Giáo án Vật lý 7 tiết 19 đến 30

Giáo án Vật lý 7 tiết 19 đến 30

Tuần: 19 Bài CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC

Tiết: 19

Ngày soạn: . / / SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS mô tả được 1 hiện tượng hoặc 1 TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.

2. Kỹ năng: Làm và quan sát các TN nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC

 - GV: Dụng cụ thí nghiệm hình 17.1; 17.2 SGK.

 

doc 31 trang Người đăng vultt Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 19 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17
Tuần: 19	 Bài	 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Tiết: 19	
Ngày soạn: .// 	 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS mô tả được 1 hiện tượng hoặc 1 TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
2. Kỹ năng: Làm và quan sát các TN nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ thí nghiệm hình 17.1; 17.2 SGK.
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Oån định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Làm TN phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
GV: Yêu cầu HS đọc TN SGK. Nêu các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
GV: Chú ý trước khi cọ xát cần kiểm tra xem thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thuỷ tinh lại gần mảnh giấy vụn, quả cầu xốp xem có hiện tượng gì xảy ra không?
- Cho HS cọ mạnh nhiều lần theo một chiều.
- Ghi kết quả vào bảng.
- Qua bảng trên hãy điền vào kết luận 1.
GV: Nhận xét chung.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN 2.
- Kiểm tra tấm tôn trước khi cọ xát.
- Sau khi cọ xát quan sát bóng đèn bút thử điện.
- Qua TN trên hãy điền vào kết luận 2.
GV: Nhận xét chung.
GV: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác, làm sáng bóng đèn bút thử điện à gọi là vật bị nhiễm điện hay gọi là vật mang điện tích.
H: Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
GV: Nhận xét chung.
HĐ3: vận dụng
GV: Cho HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu C1, C2, C3.
- Yêu cầu HS trong nhóm trả lời.
GV: Nhận xét chung, chốt lại câu trả lời đúng.
HS: Dự đoán
HS: đọc TN SGK. Nêu được các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
HS: Tiến hành TN theo nhóm.
Ghi kết quả vào bảng.
HS: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
HS: tiến hành TN 2.
Kiểm tra tấm tôn, quan sát bóng đèn bút thử điện.
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
HS: Vật bị nhiễm điện có khả năng hút vật khác. 
HS: thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu C1, C2, C3.
 C1: Lược và tóc cọ xát à lược và tóc đều nhiễm điện à lược nhựa hút tóc kéo thẳng ra.
C3: - Khi thổi luồn gió làm bụi bay.
- cánh quạt quay cọ xát với không khí à cánh quạt bị nhiễm điện à cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó.
C3: Tương tự như trên.
I. Vật nhiễm điện
* Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
* Kết luận 2: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
* Kết luận:
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Vì sao khi cọ xát vật có khả năng hút các vật khác?
5 Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, đọc phần "có thể em chưa biết".
- Làm bài tập 17.1 đến 17.3 trong SBT.
- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.
187
Tuần: 20	 Bài	 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Tiết: 20	 	
Ngày soạn: .// 	 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết có hai loại điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn. 
2. Kỹ năng: Làm TN về nhiễm điện do cọ xát. 
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ thí nghiệm hình 18.1; 18.2; 18.3 SGK.
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Oån định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Có thể làm cho một vật bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
	- Yêu cầu HS trả lời BT 17.1; 17.2 SBT.
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Làm TN tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm lực tác dụng giữa chúng.
GV: Yêu cầu HS đọc TN 18.1 SGK.
H: Dụng cụ cần có để làm TN là gì?
- Yêu cầu HS tiến hành TN hình 18.1.
- Chú ý: cọ xát đều, không quá mạnh, cọ xát theo một chiều với số lần như nhau.
H: Hiện tượng gì xảy ra khi hai mảnh ni lông bị nhiễm điện?
GV: Nhận xét kết quả TN của HS.
H: Hai mảnh ni lông khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Tại sao?
GV: Nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc TN 18.2 SGK.
H: Dụng cụ cần có để làm TN là gì?
- Yêu cầu HS tiến hành TN hình 18.2.
- Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét.
GV: Người ta đã tiến hành nhiều TN khác nhau và đều rút ra nhận xét như vậy.
HĐ3: Làm TN 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại.
- Yêu cầu HS đọc TN 2 SGK.
H: Dụng cụ cần có để làm TN là gì?
- Yêu cầu HS tiến hành TN hình 18.3.
- Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét.
GV: Nhận xét đánh giá.
H: Qua hai TN trên ta rút ra kết luận gì?
GV: Nêu quy ước về điện tích.
- Yêu cầu HS trả lời câu C1.
HĐ4: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
GV Treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4.
- Yêu cầu HS đọc phần II.
H: Em hãy trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử?
GV: Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, nếu xếp sát nhau thành 1 hàng dài 1mm có khoảng 10 triệu nguyên tử.
HĐ4: Vận dụng
GV: Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2, C3, C4 trong (3').
H: Khi nào một vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán
HS: Đọc TN 18.1 SGK.
- Dụng cụ cần có để làm TN là: Hai mảnh nilông, miếng len.
HS: tiến hành TN hình 18.1.
HS: Hai mảnh nilông đẩy nhau.
HS: Hai vật giống nhau, cùng cọ xát vào một vật do đó hai mảnh nilông phải nhiễm điện giống nhau.
HS: đọc TN 18.2 SGK.
- Dụng cụ cần có: hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau.
HS: tiến hành TN hình 18.2.
HS: hoàn thành nhận xét: (cùng loại), (đẩy nhau).
HS: đọc TN 2 SGK.
- Dụng cụ cần co là: thanh thuỷ tinh và thanh thước nhựa sẫm màu.
HS: tiến hành TN hình 18.3.
HS: Hoàn thành nhận xét: (hút nhau), (khác loại).
HS: Kết luận:
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đảy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. 
HS: Quan sát tranh.
HS: đọc phần II.
HS: thảo luận rtrả lời câu C2, C3, C4.
C2: Chúng tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và điện tích ân trung hoà lẫn nhau.
C4: Hình b. nhiễm điện dương, thước nhựa nhiễm điện âm.
I. Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
4. Tổng kết toàn bài:
	- Có mấy loại điện tích? Chúng có tính chất như thế nào?
	- Vật nhận thêm êlectrôn mang điện tích gì? Vật mất êlectrôn mang điện tích gì?
	- Vật trung hoà về điện là như thế nào?
5 Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà học bài, đọc phần "có thể em chưa biết".
- Làm bài tập 18.1 đến 18.4 trong SBT.
- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.
197
Tuần: Tuần: 21	 Bài DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN 
Tiết: 21	 	
Ngày soạn: .// 	 	 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được một TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng.
- Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và day nối hoạt động.
2. Kỹ năng: Làm TN , sử dụng bút thử điện. 
3. Thái độ: Trung thực, kiên trì ,hợp tác trong hoạt động nhóm. Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ thí nghiệm hình 19.1; 19.2; 19.3. SGK.
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích?
	- Thế nào là vật mang điện tích dương? Điệb tích âm?
	- Yêu cầu HS trả lời BT 18.1; 18.2 SBT.
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Tìm hiểu dòng điện là gì?
GV Treo hình 19.1, yêu cầu HS các nhóm quan sát tranh vẽ, tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu C1.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm (2'), trả lời.
- Yêu cầu HS trả lời câu C2: Làm TN hình 19.1 c)kiểm tra lại khi bút thử điện ngừng sáng.
H: Làm thế nào để bút thử điện lại sáng?
- Yêu cầu HS trả lời phần nhận xét.
GV: Nhận xét chung.
- Thông báo dòng điện là gì?
HĐ3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng.
GV: Thông báo tác dụng của nguồn điện, nguồn điện có hai cực là cực dương (kí hiệu: +), cực âm (kí hiệu: -).
H: Em hãy lấy một vài VD về nguồn điện?
GV: Nhận xét.
- Gọi HS chỉ cực dương, cực âm trên pin, ắcquy cụ thể.
HĐ4: Mắc mạch điện.
GV: Hướng dẫn HS mắc mạch điện đơn giản như hình 19.3 SGK. Sao cho:
- Đèn sáng.
- Đèn không sáng. Lí do tại sao đèn không sáng?
GV: Nhận xét chung.
HĐ5: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C4.
GV: Nhận xét chung.
- Cho HS làm BT 19.1/20. SBT.
- Yêu cầu HS trả lời.
HS: Dự đoán
HS các nhóm q ... điện hình 24.3, chỉ rỏ chốt dương, chốt âm của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ.
GV: nhận xét chung.
- Dựa vào bảng 2, hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo I qua dụng cụ nào?
GV: Nhận xét chung.
GV: Tiéến hành cho HS mắc mạch điện hình 24.3 và làm theo yêu cầu như SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu C2.
HĐ5: Vận dụng
GV: Cho HS thảo luận (2') trả lời các câu C3, C4, C5.
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán
HS:Quan sát.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Bóng đèn sáng mạnh, yếu.
HS: Hoàn thành phần nhận xét.
- Khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
HS: Tìm hiểu ampe kế.
HS: Trả lời câu C1.(Tuỳ vào các ampe kế của các nhóm).
HS: Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3, chỉ rỏ chốt dương, chốt âm của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
HS: Trả lời. 
HS: Mắc mạch điện hình 24.3 và làm theo yêu cầu như SGK.
HS: C3: 
a. 0.178A = 178mA.
b. 0.38A = 380mA.
c. 1250mA = 1.250A.
d. 280mA = 0.280A.
C4: 2-a; 3-b; 4-c.
C5: a.
I. Cường độ dòng điện
1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên.
Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện.
-Số chỉ của ampe kế cho biết nức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
- Cường độ dòng điện được kí hiệu: I.
- Đơn vị: ampe, kí hiệu: A.
II. Ampe kế
 Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
III. Đo cường độ dòng điện.
Kí hiệu của ampe kế:
4. Tổng kết toàn bài:
- Cường độ dòng điện cho biết điều gì? Kí hiệu của cường độ dòng điện, đơn vị?
- Ampe ké là dụng cụ dùng để làm gì? Khi tiến hành đo cường độ dòng điẹn ta cần chú ý điều gì?
- 1mA = ? (A) 	1A = ? (mA) 
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học bài, đọc phần có thể em chưa biết. Làm các bài tập trong SBT.
- Xem trước bài mới.
-Tiết sau kiểm tra một tiết.
25217
Tuần: 29	 Bài	 HIỆU ĐIỆN THẾ
Tiết: 29	 	
Ngày soạn: 3015/3/201008 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được ở hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điẹn khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế.
- Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là Vôn (V).
2. Kỹ năng: Sử dụng được Vôn kế để đo HĐT giữa hai cực để hở của pin hay ăcquy và xác định rằng HĐT này ( đối với pin còn mới) cố giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ pinmắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ TN: ampe kế, Vôn kế, nguồn điện (4 nhóm). 
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài 
- Cường độ dòng điện cho biết điều gì? Kí hiệu của cường độ dòng điện, đơn vị?
2,5A = ? (mA) (2,5.1000 = 2.500mA).
- Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì? Khi tiến hành đo cường độ dòng điện ta cần chú ý điều gì? 1.500mA = ? (A) 	(1.500 : 1.000 = 1,5mA).
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Hiệu điện thế.
sHãy lấy ví dụ về nguồn điện?
GV: Nhận xét chung.
s Nguồn điện có mấy cực? Kể tên?
GV: Nhận xét chung.
- Thông báo về hiệu điện thế mhư SGK.
- Kí hiệu: U, đơn vị: Vôn, kí hiệu: V.
1mV = 0,001V. 
à 1V = 1.000mV.
1kV = 1.000V.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1 SGK. Thảo luận trong 2’.
GV: Nhận xét chung.
HĐ3: Tìm hiểu vôn kế.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
s Vôn kế là gì?
GV: Nhận xét chung.
- Yêu cầu HS thảo luận 3’ trả lời các mục 1,2,3,4,5 của câu hỏi C2.
- Yêu cầu HS trả lời.
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Đo HĐT giữa hai cực để hở của nguồn điện khi mạch hở.
GV: Giới thiệu kí hiệu của Vôn kế.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các mục 1.SGK.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện hình 25.3.
GV: Nhận xét chung.
- Hướng dẫn HS thảo luận trả lời các mục 2,3,4,5 SGK trong 3’.
GV: Nhận xét chung.
s So sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế?
GV: Nhận xét chung.
sTừ đó rút ra kết luận gì?
GV: Nhận xét chung.
- Số vôn ghi trên vỏ pin cho biết giá trị HĐT giữa hai cực của nó.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C4 vào tập trong 2’.
- Gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét chung.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5, C6.
GV: Nhận xét chung.
F Pin, acquy
F Nguồn điện có 2 cực: cực âm (-) và cực dương (+).
HS ghi vào vở Kí hiệu: U, đơn vị: Vôn, kí hiệu: V.
1mV = 0,001V. 
à 1V = 1.000mV.
1kV = 1.000V.
HS trả lời câu C1 SGK. Thảo luận trong 2’.
C1: Pin tròn: 1,5V,
Acquy của xe máy: 6(V), 12(V).
Giữa 2 lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V.
HS nghiên cứu SGK.
F Vôn kế là dụng cụ dùng để đo HĐT.
HS thảo luận 3’ trả lời các mục 1,2,3,4,5 của câu hỏi C2.
2. Vôn kế hình 25.2a và 25.2b dùng kim.
Vôn kế hình 25.2c hiện số.
3. 
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
25.2a
25.2b
300V
20V
25V
2,5V
4. có ghi dấu + và dấu -.
HS làm việc cá nhân trả lời các mục 1.SGK.
HS thảo luận trả lời các mục 2,3,4,5 SGK trong 3’.
F Số vôn ghi trên vỏ pin gần bằng với số chỉ của vôn kế.
F Số vôn ghi trên vỏ pin là giá trị HĐT giữa hai cực của nó.
HS làm việc cá nhân trả lời câu C4 vào tập trong 2’.
C4: a. 2.5V = 2500mV.
B 6kV = 6.000V.
c. 110V = 0.11kV.
d. 1200mV = 1.2V.
C5. a. Vôn kế, kí hiệu chữ V.
b. GHĐ: 45V, ĐCNN: 1V.
c. 3V, d. 42V.
C6. 
2) GHĐ 5V à a) 1,5V.
3) GHĐ 10V à b) 6V.
1) GHĐ 20V à c) 12V.
C6. 
I. Hiệu điện thế.
 Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Kí hiệu: U.
- Đơn vị: Vôn, kí hiệu: V.
1mV = 0,001V. 
à 1V = 1.000mV.
1kV = 1.000V.
II. Vôn kế.
 Vôn kế là dụng cụ dùng để đo HĐT.
III. Đo HĐT giữa hai cực để hở của nguồn điện khi mạch hở.
 - Kí hiệu của Ampe kế là: 
4. Tổng kết toàn bài:
- HĐT được kí hiệu như thế nào? Đơn vị?
- Vôn kế là gì ? Khi mắc vôn kế cần chú ý điều gì ?
5 Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học bài, đọc phần có thể em chưa biết. Làm các bài tập trong SBT.
- Xem trước bài mới. Tiết sau học tốt hơn.
Tuần: 30	 Bài	 26. HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU
Tiết: 30	 DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN	
Ngày soạn: 1.7/3/2008 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được HĐT giữa hai đấu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Hiểu được HĐT giữa hai đầu bóng đèn cáng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.
- Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với HĐT định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.
2. Kỹ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo HĐT giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. 
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC 
	- GV: Dụng cụ TN: ampe kế, Vôn kế, nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn (4 nhóm). 
	- HS: Xem bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài 
- HĐT được kí hiệu như thế nào? Đơn vị? 6V = ? mV (6.000mV).
- Vôn kế là gì ? Khi mắc vôn kế cần chú ý điều gì ? 6kV = ? V (6.000V).
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Thí nghiệm 1:
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm như hình 26.1 SGK.
sKhi chưa mắc vào mạch điện thì số chỉ của Vôn kế như thế nào?
GV: Tiến hành làm TN kiểm tra.
HĐ3: Thí nghiệm 2:
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 26.2 SGK.
s Dựa vào sơ đồ mạch điện gồm có những bộ phận điện nào?
GV: Nhận xét chung.
s Khi mắc mạch điện cần chú ý những gì?
GV: Nhận xét chung.
- Phát dụng cụ TN.
- Hướng dẫn làm TN trả lới vào bảng 1 SGK.
GV: Gọi HS lên bảng điền vào bảng 1 SGK.
GV: Nhận xét chung.
s HĐT càng lớn thì cường độ dòng điện như thế nào?
GV: Nhận xét chung.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3 SGK.
GV: Nhận xét chung.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết HĐT định mức của nó.
- Yêu cầu HS trả lời câu C4 SGK.
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Tìm hiểu sự tương tự giữa HĐT và sự chênh lệch mức nước.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.3 Trả lời câu hỏi C5.
GV: Nhận xét chung.
HĐ5: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu C6. 
GV: Nhận xét chung.
- Hướng dẫn HS trả lời câu C7. C8. SGK.
GV: Nhận xét chung.
HS dự đoán hiện tượng xảy ra.
F Bằng 0.
F Ampe kế, vôn kế, bóng đèn, khoá K, dây dẫn, nguồn điện.
F Mắc chốt dương của ampe kế và của vôn kế về phía cực dương của nguồn điện.
- Hai chốt của vôn kế được mắc trực tiếp vào hai đầu bóng đèn.
F Càng lớn.
HS trả lời câu C3 SGK.
F (không có, lớn, lớn).
HS trả lời câu C4 SGK.
F 2,5V là HĐT định mức của bóng đèn à cần mắc vào nguồn điện 2,5V để nó không bị hỏng.
HS quan sát hình 26.3 Trả lời câu hỏi C5.
a. (chênh lệch mức nước, dòng nước).
b. (HĐT, dòng điện).
c. (chênh lệch mức nước, nguồn điện, HĐT).
HS trả lời các câu C6. 
F C.
C7. A.
C8. C.
I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện.
 v* Thí nghiệm 1:
 Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện thì hiệu điện giữa hai đầu bóng đèn bắng 0.
2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện.
 v* Thí nghiệm 2:
- Trong mạch điện kín, HĐT giữa hai đấu bóng đèn tạo ra díng điện chạy qua bóng đèn đó.
- Đối với một bng1 đèn nhất định, HĐT giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết HĐT định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
II. Sự tương tự giữa HĐT và sự chênh lệch mức nước.
(Xem SGK).
Tổng kết toàn bài:
- HĐT được kí hiệu như thế nào? Đơn vị?
- Vôn kế là gì ? Khi mắc vôn kế cần chú ý điều gì ?
5 Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học bài, đọc phần “Có thể em chưa biết”. Làm các bài tập trong SBT.
- Xem trước bài mới. Tiết sau học tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAli (T19-30).doc