Giáo án Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

Giáo án Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

Tiết 22. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

I. Mục tiêu.

- Học sinh nêu được thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện, lấy được ví dụ, nêu được kháI niệm về dòng điện trong kim loại.

- Rèn kỹ năng quan sát, bố trí thí nghiệm, làm được thí nghịêm nhận biết chất dẫn điện, chất cách điện.

- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn then, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:..
Tiết 22. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện, lấy được ví dụ, nêu được kháI niệm về dòng điện trong kim loại.
- Rèn kỹ năng quan sát, bố trí thí nghiệm, làm được thí nghịêm nhận biết chất dẫn điện, chất cách điện..
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn then, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 
 - TN0 20.2, bóng đèn, 
2. Học sinh:
 - SGK, vở
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Kiểm tra.(15p)
 Cá nhân làm bài kiểm tra 15 phút
Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(1p)
- Đọc tình huống đầu bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu chất dẫn điện và chât cách điện.(5p)
- Nghe thông báo
Ghi khái niệm chất dẫn điện.
- Tl: Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Quan sát hình 20.1, trả lời c1:
Các bộ phận dẫn điện: dây tóc bóng đèn, chốt cắm.
Các bộ phận cách điện: vỏ nhựa của phích cắm, thuỷ tinh đen.
Hoạt động 4: Xác định vật dẫn điện và chất cách điện.(12p)
- Quan sát hình 20.2, nêu tên dụng cụ thí nghiệm: nguồn điện, bóng đèn, mỏ kẹp, vật cần kiểm tra là chất dẫn điện hay chất cách điện.
- Quan sát thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Trả lời c2: 
+ Vật liệu thường dùng để cách điện: cao su, nhựa, thuỷ tinh.
+ Vật liệu thường dùng để dẫn điện: đồng, sắt, nhôm
Hoạt động 5: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại.(7p)
- Đọc phần a, b mục 1
- Trả lời c4(dựa vào kiến thức bài cũ)
+ Trong nguyên tử: hạt mang điện dương là: hạt nhân, hạt mang điện tích âm là electron.
- c5: Các (e) tự do bị cực âm của pin đẩy và cực dương của pin hút (tương tác giữa các điện tích)
+ vẽ thêm các mũi tên chỉ chiều dịch chuyển của các (e)
* KL:  electron tự do dịch chuyển
Hoạt động 6: Củng cố- vận dụng- hướng dẫn về nhà.(5p)
- 1 vài học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng của giáo viên.
- c7: B: một đoạn ruột bút chì.
- c8: C: Nhựa
- c9: C: 1 đoạn dây nhựa.
Trong đoạn dây nhựa không có các electron tự do vì nó không phải là kim loại.
Đề và đáp án kèm theo
- Yêu cầu học sinh đọc phần tình huống đầu bài.
- Thông báo: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
H? Vậy chất cách điện là gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.1, nhận biết các bộ phận dẫn điện , cách điện, ghi kết quả c1
- Gọi 1 vài học sinh trả lời c1.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.2, nêu tên các dụng cụ thí nghiệm.
- Làm thí nghịêm, hướng dẫn học sinh quan sát.
- Gọi 1 vài học sinh trả lời c2.
H? Vật liệu thường dùng để cách điện?
H? Vật liệu thường dùng để dẫn điện?
- Thông báo phần a, b trong mục 1
- Yêu cầu học sinh trả lời c4:
H? Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.4 trả lời c5?
- Yêu cầu học sinh vẽ mũi tên chỉ chiều dịch chuyển của các (e)
- Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận?
H? Chất dẫn điện là gì? lấy ví dụ?
H? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ?
H? Nêu khái niệm dòng điện trong kim loại?
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi c7, 8, 9
H? Vật nào dưới đây là vật dẫn điện: 
Thanh gỗ khô, đoạn ruột bút chì, một đoạn dây nhựa, thanh thuỷ tinh?
H? Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng , vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là: Sứ, nhựa , thuỷ tinh hay cao su?
H? trong vật nào dưới đây không có các electron tự do?
1 đoạn dây thép, 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây nhựa, 1 đoạn dây nhôm?
H? Vì sao nó lại không có các (e) tự do?
- BTVN: 20.1 – 20.4(SBT)
Kiểm tra 15 phút
Môn: Vật lý 7
Đề bài:
Đề 1:
Câu 1: (2 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
1. Cọ sát lụa vào thanh thuỷ tinh, thanh thuỷ tinh có thể bị nhiễm điện loại:
A. Nhiễm điện âm B. Nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện nhiều D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
2. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực là:
A. Cực âm và cực dương B. Cực to và cực nhỏ
C. Cực nam và cực bắc D. Cực cao và cực thấp
Câu 2: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào dấu (...)
Dòng điện là dòng các ....(1) dịch chuyển ....(2)
Câu 3: (3 điểm) : Kể tên một số nguồn điện mà em biết?
Câu 4(3 điểm) Hãy viết 2 câu có nghĩa, mỗi câu có sử dụng ít nhất 2 cụm từ trong số các cụm từ sau: Pin tròn, nguồn điện, dòng điện, bóng đèn điện.
Đề 2:
Câu 1: (2 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
1. Cọ sát vải khô vào một mảnh nhựa, mảnh nhựa có thể bị nhiễm điện loại:
A. Nhiễm điện âm B. Nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện cao D. Nhiễm điện thấp
2. Mỗi quả pin đều có :
A. 4 cực B. 3 cực
C. 2 cực D. 1 cực
Câu 2: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào dấu (...)
Dòng điện là dòng các ....(1) dịch chuyển ....(2) hướng.
Câu 3: (3 điểm): Kể tên một số nguồn điện mà em biết?
Câu 4(3 điểm): Hãy viết 2 câu có nghĩa, mỗi câu có sử dụng ít nhất 2 cụm từ trong số các cụm từ sau: quạt điện , đồng hồ, pin tiểu, dòng điện.
Đáp án:
Đề 1:
Câu 1.(2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1 điểm
 1.B 2.A
Câu 2.(2 điểm)
 (1): điện tích 1 điểm
 (2): có hướng 1 điểm
Câu 3.(3 điểm): Mỗi nguồn điện được kể ra được 1 điểm
Câu 4.(3 điểm): Mỗi câu viết đúng cấu trúc, đúng ý nghĩa được 1,5 điểm
Đề 1:
Câu 1.(2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1 điểm
 1.A 2.C
Câu 2.(2 điểm)
 (1): điện tích 1 điểm
 (2): có 1 điểm
Câu 3.(3 điểm): Mỗi nguồn điện được kể ra được 1 điểm
Câu 4.(3 điểm): Mỗi câu viết đúng cấu trúc, đúng ý nghĩa được 1,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docvl7-t22.doc