Tiết 21. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được đặc điểm của nguồn điện là mỗi nguồn điện đều có 2 cực là cực dương và cực âm, và nguồn điện tạo ra dòng điện.
- Học sinh rèn kỹ năng quan sát, xử lý thông tin.
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Pin tiểu. Pin vuông, pin tròn, hộp pin, bóng đèn, công tắc, dây nối.
Ngày dạy: Tiết 21. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN I. Mục tiêu. - Học sinh nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được đặc điểm của nguồn điện là mỗi nguồn điện đều có 2 cực là cực dương và cực âm, và nguồn điện tạo ra dòng điện. - Học sinh rèn kỹ năng quan sát, xử lý thông tin. - Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Pin tiểu. Pin vuông, pin tròn, hộp pin, bóng đèn, công tắc, dây nối. 2. Học sinh: SGK, vở... III. Tổ chức các hoạt động của học sinh. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1: Kiểm tra.(6p) - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra. Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(1p) - Đọc tình huống đầu bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng điện.(10p) - Quan sát hình 19.1 , đọc c1 và trả lời - c1: Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước ở trong bình. Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn bút thử điện đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B - Đọc và trả lời c2 C2: Có thể cọ xát thêm mảnh phim để nó lại bị nhiễm điện. - Nhận xét: ...dịch chuyển Hoạt động 4: Tìm hiểu nguồn điện.(10p) - Đọc mục 1 - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ, thiết bị điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực âm và cực dương - Quan sát hình 19.2 và các loại pin của giáo viên Nhận biết các cực của nguồn pin, và kí hiệu các cực. - Đọc và trả lời c2: acquy, đinamô... Hoạt động 5: Cách mắc mạch điện.(12p) - Quan sát hình 19.3 và nhân biết các dụng cụ thí nghiệm ở hình - Quan sát giáo viên làm mấu phần mắc mạch điện. - Nhân dụng cụ và tiến hành mắc mạch điện trong vòng 5 phút - Đóng công tắc sau khi mắc được mạch điện. Quan sát xem bóng đèn có sáng không. Nếu không sáng thì đọc SGK để tìm nguyên nhân. Hoạt động 6: Củng cố- vận dụng- hướng dẫn về nhà.(7p) - Đọc phần ghi nhớ. - Đọc và thực hiện c4 - c5: Đồng hồ treo tường, máy tính, điều khiển ti vi, ôtô đồ chơi, đèn pin... - Nghe giáo viên nhắc nhở H1? Có mấy loại điện tích? Nêu quy ước về các điện tích này? Nếu để các vật mang điện tích ở gần nhau thì sự tương tác của chúng xảy ra như thế nào? H2? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử? - Gọi học sinh đọc phần tình huống đầu bài. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1, đọc c1 và tìm từ thích hợp điền vào dấu (...) Hướng dẫn học sinh tìm sự tương tự ở hình a và b; c và d H? Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như gì ở trong bình? H? Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn bút thử điện đến tay ta tương tự như nước .... từ bình A xuống bình B? - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời c2 H? Làm thế nào để đèn bút thử điện tiếp tục sáng? - Yêu cầu học sinh hoàn thành nhận xét - Yêu cầu học sinh đọc mục 1 H? Tác dụng của nguồn điện? H? Một nguồn điện có mấy cực? - Giới thiệu một số loại pin đồng thời cho học sinh đối chiếu với hình 19.2 Cho học sinh nhận biết 2 cực của nguồn pin. H? hãy kể tên một số nguồn điện mà em biết? - Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.3 và giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm - Hướng dẫn học sinh mắc mạch điện(lưu ý phải để công tắc mở) - Phát dụng cụ thí nghiệm để các nhóm tự mắc mạch trong 5 phút - Theo dõi và giúp đỡ nếu học sinh lúng túng. - yêu cầu học sinh đóng công tắc xem đèn có sáng không - Lưu ý : Nếu đèn không sáng thì cho học sinh đọc phần này trong SGK - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - yêu cầu học sinh đọc và thực hiện c4 H? Hãy kể tên 5 dụng cụ, thiết bị điện sử dụng nguồn pin? - Giới thiệu hoạt động của đinamô xe đạp * Lưu ý: các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện đi qua(mạch điện phải kín) - BTVN: 19.1 – 19.4(SBT)
Tài liệu đính kèm: