2.1.....2.4 (SBT-T4 )
Ngày soạn: 19/9/2007 Ngày giảng:21/9/2007
 TIẾT 3 : ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
A. PHẦN CHUẨN Bị
 I. MỤC TIÊU
 - Kiến thức : 
 + Nhận biết được bong tối , bong nửa tối và giải thích 
 + Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực 
 - Kỹ năng :
 + Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sang giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sang 
 - Thái độ :
 + Làm thí nghiệm nghiêm túc
 + Báo cáo kết quả quan sát một cách trung thực 
II. CHUẨN BỊ :
 - GV :
 + Giáo án, SGK, 
 + Bảng vẽ hiện tượng nhật thực và nguyệt thực 
 - HS : Mỗi nhóm :
 + Một đèn pin, một bong điện 220V – 40 W
 + Một vật cản bằng bìa, một màn chắn sáng
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
 I. KIỂM TRA BÀI CŨ : (8p)
 ? 1. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? Đường truyền tia sáng được biểu diễn như thế nào ? Chữa bài tập 1 ?
 ĐA : Định luật : Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng .
 Đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
 Bài tập 1 : Không nhì thấy ánh sáng vì ánh sáng phát ra theo đường CA. Mắt ở dưới đường CA nên ánh sáng không truyền v ...  đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15s.
Thông báo về âm phản xạ : Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
Vậy âm phản xạ và tiếng vang có gì giống và khác nhau ?
- Giống nhau : Đều là âm phản xạ.
- Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ nghe từ khoảng cách âm phát ra ít nhất khoảng 1/15s.
Dựa vào các kiến thức vừa tìm hiểu để hoàn thành câu C2 và C3 ?
Làm câu C2 và C3 .
Đọc thông tin trong SGK.
Thông báo kết quả thí nghiệm :
Qua hình vẽ, em thấy âm truyền như thế nào?
Âm truyền đến vật chắn rồi phản xạ đến tai. Gương phản xạ âm tốt, bìa phản xạ âm kém.
Vật như thế nào phản xạ tốt? Vật thế nào phản xạ âm kém ?
- Vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém ).
- Vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém .
Vận dụng trả lời câu C4 ?
Dựa vào các thông tin vừa tìm hiểu để trả lời câu C4. 
Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát có nghe rõ không ?
Tiêng vang kéo dài thì tiếng vang của âm trước lẫn với tiếng vang của âm sau làm âm đến tai người nghe không rõ.
Tránh hiện tượng âm bị lẫn do tiếng vang kéo dài người ta làm như thế nào?
Giải thích câu C5.
Tay khum lại có tác dụng gì ?
Quan sát hình 14.3 và trả lời câu C6.
Hướng dẫn HS làm câu C7:
Tính độ sâu của đáy biển như thế nào ?
Áp dụng công thức : S= v.t
t là thời gian âm đi như thế nào ?
t là thời gian âm đi từ mặt nước xuống đáy biển.Nên t=1/2s.
Yêu cầu HS chọn và giải thích tại sao lạ chọn đáp án đó ?
I- ÂM PHẢN XẠ - TIẾNG VANG (10P).
C1. - Nghe thấy tiếng vang ở giếng, ngõ hẹp dài, phòng rộng thường có tiếng vang khi có âm phát ra .
Vì trong các trường hợp trên ta luôn phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ lại .
C2. Ta thường nghe được âm phát ra ở phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ở ngoài trời vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, con ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên âm nghe to hơn .
C3. Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ: 
- Ở phòng to, âm phản xạ đến tai em sau âm phát ra nên nghe tháy tiếng vang .
- Trong phòng nhỏ, âm phản xạ và âm phát ra hoà cùng với nhau và đến tai ta gần như cùng một lúc .
b. Khoảng cách ngắn nhất từ người đến bức tường để nghe được tiếng vang là :
S= v.t = 340.1/15=22,6 (m).
II- VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT- VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM (10P)
* Thí nghiệm :
* Kết quả thí nghiệm :
+ Mặt gương: Âm nghe rõ hơn.
+ Tấm bìa: Âm nghe không rõ.
C4.
- Phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường ghạch.
- Phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
III- VẬN DỤNG (13P).
C5. Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm được tiếng vang. Âm nghe rõ hơn.
C6. Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được to hơn.
C7. Âm truyền từ tầu tới đáy biển trong 1/12s. Độ sâu của biển là : h= 1500.1/2=750 (m)
C8. Hiện tượng âm phản xạ được sử dụng trong các trường hợp:
a. b, d.
III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ (2p)
Học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời hoàn chỉnh các câu từ C1C8.
Làm các BT 14.1..14.6. (SBT )
Ngày soạn :22/12/2007 Ngày giảng :24/12/2007 
Tiết 16 - Bài 15: 
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.
A. PHẦN CHUẨN BỊ. 
 I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: 
 - Phân biệt được ô nhiễm tiếng ồn và tiếng ồn.
 - Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.
 2. Kĩ năng:
 - Biết thực hiện một số phương pháp trống tiềng ồn. 
 - Phân biệt tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn .
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống.
 II. CHUẨN BỊ. 
1. GV: Giáo án, SGK, 1 trống, một dùi. một hộp sắt.
 2. HS: Học và làm bài theo hướng dẫn tiết trước.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP. 
 I. KIỂM TRA BÀI CŨ (7p).
? Chữa bài tập 14.1 ; 14.2 và 14.3:
ĐA:
Bài 14.1: Chọn đáp án C
Bài 14.2: Chọn đáp án C.
Bài 14.3: Nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, mặt hồ, tiếng nói nghe rõ hơn vì ở đó ta không những nghe được âm phát ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời âm phản xạ từ mặt ao, hồ.
GV: Gọi các HS khác nhận xét và đánh giá.
GV: Cho điểm :
II. BÀI MỚI.
 * Đặt vấn đề: ( 2p): Trong chuyện “Bất khuất”, nhà văn Nguyễn Đức Thuận đã kể về một hình thức tra tấn của kẻ thù đối với người chiến sĩ , mà không cần bắn sung, đánh đập nhưng lại làm cho người chiến sĩ rất đau đớn. Đó là cách kẻ thù đã để người chiến sĩ vào một thùng sắt, đóng nắp lại, chỉ có một lỗ nhỏ đủ để không khí lọt vào, sau đó dung búa gõ bên ngoài thùng. Kiểu tra tấn đó làm cho người chiến sĩ hết sức đau đớn đến mức ù tai, chóng mặt, ngất sửu. Vậy tiếng động đó như thế nào mà làm cho người chiến sĩ đau đớn về thể xác như vây ? 
 * Bài mới:
GIÁO VIÊN & HỌC SINH
GHI BẢNG
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
HS
?
HS
HS
Ngiên cứu SGK.
Hãy cho biết qua các hình 15.1 và 15.2 và 15.3: Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào ?
Quan sát hình và trả lời câu C1 :
Qua các ví dụ vừa qua, hãy tìm từ thích hợp để hoàn thanh câu kết luận ?
Hoàn thành phần kết luận:
Vận dụng nhận biết các trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn ?
Hoàn thành câu C3 : 
Ta đã biết ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ vậy, làm như thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
Đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế các biện pháp đã làm để tránh ô nhiễm tiếng ồn .
Nêu các biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn?
Nêu 4 biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn như trong SGK.
Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống đươch ô nhiễm tiếng ồn ?
1: Tránh được còi xe to và kéo dài.
2 và 3: Làm âm truyền phản xạ về nhiều phía.
4: Làm ngăn cản âm truyền qua chúng. 
Vận dụng hãy trả lời câu C3 ?
Hướng dẫn :
Tác động vào nguồn âm như thế nào để làm giảm tiếng ồn ?
Xét luôn các ví dụ trên :Câm bóp còi.
Làm như thế nào để phân tán âm trên đường truyền ?
Lấy các ví dụ quan sát được trong thực tế :
Làm như thế nào để ngăn chặn âm không cho chúng truyền đến tai ?
Nêu các cách ngăn chặn âm đã biết.
Suy nghĩ để làm câu C4 ?
Nhớ lại đặc điểm của âm phản xạ tốt và âm phản xạ kém để hoàn thành câu C4 :
Vận dụng các kiến thức đã học để làm câu C5 ?
Nêu các biện pháp của mình.
Các HS khác cùng trao đổi xem phương án nào khả thi .
Liên hệ với thực tế cuộc sống của mình để tìm ra các biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn ?
Nhiều HS lấy các ví dụ khác nhau về các trường hợp ô nhiễm tiếng ồn :
Các HS cùng thảo luận về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đó .
A. NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. (10P).
C1.- Hình 15.1:Tiếng ồn to nhưng không kéo dài, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không gây ô nhiễm tiếng ồn.
- Hình 15.2: Tiếng khoan to, kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc và sức khoẻ. Ô nhiễm tiếng ồn.
- Hình 15.3: Tiếng ồn từ chợ to, kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.
.* Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người .
C2.Các trương hợp gây ô nhiễm tiếng ồn là :
+ Làm việc cạnh máy xay xát thóc, ngô.
+ Nhà ở cạnh chợ.
+ Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ.
II- TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN (15P).
1. Cấm bóp còi ở gần bệnh viện, trường học.
2. Xây tường ngăn cách.
3. Trồng cây xanh.
4. Làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ.
C3.
Cách làm giảm tiếng ồn
Biện pháp cụ thể giảm t. ồn 
1. Tác động vào nguồn âm
Cấm bóp còi xe
2. Phân tán âm trên đ. truyền
Trồng cây xanh
3. Ngăn không cho âm truyền đến tai
Xây tường chắn, làm trần nhà= xốp
C4.a, Vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít là: ghạch, bê tông.
b. Những vật liệu phản xạ âm tốt dùng để ngăn chặn âm là : Kính, lá cây, ..
III. VẬN DỤNG (10P)
C5. + Hình 15.2: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn của máy khoan không được quá 80 dB, người thợ phải dùng bông nút kín tai hoặc đeo bịt tai khi làm việc.
+ Hình 15.3: Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, trồng cây xung quanh, di chuyển chợ hoặc trường học đi chỗ khác.
C6. 
+ Tiếng lợ kêu buổi sớm ở các lò mổ: Yêu cầu chuyể lò mổ đi nơi khác, xây tường chắn xung quanh.
+ Làm việc cạnh nơi nổ mìn: Bịt, nút tai khi làm việc.
+ Loa phóng thanh công cộng hướng thẳng vào nhà và to: Yêu cầu mắc loa lên cao, bịt tai,.
III. HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ (1p).
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập : 15.1..15.6 (SGK).
Đọc phần có thể em chưa biết 
Trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra phần ôn tập.
Ngày soạn :28/12/2007 Ngày giảng :31/12/2007
Tiết 17: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I.
A. PHẦN CHUẨN BỊ. 
 I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: 
 - Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS
 - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các trường hợp trong thực tế của HS.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
 - Kết hợp các kiến thức để giải thích 1 vấn đề .
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, cẩn thận và chính xác.
II. CHUẨN BỊ. 
1. GV: Đệ kiểm tra học kì
 2. HS: Ôn tập kĩ kiến thức đã học.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP. 
 I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
- Kiểm tra sĩ số của lớp :
II. Đề kiểm tra 
TRẮC NGHIỆM (5đ).
I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau :
1. Ta nhìn thấy một vật khi:
a. Khi vật được chiếu sáng.
b. Khi vật phát ra ánh sáng.
c. Khi có ánh sáng từ vật ruyền vào mắt ta.
d. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu tới sáng vật.
2. Âm truyền qua các môi trường :
a. Không khí. c. Chất lỏng.
b. Chân không. d. Chất rắn.
3. Tiếng vang là :
a. Âm phản xạ.
b. Âm phản xạ đến cùng 1 lúc với âm phát ra .
c. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
II. Tìm từ thích hợp để viết câu chính xác :
1. Định luật truyền thẳng ánh sáng
Trong môi trường .và, ánh sáng truyền đi theo.
2. 
+ Các nguồn âm đều..khi phát ra âm.
+ Số dao động trong 1 giây là.
+ Đơn vị của tần số là.
+ Độ to của âm được đo bằng đơn vị.(dB).
I
.
.
S
 B. TỰ LUẬN (5đ).
1. Cho một điểm sáng S nằm trước gương phẳng
Và 1 điểm tới I nằm trên gương. 
Hãy vẽ 1 tia tới, 1 tia phản xạ tại điểm tới I ?
2. Khi có tia chớp, ta nghe thấy một tiếng nổ lớn và 
những tiếng ì ầm kéo dài (tiếng sấm dền).
Hãy giải thích tại sao lại có tiếng sấm dền đó ?
III. ĐÁP ÁN:
	A. TRẮC NGHIỆM:
I.Mỗi ý đúng được 0,3đ 
1. c
 2. a,c,d
 3. c
II.Mỗi ý đúng được 3,5đ.
1: + Trong suốt + Đồng tính + Đường thẳng.
 2: + Dao động + Tần số + Héc (Hz) + Đêxiben
	B. TỰ LUẬN.
1: 2đ
Vẽ đường pháp tuyền của gương tại điểm tới I.
Vẽ tia tới tại điểm tới I.
Vẽ tia phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng.
2: 3đ
Khi tiếng sấm nổ ra, âm bị ngăn cản bởi cây cối và các vật trên Trái Đất. Sau đó bị phản xạ lại thành tiếng vang gây ra hiện tượng sấm rền.
IV. Nhận xét và đánh giá:
- Ý thức làm bài kiểm tra của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docHK I.doc