Giáo án Vật lý 7 tiết 14 bài 13: Môi trường truyền âm

Giáo án Vật lý 7 tiết 14 bài 13: Môi trường truyền âm

TIẾT 14. BÀI 13. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

- Nờu được trong các môi trường khác nhau thỡ tốc độ truyền âm khác nhau.

2. Kĩ năng.

- Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.

- Vận dụng kiến thức về môi trường truyền âm giải bài tập.

- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.

3. Thái độ.

- Hs tích cực trong các hoạt động, Hứng thú với bài học

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 14 bài 13: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/11/2010
Ngày giảng Lớp 7A: 25 /11/2010.
 Lớp 7B: 23/11/2010.
tiết 14. Bài 13. môi trường truyền âm
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nờu được õm truyền trong cỏc chất rắn, lỏng, khớ và khụng truyền trong chõn khụng.
- Nờu được trong cỏc mụi trường khỏc nhau thỡ tốc độ truyền õm khỏc nhau.
2. Kĩ năng.
- Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.
- Vận dụng kiến thức về môi trường truyền âm giải bài tập.
- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
3. Thái độ.
- Hs tích cực trong các hoạt động, Hứng thú với bài học
II. Đồ dùng.
1. Giáo viên:
Bảng phụ.
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+ 2 trống	
+ 2 quả cầu bấc
+ 1 nguồn phát âm dùng vi mạch hoặc pin
+1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình
2. Học sinh: Bảng phụ theo các nhóm.
III. Phương pháp: Trực quan , Vấn đáp tìm tòi,HĐN
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Khởi động.(13phút)
Mục tiêu: Hs ổn định tổ chức, tự kiểm tra- đánh giá kiến thức về độ to của âm.
 Tạo tình huống học tập.
Đồ dùng. Không.
Cách tiến hành.
- Gv ổn định tổ chức lớp: cho HS báo cáo sĩ số.
- Gv tổ chức cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian 10phút:
 Đề bài.
 1. Biên độ dao động là gì?Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm như thế nào? Đơn vị đo độ to của âm là gì?
 2. Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?
 Đáp án + Thang điểm.
1. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trớ cõn bằng của nú được gọi là biờn độ dao động.
 Âm phỏt ra càng to khi biờn độ dao động của nguồn õm càng lớn.
 Độ to của õm được đo bằng đơn vị đờxiben (kớ hiệu dB).
2. Vì khi thổi mạnh biên độ dao động của kèn lá chuối càng lớn nên âm phát ra càng to. 
2điểm
3điểm
1điểm
4điểm
- Gv tổ chức tình huống học tập:
Phương án 1: như SGK.
Phương án 2: Trong chiến tranh các anh bộ đội đi tham gia chiến dịch, để tránh lọt vào ổ phục kích của địch, các anh thường áp tai xuống đất để nghe xem có tiếng chân của đối phương không? Vậy tại sao khi áp tai xuống đất lại có thể nghe rõ hơn đứng hoặc ngồi? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu.
* Hoạt động 2: Nghiên cứu môi trường truyền âm ( 22 phút )
Mục tiêu: Hs nờu được õm truyền trong cỏc chất rắn, lỏng, khớ và khụng truyền trong chõn khụng. Nờu được trong cỏc mụi trường khỏc nhau thỡ tốc độ truyền õm khỏc nhau.
 Rèn kĩ năng quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung các câu hỏi.
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
 + 2 trống	
 + 2 quả cầu bấc
 + 1 nguồn phát âm dùng vi mạch hoặc pin
 +1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình
Cách tiến hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu TN1
- chuẩn bị TN theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS: Cầm tay vào trống 1 tránh âm truyền qua chất rắn là thanh trụ giữa 2 trống hoặc mặt bàn đặt 2 trống.trống 2 đặt trên giá đỡ.
GV quan sát HS làm TN
- Hướng dẫn HS thảo luận kết quả TN theo 2 câu hỏi C1 và C2.
GV chốt lại câu đúng
- Yêu cầu HS đọc TN 2 SGK , bố trí TN như H13.2
- Yêu cầu làm TN theo nhóm bàn, nêu hiện tượng, quan sát hiện tượng và cho biết kết quả.
- Yêu cầu đại diện vài nhóm trả lời C3
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời:
+ Dụng cụ TN là gì?
+ Tiến hành TN như thế nào?
+ Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?
GV: Âm có thể truyền qua môi trường chân không hay không?
GV treo tranh vẽ H13.4 giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN.
? Qua TN trên các em rút ra kết luận gì?
GV hướng dẫn HS thảo luận và ghi kết luận đúng vào vở.
- Yêu cầu HS đọc thông báo mục 5.
Trả lời câu C6
GV chốt lại câu đúng
-Cá nhân HS nghiên cứu TN
HS hoạt động nhóm:
HS chuẩn bị và tiến hành TN, yêu cầu thấy được:
+ Khi gõ mạnh trống 1 quan sát thấy cả 2 quả cầu đều dao động. Quả cầu 1 dao động mạnh hơn quả cầu 2.
- Cá nhân HS tham gia thảo luận câu C1, C2.
-HS trong nhóm làm TN, thay đổi vị trí cho nhau để tất cả cùng thấy được hiện tượng
- HS trả lời C3
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV:
+ Tiến hành TN theo nhóm, quan sát và lắng nghe âm phát ra.
- HS nêu hiện tượng để trả lời C5
- HS hoàn thành kết luận và ghi vở.
HS đọc SGK và cá nhân HS trả lời câu C6
I. Môi trường truyền âm:
* Thí nghiệm SGK-37
1. Sự truyền âm trong chất khí:SGK- 37
C1: Rung động và lệch khỏi vị trí ban đầu, chứng tỏ âm được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ 2.
C2: Quả cầu bấc thứ 2 có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc 1
2. Sự truyền âm trong chất rắn:
* TN SGK-37
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng:
* TN SGK-38
C4: ÂM truyền đến tai qua những môi trường rắn,lỏng, khí.
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
* TN SGK-38
C5: Chứng tỏ âm truyền được trong chân không.
* Kết luận:
Âm có thể truyền qua những môi trường rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
5. Vận tốc truyền âm:
SGK-38
C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí.
* Hoạt động 3: Vận dụng ( 8 phút )
Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.Vận dụng kiến thức về môi trường truyền âm giải bài tập.
 Rèn kĩ năng trình bày ý kiến trước mọi người.
Đồ dùng: Không.
Cách tiến hành.
- GV nêu nọi dung câu hỏi C7 yêu cầu HS cá nhân trả lời.
- Gv nhận xét và chốt lại.
- Gv cho HS tìm hiểu thông tin câu C8 và thực hiện.
- Gv tổng hợp và sửa chữa, chốt lại.
- Gv nêu lại câu hỏi đầu bài yêu cầu Hs trả lời.
- Gv tổ chức cho Hs nhận xét và chốt lại.
- Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong 4 phút làm C10.
- Gv cho các nhóm nhận xét và chốt lại.
Hs hoạt động cá nhân nghiên cứư suy nghĩ phương án trả lời C7 và báo cáo.
- Hs cá nhân lần lượt nêu ví dụ để trả lời C8.
- Hs cá nhân trả lời C9.
- Hs sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn làm C10 và báo cáo.
- Hs nhận xét và tự sửa chữa, ghi nhận.
II. Vận dụng:
C7; Môi trường không khí.
C8:
C9: Vì mặt dất truyền âm tốt hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
C10: Không, vì âm không thể truyền qua môi trường chân không.
* Hoạt động 4: Củng cố hướng dẫn về nhà.(2phút)
Mục tiêu: Hs củng cố kiến thức trọng tâm.
 Ghi nhớ các công việc về nhà.
Đồ dùng. Không
Cách tiến hành.
- Gv vấn đáp .
? Môi trường nào truyền được âm, môi trường nào không truyền được âm.
? Môi trường nào truyền âm tốt nhất ?
- Gv dặn dò.
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm BT từ 13.1-> 13.5 SBT-14
- Đọc phần: “ có thể em chưa biết”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14. Moi truong truyen am.doc