Giáo án Vật lý 7 kì 2 - Trường THCS Phong Nẫm

Giáo án Vật lý 7 kì 2 - Trường THCS Phong Nẫm

Chương III. ĐIỆN HỌC

Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I. Mục tiêu:

 Kiến thức:

 + Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

 + Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)

 Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.

 Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

II. Chuẩn bị:

 Đối với mỗi nhóm:

 - Một thước nhựa, một thanh thuỷ tinh, một mảnh nilông.

 - Một quả cầu xốp, một giá treo, một bảng tôn.

 - Một mảnh len, giấy vụn, 1 bút thử điện.

 

doc 42 trang Người đăng vultt Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 kì 2 - Trường THCS Phong Nẫm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần: 20 	Ngày soạn:
	Tiết: 20	Ngày dạy:
Chương III. ĐIỆN HỌC
Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: 
	+ Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
	+ Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)
	Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
	Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II. Chuẩn bị:
	Đối với mỗi nhóm:
	- Một thước nhựa, một thanh thuỷ tinh, một mảnh nilông.
	- Một quả cầu xốp, một giá treo, một bảng tôn.
	- Một mảnh len, giấy vụn, 1 bút thử điện. 
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, tạo tình huống học tập (7 phút)
Cho HS trả lời các câu hỏi đầu chương.
Tạo tình huống học tập như nội dung đầu bài của SGK.
Đọc 6 câu hỏi đầu chương.
Đọc thông tin đầu bài của SGK.
Ghi đề bài vào vở
Chương III. ĐIỆN HỌC
Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Hoạt động 2: Vât nhiễm điện (25 phút)
Cho HS đọc phần thí nghiệm 1.
Để làm thí nghiệm 1 ta cần những dụng cụ nào?
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1.
Nhắc HS khi cọ xát các vật phải kiểm tra xem có hiện tượng gì xãy ra không.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Từ kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành thí nghiệm 1.
Cho HS đọc thí nghiệm 2
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 2.
Gọi HS hoàn thành kết luận 2.
Thông báo kết luận về vật bị nhiễm điện như nội dung SGK.
Đọc nội dung phần thí nghiệm.
Nêu các dụng cụ của thí nghiệm để hoàn thành kết quả vào bảng.
Đại diện nhóm trình bày kết quả vào bảng.
Hoàn thành kết luận 1: có khả năng hút.
Đọc nội dung thí nghiệm 2.
Kết luận 2: làm sáng
Đọc và ghi vào vở
I. Vật nhiễm điện
Kết luận 1:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Kết luận 2:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
Yêu cầu HS đọc và trả lời các nội dung câu hỏi C1, C2, C3
Gọi HS trả lời
Lần lượt HS trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
C1: lượt và tóc cọ xát lượt và tóc đều nhiễm điện lượt nhựa hút kéo tóc thẳng ra.
C2: Cánh quạt quay cọ xát không khí cánh quạt bị nhiễm điện. Mép quạt nhiễm điện nhiều nhất.
C3: Gương , kính, màn hình tivi cọ xát với khăn lao khô nhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần.
Hoạt động 4: Dặn dò (3 phút)
Học bài.
Đọc mục có thể em chưa biết.
Xem trước bài “Hai loại điện tích”.
Các nhóm chuẩn bị hai mảnh nilông.
Tuần: 21	Ngày soạn:
Tiết: 21	Ngày dạy:
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: 
	+ Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
	+ Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
	+ Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
	Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát.
	Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
	Đối với mỗi nhóm:
	- Hai mảnh nilông, 1 bút chì.
	- Một kẹp giấy, hai đủa nhựa.
	- Một mũi nhọn đặt trên đế nhựa. 
	- Một mảnh len, một mảnh lụa.
	- Một thanh thuỷ tinh.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút)
Câu hỏi kiểm tra: vật nhiễm điện có tính chất gì?
Đánh giá, ghi điểm cho HS.
Tạo tình huống học tập như nội dung đầu bài của SGK.
Trả lời: nêu tính chất vật bị nhiễm điện như SGK.
Ghi đề bài vào vở
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Hoạt động 2: Hai loại điện tích (17 phút)
Yêu cầu HS đọc nội dung thí nghiệm 1.
Cho các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm 
Theo dõi giúp đỡ các nhóm hoàn thành thí nghiệm. 
Gọi HS hoàn thành phần nhận xét.
Cho HS đọc và làm thí nghiệm 2 như SGK
Gọi đại diện nhóm hoàn thành phần nhận xét.
Từ kết quả của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 các em hãy hoàn thành nội dung kết luận.
Giới thiệu các quy ước về hai loại điện tích
Đọc thí nghiệm 1.
Nhận dụng cụ để tiến hành làm thí nghiệm 
Làm thí nghiệm để hoàn thành phần nhận xét.
Hoàn thành nhận xét:
 Cùng - đẩy
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 2.
Nhận xét
Hút – khác
Kết luận:
Hai – đẩy - hút 
Đọc và ghi kết luận vào vở.
I. Hai loại điện tích
Kết luận:
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Quy ước: Gọi điện tích của hai thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
Hoạt động 3: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (10 phút)
Treo mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4
Cho HS đọc phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Cho HS nhận biết kí hiệu hạt nhân và êlectrôn đếm số dấu “+” ở hạt nhân và số dấu “-“ ở các êlectrôn để nhận biết nguyên tử trung hoà về điện.
Thông báo: Nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu xếp sát nhau thành hàng dài thẳng 1mm có khoảng 10 triệu nguyên tử.
Quan sát tranh vẽ
Đọc phần II SGK
Nhận biết kí hiệu hạt nhân mang điệ tích dương và êlectrôn mang điện tích âm.
Chú ý lắng nghe
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điên tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
Yêu cầu HS đọc và trả lời các nội dung câu hỏi C2, C3, C4 SGK
Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vật có điện tích dương và điên tích âm hay không? Nếu có chúng tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật?
Tại sao trước khi cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ
Cho HS trả lời câu hỏi C4.
Gọi các HS khác nêu nhận xét.
Lần lượt HS trả lời các câu hỏi 
C2: Có, các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, các điên tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương, âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.
Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
Nhận xét các câu trả lời của bạn.
Hoạt động 5: Dặn dò (3 phút)
Học bài.
Đọc mục có thể em chưa biết.
Xem trước bài “Dòng điện – nguồn điện”.
Các nhóm chuẩn bị pin.
Tuần: 22	Ngày soạn:
Tiết: 22	Ngày dạy:
DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: 
	+ Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn, bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyuển có hướng.
	+ Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của pin hay acquy).
	+ Mắt và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
	Kĩ năng: Làm thí nghiệm.
	Thái độ: 
	- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
	- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.	
II. Chuẩn bị:
	Đối với mỗi nhóm:
	- Các loại pin.
	- Mảnh phim nhựa.
	- Bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn.
	- Công tắc, đoạn dây nối.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (7 phút)
Câu hỏi kiểm tra: có mấy loại điện tích? Thế nào là vật mang điện tích dương, thế nào là vật mang điện tích âm?
Đánh giá, ghi điểm cho HS.
Tạo tình huống học tập như nội dung đầu bài của SGK.
Trả lời: Một HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Nhận xét câu trả lời của bạn
Ghi đề bài vào vở
Bài 19. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN 
Hoạt động 2: Dòng điện (12 phút)
Có điện và mất điện có nghĩa là gì? Có phải đó là có điện tích và mất điện tích không? Vì sao?
Cho HS quan sát hình 19.1 SGK.
Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C1, C2.
Cho các HS khác nêu nhận xét.
Từ câu trả lời C1 và C2 cho HS hoàn thành phần nhận xét.
Vậy dòng điện là gì?
Có điện là có điện tích; mất điện là mất điện tích là sai vì điện tích có ở mỗi chổ, mọi vật xung quanh ta.
quan sát hình 19.1 SGK.
Trả lời: C1, C2.
C1. a. nước; b. chảy
C2. Muốn đèn này lại sáng thì cần cọ xát để làm nhiễm điện mãnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa.
Nhận xét: Dịch chuyển.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
I. Dòng điện
Kết luận
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Hoạt động 3: Nguồn điện (15 phút)
Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
Mỗi nguồn điện có hai cực, đó là cực nào?
Kí hiệu như thế nào?
Cho HS quan sát các loại pin thật và trả lời nội dung câu hỏi C3.
Cho HS quan sát hình 19.3 
Để mắc mạch điện có nguồn điện như hình 19.3 ta cần những dụng cụ gì?
Cho HS hoạt động nhóm mắc mạch điện có nguồn điện.
Theo dõi, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện.
Chú ý lắng nghe.
Đó là cực dương và cực âm.
Cực dương (+); cực âm (-)
Quan sát và  ... 	Ngày dạy:
Bài 27. Bài thực hành
 ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I. Mục tiêu:
	Kiến thức, kỹ năng: 
	+ Biết mắc song song hai bóng đèn.
	+ Thực hành đo và phát hiện quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.	
	Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.	
II. Chuẩn bị:
	Đối với mỗi nhóm:
	- Một nguồn điện, hai pin.
	- Một vôn kế, một ampe kế.
	- Hai bóng đèn pin.
	- 1 công tắc, 9 đoạn dây nối.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, ôn lại kiến thức (5 phút)
Cho HS nhắc lại kiến thức sau:
Dụng cụ nào dùng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song
Cho các HS khác nêu nhận xét
Là ampe kế và vôn kế
Chốt “+” mắc về phía cực dương của nguồn điện
Nêu nhận xét
Hoạt động 2: Nội dung thực hành (30 phút)
Cho HS quan sát hình 28.1a và 28.1b để nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp.
Hướng dẫn HS lắp ráp thí nghiệm.
Lưu ý HS:
Đóng, ngắt công tắc 3 lần khi tiến hành làm thí nghiệm.
Hướng dẫn HS đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
Yêu cầu HS hoàn thành mẫu báo báo thực hành.
Quan sát hình.
Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành mắc thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
Sơ đồ mạch điện:
 K
Nhận xét:
Bằng nhau, như nhau.
U12 = U34 = UMN
Nhận xét: 
Tổng: 
I = I1 + I2
Hoàn thành nội dung báo cáo.
Hoạt động 3: Nhận xét – đánh giá (7 phút)
Kiểm tra việc hoàn thành mẫu báo cáo thực hành.
Nhận xét những ưu, khuyết điểm của các nhóm trong quá trình thực hành.
Cho HS thu dọn dụng cụ.
Các nhóm nộp mẫu báo cáo thực hành.
Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho các lần thực hành sau.
Thu dọn dụng cụ và chuẩn bị cho tiết học sau.
Hoạt động 3: Dặn dò (3 phút)
Xem lại các cách mắc mạch điện.
Đọc trước bài “An toàn khi sử dụng điện”
Các nhóm chuẩn bị 2 pin.
Ôn tập các kiến thức đã học về cầu chì ở lớp 5.
Tuần: 34	Ngày soạn:
Tiết: 34	Ngày dạy:
Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: 
	+ Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
	+ Biết sử dụng đúng cầu chì để chánh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
	+ Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
	Kĩ năng: 
	Sử dụng điện an toàn.	
	Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.	
II. Chuẩn bị:
	Đối với mỗi nhóm:
	- Một nguồn điện.
	- 1 công tắc, một bóng đèn pin.
	- Một mô hình người điện.
	- Một ampe kế, một cầu chì.
	- 5 đoạn dây nối.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, tạo tình huống học tập (5 phút)
Tạo tình huống học tập: cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng con người. vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn?
Ghi đề bài vào vở
Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Hoạt động 2: Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm (13 phút)
Cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để HS quan sát và trả lời nội dung câu hỏi C1.
Cho HS lắp ráp thí nghiệm như mạch điện hình 29.1
Gọi đại diện nhóm hoàn thành phần nhận xét.
Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng sinh lý của dòng điện.
Hướng dẫn HS tìm hiểu mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
Cho HS nhắc lại giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
Quan sát và trả lời C1. Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúcc với chốt cài hai đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
Các nhóm tiến hành mắc thử điện như hình 29.1.
Từ kết quả thí nghiệm hoàn thành phần nhận xét.
Chạy qua – bất cứ.
Nêu tác dụng sinh lý của dòng điện.
Chú ý lắng nghe và đọc thông tin SGK.
Đọc và ghi bài vào vở.
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra nguy hiểm
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.
Hoạt động 3: Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì (10 phút)
Cho HS đọc phần hiện tượng đoản mạch.
Làm thí nghiệm như hình 29.2 SGK.
Em hãy so sánh số chỉ ampe kế I1 và I2
Cho HS hoàn thành nội dung phần nhận xét.
Vậy hiện tượng đoản mạch có tác hại như thế nào?
Cho HS quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3
Có hiện tượng gì xãy ra với cầu chì khi đoản mạch.
Cho HS quan sát cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C5.
Đọc nội dung phần hiện tượng đoản mạch.
Quan sát thí nghiệm do GV làm.
Từ kết quả thí nghiệm:
I1 < I2 
Hoành thành nhận xét:
Lớn hơn.
Nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch
Quan sát hình
C2. Khi hiện tượng đoản mạch xãy ra với mạch điện, hình 29.3, cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch.
C4. Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt.
C5. Dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắt mạch)
2. Tác dụng của cầu chì.
Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
Hoạt động 5: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (10 phút)
Giới thiệu một số quy tắc an toàn khi sử điện.
Yêu cầu HS quan sát hình 29.5a, b và cường độ dòng điện SGK.
Gọi HS trả lời nội dung câu hỏi C6, hình 29.5a
Tiếp tục gọi HS trả lời hình 29.5b, c
Chú ý lắng nghe và xem thông tin SGK.
Quan sát hình.
C6. Hình 29.5a lỗ dây điện có chỗ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể gây điện giật và là nguy hiểm.
Lần lượt HS trả lời câu hỏi.
III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Hoạt động 5: Củng cố (8 phút)
Cho HS nhắc lại các kiến thức sau:
Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
Tác dụng của cầu chì.
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Lần lượt nhắc lại kiến thức theo nội dung bài học.
Hoạt động 6: Dặn dò (3 phút)
Đọc mục có thể em chưa biết.
Học bài.
Xem trước bài tổng kết chương 3. “Điện học”
Tiết sau các nhóm chuẩn bị pin.
Đọc và trả lời nội dung tự kiểm tra.
Tuần: 35	Ngày soạn:
Tiết: 35	Ngày dạy:
Bài 30. Tổng kết chương 3
ĐIỆN HỌC
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: 
	+ Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương “Điện học”.
	+ Vận dụng một cáh tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
	Kĩ năng: 
	Tính toán khi giải bài tập.	
	Thái độ: Hứng thú học tập.	
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng phụ kẻ trò chơi ô chữ (hình 30.5).
	HS: Ôn tập kiến thức.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định lớp, tự kiểm tra (15 phút)
Cho HS nhắc lại kiến thức sau:
Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện.
Đợn vị và dụng cụ đo hiệu điện thế.
Đặt câu với cụm từ: Hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?
Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?
Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Cho các HS khác nêu nhận xét.
Trả lời câu hỏi:
Đơn vị đo là ampe (A)
Dụng cụ đo là ampe kế.
Đơn vị đo là vôn (V)
Dụng cụ đo là vôn kế
Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
I = I1 = I2
U = U1 + U2 
U = U1 + U2 
I = I1 + I2
Trình bày các quy tắc an toàn khi sử dụng điện như nội dung bài học.
Hoạt động 2: Vận dụng (18 phút)
Cho HS quan sát hình 30.3 SGK 
Thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C6.
Cho HS quan sát mạch điện có sơ đồ như hình 30.4 SGK.
Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
Quan sát hình và trả lời.
Thí nghiệm Cường độ dòng điện tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
C6. Dùng nguồn điện 6V trong số đó là phù hợp nhất.
Vì hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V (để sáng bình thường) khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.
Quan sát sơ đồ mạch điện
Số chỉ của ampe kế A2 là 
0,35A – 0,1A = 0,23A
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ (10 phút)
Chia lớp ra làm hai đội theo thứ tự mỗi đội được quyền chọn trước một hàng ngang bất kỳ và cử đại diện lên điền đúng từ hàng ngang thì được điểm, đội 2 được quyền điền chữ.
Nếu cả hai đội đều không điền đúng thì hàng ngang đó bỏ trống.
Lần lượt các đội chọn hàng ngang khác để điền chữ. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trước tiên được 2 điểm.
Tổn kết trò chơi.
Công bố đội thắng cuộc.
Hai đội cử ra đội trưởng để điều hành các bạn trong đội.
Kết quả ô chữ
C
Ự
C
D
Ư
Ơ
N
G
A
N
T
Ò
A
N
Đ
I
Ệ
N
V
Ậ
T
D
Ẫ
N
Đ
I
Ệ
N
P
H
Á
T
S
Á
N
G
L
Ự
C
Đ
Ẩ
Y
N
H
I
Ệ
T
N
G
U
Ồ
N
Đ
I
Ệ
N
V
Ô
N
K
Ế
HS cùng GV nhận xét tổng kết chò chơi.
Hoạt động 3: Dặn dò (3 phút)
Xem lại các câu hỏi đã trả lời.
Xem lại nội dung các bài đã học
Học bài
Chuẩn bị kiểm tra HKII.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LI 7 HKII.doc