Giáo án Vật lý 7 tiết 24 đến 35

Giáo án Vật lý 7 tiết 24 đến 35

Tiết 24 - Bài22

TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

 1.Mục tiêu.

 a. Kiến thức:

- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.

b. Kĩ năng:

- Kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

c.Thái độ:

- Nghiêm túc khi thực hiện.

 

doc 62 trang Người đăng vultt Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 24 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................................
Lớp 7A: Tiết (theo TKB):..............Ngày dạy.......................Sí số............Vắng.........
Lớp 7B: Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số............Vắng..........
Lớp 7C:Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số.............Vắng.......... 
Tiết 24 - Bài22
tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
 1.Mục tiêu.
 a. Kiến thức: 
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.
b. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
c.Thái độ:
- Nghiêm túc khi thực hiện.
2. Chuẩn bị của Giáo Viên và Học Sinh.
a.Chuẩn bị của Giáo Viên
- 4 pin loại 1,5V.
- 1 đế lắp pin.
- 5 dây nối.
- 1 công tắc.
- 1 đoạn dây sắt nhỏ.
- 1 bóng đèn pin.
- 1 bút thử điện.
- 1 đèn điốt phát quang.
b. Chuẩn bị của Học Sinh.
- 1 số dây dẫn nối.
- Đọc trước nội dung bài mới.
3.Tiến trình bài dạy.
a, Kiểm tra bài cũ.
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 5 phút)
- H? Khi có dòng điện chạy trong mạch ta có nhìn thấy các ê lec trôn dịch chuyển không?
- Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch?
- GV thông báo các tác dụng của dòng điện.
- HS trả lời: Không nhìn thấy.
- Phát biểu: Căn cứ vào bóng đèn sáng, quạt điện quay.
- Ghi tên bài.
Hoạt Động 3: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện ( 15phút)
- Yêu cầu HS nêu tên 1 số dụng cụ, thiết bị được đốt nóng bằng điện.
- GV tổ chức thảo luận chung để xác định các dụng cụ đó
- GV nhận xét.
- GV tổ chức cho đại diện 1 nhóm HS lên làm thí nghiệm hình 22.1.
- Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời câu C2.
- Cho HS tra bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất để xem nhiệt độ nóng chảy của von fam.
- GV tiến hành thí nghiệm h22.2. Lưu ý HS quan sát các vụn giấy nhỏ vắt trên dây sắt AB.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận chung để trả lời các câu hỏi.C3.
- GV nhân xét,bổ sung.
- Cho HS rút ra kết luận chung và ghi vở.
- GV thông báo: Vật nóng tới 5000C thì bắt đầu phát sáng.
- GV cho HS quan sát cầu chì, mô tả hiện tượng xảy ra với độan dây chì và mạch điện khi nhiệt độ cao.
- GV kết luận.
- Kể tên các dụng cụ đốt nóng.
- Ghi vở.
- Tiếp thu.
- Làm thí nghiệm.
- Quan sát và trả lời câu C1,C2.
- Tra bảng nhiệt độ nóng chảy.
- HS quan sát.
- Thảo luận.
- Tiếp thu.
- Ghi vở
- Lắng nghe.
- Quan sát cầu chì nêu hiện tượng.
- Ghi vở
.
I.Tác dụng nhiệt.
C1:Dụng cụ đốt nóng bằng điện: bàn là,bếp điện, nồi cơm điện. lò sửa,ấm điện.
C2: a, Bóng đèn nóng lên, có thể sờ tay vào.
b, Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng.
c, dây tóc thường làm bằng vom fam vì có nhiệt độ nóng chảy cao.
C3: a,Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống.
b, dòng điện làm dây sắt AB nóng lên.
* Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị nóng lên.
- Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
C4: Cầu chì nóng tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt. Mạch điện bị hở, tránh hư tổn đò dùng.
Hoạt Động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện(15phút)
- GV cho HS quan sát bóng đèn bút thử điện và nêu cấu tạo của đèn.
- GV thử cắm đầu bút vào ổ lấy điện trong lớp cho HS quan sát vùng phát sáng trong đèn.
- Hướng dẫn cho HS thảo luận trả lời câu C5,C6.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS viết đầy đủ hoàn thành phần kết luận.
- Cho HS quan sát đèn điôt phát quang nhận biết 2 bản kim loại to, nhỏ trong đèn.
- Hướng dẫn HS thắp sáng đèn và quan sát xem dòng điện đi vào bản cực nào của đèn.
- Giúp HS rút ra kết luận và ghi vở.
- Quan sát và nhận biết các bộ phận của đèn.
- Quan sát vùng phát ánh sáng của đèn.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Tiếp thu.
- Rút ra kết luận.
- Quan sát đèn LED nhận biết 2 bản kim loại.
- Thắp sáng đèn, quan sát, trả lời.
- Rút ra kết luận, ghi vở.
II.Tác dụng phát sáng 
1.bóng đèn bút thử điện.
C5: Hai đầu dây trong đèn bút thử điện tách rời nhau.
C6: Đèn bút thử điện sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây trong đèn phát sáng.
* Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
 2. Đèn điốt phát quang:
C7: Đèn điốt phát quang khi bản kim loại nhỏ được nối với cực dương bản kim loại to được nối với cực âm của nguồn điện.
* Kết luận:
Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng
Hoạt Động 4: Vận dụng (6phút)
- Yêu cầu HS trả lời C8.
- GV nhận xét.
- Gợi ý cho HS cách dùng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực dương của pin trong H22.5.
- GV kết luận
- Trả lời.
- Ghi vở
- Quan sát H22.5 và trả lời.
- Tiếp thu, ghi vở.
III. Vận dụng
C8:
 E. Không có trường hợp nào.
C9: Nối bản kim loại nhoe của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn sáng thì A là cực dương, nếu đèn không sáng thì A là cực âm của nguồn điện.
c. Củng cố, luyện tập ( 2 phút)
- Gọi HS đọc ghi nhớ, đọc phần ‘có thể em chưa biết’
d.Hướng dẫn Học Sinh tự học ở nhà( 2 phút).
 Làm bài tập 22.1 đến 22. hết
Ngày soạn:......................................
Lớp 7A: Tiết (theo TKB):..............Ngày dạy.......................Sí số............Vắng.........
Lớp 7B: Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số............Vắng..........
Lớp 7C:Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số.............Vắng.......... 
Tiết 25 - Bài23
tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
 1.Mục tiêu.
 a. Kiến thức: 
- Mô tả thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
b. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
- Nêu các hiệu tượng.
c.Thái độ:
- Nghiêm túc khi thực hiện.
2. Chuẩn bị của Giáo Viên và Học Sinh.
a.Chuẩn bị của Giáo Viên
- 4 nam châm vĩnh cửu.
- 1 ác quy.
- 1 số mẩu dây nhỏ sắt, thép.
- 1 công tắc.
- 1 tranh vè to hình hình 23.2
- 1 bóng đèn pin.
- 1 kim nam châm.
- Tranh vẽ sơ đồ chuông điện.
b. Chuẩn bị của Học Sinh.
- 1 số dây sắt, thép nhỏ.
- Đọc trước nội dung bài mới.
3.Tiến trình bài dạy.
a, Kiểm tra bài cũ.
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 4 phút)
- GV đề nghị HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở đầu chương.
- H? Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
- GV: Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
- Quan sát hình ảnh.
- HS trả lời: Không nhìn thấy.
- Ghi tên bài.
Hoạt Động 3: Tìm hiểu nam châm điện (10phút)
- Gợi cho HS nhớ lại các tính chất đã học của nam châm.
- GV cho HS quan sát 1 vài nam châm vĩnh cửu.
- GV tổ chức cho nhóm HS lên làm thí nghiệm nam châm hút sắt để nhận biết tính chất từ và các cực.
- Hướng dẫn HS sử dụng cuộn dây đẫ cuốn sẵn để lắp vào mạch điện như hình 23.1 trong SGK. 
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm theo các bước C1a, C1b.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận chung để rút ra kết luận.
- GV nhân xét,bổ sung.
- HS nhớ lại.
- Quan sát.
- HS làm thí nghiệm.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- Thảo luận.
- Tiếp thu.
I.Tác dụng từ:
- Tính chất từ của nam châm
Nam châm điện.
C1: a, Khi công tắc đóng cuộn dây hút các đinh sắt nhỏ, ngắt công tắc lại nhả ra.
b, Một đầu kim nam châm bị đẩy, một đầu bị hút.
* Kết luận: 
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2. Nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép.
Hoạt Động 3: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện (10phút)
- GV cho HS quan hình 23.2 và nêu cấu tạo của chuông điện.
- GV lưu ý giải thích các bộ phận của chuông điện như: cuộn dây, là thép đàn hồi,vị trí của thanh kim loại khi chưa đóng công tắc, miếng sắt ở đầu thanh kim loại với một đầu của cuộn dây.
- Hướng dẫn cho HS thảo luận trả lời câu C2, C3,C4.
- Lần lượt gọi HS trả lời và bổ sung.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận về tác dụng cơ học của dòng điện.
- Quan sát và nêu cấu tạo.
- Quan sát, lắng nghe và nhận biết các bộ phận của chuông điên.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- Tiếp thu.
- Rút ra kết luận, ghi vở.
Tìm hiểu chuông điện.
Cấu tạo: nguồn điện, cuộn dây,chốt kẹp, lá thép đàn hồi,miếng sắt, tiếp điểm, đầu gõ chuông, chuông.
C2: Khi đóng công tắc, cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu.
C3: Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm và cuộn dây không có dòng điện không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
C4: Khi miếng sắt tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch lại bị hở. Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp.
Hoạt Động 4: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện (10phút)
 GV thông báo: Chúng ta tìm hiểu tìm hiểu một tác dụng nữa của dòng điện qua thí nghiệm sau:
- GV giới thiệu và hướng dẫn cho HS quan sát và tìm hiểu thí nghiệm H.23.4.
- GV lưu ý HS là khi chưa làm thí nghiệm thì 2 thỏi nam than chì có màu đen.
- Khi đóng công tắc đèn sáng, ghi nhận thỏi than chì nối với cực âm của ác quy đã biến đổi thành màu đỏ nhạt.
- GV cho HS thảo luận trả lời câu C5, C6.
- Gọi HS trả lời và nhận xét, bổ sung.
- GV đưa ra kết luận đúng đầy đủ.
- Cho HS thảo luận viết đầy đủ kết luận.
- GV kết luận.
- Lắng nghe.
- Quan sát và nêu thí nghiệm.
- Quan sát, lắng nghe và nhận biết.
- Tiếp thu.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Nhẫn xét.
- Tiếp thu.
- Thảo luận.
- Ghi nhớ.
II. Tác dụng hoá học:
Quan sát thí nghiện của giáo viên:
C5: Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện.
C6: Sau thí nghiệm thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
Kết luận:
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ kim loại đồng.
Hoạt động 5: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện (8 phút) 
- H? Nếu sơ ý để dòng điện chạy qua người thì sẽ có khả năng bị làm sao?
- GV nhận xét và bổ sung đầy đủ các tác dụng sinh lí của dòng điện với cơ thể con người.
- H? Dòng điện qua cơ thể người có ... g đoản mạch.
b. Kĩ năng:
- Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
c.Thái độ:
- Nghiêm túc khi thực hiện.
2. Chuẩn bị của Giáo Viên và Học Sinh.
a.Chuẩn bị của Giáo Viên
- 1 số loại cầu chì.
- 1 nguồn điện 6V.
- 1 bóng đèn.
- 5 đoạn dây dẫn.
- 1 bút thử điện.
- Trang vẽ to H29.1.
b. Chuẩn bị của Học Sinh.
- Đọc, ngiên cứu bài mới.
3.Tiến trình bài dạy.
a, Kiểm tra bài 
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút)
- GVĐVĐ: Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho con người, do đó sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn.
- HS lắng nghe.
- Ghi tên bài.
Hoạt Động 2: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người( 15phút)
- GV cắm bút thử điện vào một lỗ của ổ lấy điện để HS quan sát đèn sáng và trả lời câu C1.
- GVchuẩn bị dụng cụ và mời đại diện 1,2 em lên làm thí nghiệm với mô hình người điện.
- Cho HS đóng công tắc và chạm đầu 2 vào người điện.
- Yêu cầu HS quan sát đèn và hoàn thành nhận xét.
- GV kết luận.
- Yêu cầu HS nhớ và nhắc lại tác dụng sinh lí của dòng điện.
- GV khắc sâu.
- Gọi HS đọc về giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
- GV nhấn mạnh: Giới hạn nguy hiểm là: 40V hoặc 70mA.
- Quan sát và trả lời.
- HS làm thí nghiệm.
- Đóng công tắc
- Quan sát và rút ra nhận xét.
- Nêu các tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Ghi nhớ.
- Đọc nội dung SK.
- Tiếp thu.
I.Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.
1.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
C1: Để bóng đèn bút thử điện sáng tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút.
* Nhận xét: 
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể:
+ Dòng điện có cường độ 10mA làm cơ co mạnh.
+ Dòng điện có cường độ 25mA gây tổn thương tim.
+ Dòng điện có cường độ 70mA, hiệu điện thế 40V làm tim ngừng đập.
Hoạt Động 4: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch( 14phút)
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đoản mạch theo sơ đồ 29.2.
- GV đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I1.
- GV làm đoản mạch mạch điện, Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ I2.
- Yêu cầu HS thảo luận làm câu C2.
- Yêu cầu HS nêu các tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Để HS nhận biết được. GV làm thí nghiệm H29.3.
- H? Nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi đoản mạch?
- GV nhận xét.
- Cho HS quan sát cầu chì thật qua hình 29.4.
- Gọi HS trả lời câu C5.
- GV kết luận.
- Làm thí nghiệm theo hình 29.2.
- HS đọc và ghi số chỉ.
- Quan sát, ghi lại kết quả
- Thảo luận câu C2.
- Phát biểu.
- Tiếp thu
- Quan sát thí nghiệm.
- Nêu hiện tượng xảy ra.
- Quan sát cầu chì.
- Trả lời
- Ghi vở.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:
1.Hiện tượng đoản mạch.
a, Số chỉ I1 = 1(A)
b, Số chỉ I2 = 1,2(A)
C2: Khi đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.
* Các tác hại của hiện tượng đoản mạch:
- Làm cháy vỏ bọc cách điện gây hoả hoạn.
- Dây tóc bóng đèn đứt, mạch điện tivi, rađio đứt...
2. Tác hại của cầu chì:
C3: Khi đoản mạch cầu chì nóng chảy và ngắt mạch.
C4: ý nghĩa của số ampe ghi trên cầu chì là nếu vượt quá giá trị đó cầu chì sẽ đứt.
C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn nên dùng cầu chì 1,2V đến 1,5V.
Hoạt Động 3: Tìm hiểu quy tắc an toàn khi sử dụng điện (10 phút)
- GV đặt ra câu hỏi:
- H? Tại sao chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện 40V.
- H? Có được sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện không?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc mục 3.
- GV khắc sâu.
- H? Khi gặp trường hợp có người bị điện giật phải cứu chữa như thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát hình 29.5 và đặt câu với mỗi trường hợp.
- GV nhận xét.
- HS trả lời
- Nêu ý kiến
- Tiếp thu.
- Đọc mục 3
- Ghi nhớ.
- Nêu cách xử lí
- Quan sát hình 29.5, đặt câu hỏi với mỗi trường hợp.
III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
1.Làm thí nghiệm với nguồn điện 40V
2.Dùng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
3.Không chạm vào mạch điện thiết bị điện một cách tuỳ tiện.
4.Gặp người bị điện giật phải ngắt điện, gọi người cấp cứu.
C6: 
29.5a: Lõi dây bị hở, dùng băng dính quấn lại
29.5b: Dây cầu chì 10A quá mức quy định. Dùng dây 2A
29.2c: Sửa điện không an toàn. Phải đi dép hay đứng trên ghế gỗ.
c. Củng cố, luyện tập ( 2 phút)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết.
d.Hướng dẫn Học Sinh tự học ở nhà( 1 phút).
- Dặn HS về đọc trước bài mới.
Ngày soạn:......................................
Lớp 7A: Tiết (theo TKB):..............Ngày dạy.......................Sí số............Vắng.........
Lớp 7B: Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số............Vắng..........
Lớp 7C:Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số.............Vắng.......... 
Tiết 34 
 thi kiểm tra học kì II
 1.Mục tiêu.
 a. Kiến thức: 
- Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản đã học.
b. Kĩ năng:
- Biết cách làm 1 bài kiểm tra học kì.
c.Thái độ:
- Nghiêm túc khi thực hiện.
2. Chuẩn bị của Giáo Viên và Học Sinh.
a.Chuẩn bị của Giáo Viên
- Đề thi 
- Giấy thi.
b. Chuẩn bị của Học Sinh.
- Ôn tập kĩ kiến thức đã học.
3.Tiến trình bài dạy.
a, Kiểm tra sí số.
b. Phát đề thi:
 Đề thi do Phòng GD-ĐT ra.
Ngày soạn:......................................
Lớp 7A: Tiết (theo TKB):..............Ngày dạy.......................Sí số............Vắng.........
Lớp 7B: Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số............Vắng..........
Lớp 7C:Tiết (theo TKB):.............Ngày dạy........................Sí số.............Vắng.......... 
Tiết 35 - Bài30
 tổng kết chương 3: Điện học
1.Mục tiêu.
 a. Kiến thức: 
- Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học.
- Vận dụng một cách tổng quát các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng có liên quan.
b. Kĩ năng:
- Biết vẽ sơ đồ mắc mạch điện và làm thí nghiệm.
c.Thái độ:
- Chăm chỉ . có ý thức tự học ôn.
- Nghiêm túc khi thực hiện.
2. Chuẩn bị của Giáo Viên và Học Sinh.
a.Chuẩn bị của Giáo Viên
- Hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
b. Chuẩn bị của Học Sinh.
- Ôn tập trả lời các câu hỏi và làm bài tập.
3.Tiến trình bài dạy.
a, Kiểm tra bài 
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra ( 3 phút)
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn làm các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Lần lượt gọi HS trả lời các câu hỏi.
- Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung của HS khác.
- GV tìm ra những câu hỏi HS không tự làm được để gợi ý, hướng dẫn cho HS tìm ra câu trả lời.
- GV tập trung củng cố, khắc sâu cho HS nắm chắc phần kiến thức đó.
- GV kết luận chung.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung nếu sai sót.
- Hỏi để GV giải đáp các câu hỏi khó.
- Lắng nghe, tiếp thu và ghi vở.
- Ghi nhớ.
I. Tự kiểm tra.
1. Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
2. Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
3.Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt (e)
Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm (e)
4. a, Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hương
b, Dòng điện trong kimloại là dòng các (e) tự do dịch chuyển có hướng.
5. a, mảnh tôn
e, Một đoạn dây đồng 
6. Năm tác dụng của dòng điện là: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí.
7. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A)
Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
8. Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V)
Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế.
9. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
10. Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp:
+ Cường độ dòng điện: 
I = I1 = I2
+ Hiệu điện thế:
U = U1 = U2
11. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song:
+ Hiệu điện thế:
U = U1 = U2
+ Cương độ dòng điện:
I = I1 = I2
12. Quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Không làm thí nghiệm với nguồn điện trên 40V
- Sử dụng dây dẫn có vỏ bạc cách điện
- Không tự ý chạm vào mạng điện dân dụng.
- Gặp người bị điện giật phải ngắt công tắc điện.
Hoạt Động 2: Vận dụng tổng hợp các kiến thứci( 15phút)
- Gọi 4 HS lên bảng làm câu 1.câu 2, câu 4, câu 5.
- GV sửa chữa
- Với những câu sai, GV gọi ý hướng cho HS tìm được câu trả lời đúng.
- GV đưa ra kết quả đúng và giải thích tại sao cho HS nắm rõ.
- Gọi 1 HS trả lời câu 3.
- GV nhận xét, khắc sâu.
- Gọi 1 HS đọc bài6.
- H? Phải dùng nguồn điện mấy vôn? Tại sao?
- GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng và giải thích nguyên nhân.
- Yêu cầu HS đọc tìm hiểu bài 7.
- H? Nêu công thức liên hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch 2 bóng đèn mắc song song.
- Hướng dẫn HS dựa vào công thức và dữ kiện đã biết để tính I2.
- GV kết luận.
- HS lên bảng làm bài tập.
- Tiếp thu và ghi vở.
- Nắm bắt kiến thức
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Trả lời
- Ghi nhớ
- Đọc câu 6.
- Trả lời và giải thích.
- Tiếp thu và ghi vở.
- Nghiên cứu làm bài tập.
- Viết công thức.
- Tính cường độ dòng điện I2.
- Ghi nhớ.
II, Vận dụng
1. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2. a, B (-)
b, A (-)
c, B (+)
d, A (+)
3.Mảnh nilông bị nhiễm điện âm nên nhận thêm (e). 
Miếng vải mất bớt (e).
4. Sơ đồ C.
5. Thí nghiệm hình C.
6. Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì 2 bóng đèn mắc nối tiếp nên tổng hiệu điện thế là 6V.
Nếu dùng nguồn điện 9V, 12V sẽ bị cháy bóng
Dùng nguồn điện 1,5V, 3V đèn sẽ không sáng lắm.
7. Vì 2 bóng đèn mắc song song nên cường độ dòng điện là: 
I = I1 + I2
=> I2 = I – I1
mà ta biết :
I = 0,35A, I1 = 0,12A
Nên: 
I2 = 0,35 -0,12 = 0,24A
Hoạt Động 4: Trò chơi ô chữ về điện học( 14phút)
- GV chia lớp thành 4 đội tổ chức cho HS tham gia thi giải trò chơi ô chữ.
- GV treo tranh vẽ to ô chữ.
- GV nêu cách chơi: Theo thứ tự mõi đội được quyền chọn trước 1 hàng ngang bất kì. Trong thời gian quy định nếu điền đúng thì được 5 điểm nếu sai thì không được điểm và nhường quyền điền vào hàng ngang đó cho đội khác cứ thế tiếp tục chơi, đội nào tìm ra hàng dọc sẽ được 10 điểm.
- GV tổng kết điểm thi của 4 đội
- HS nhận đội của mình.
- Quan sát và nhận biết ô chữ.
- Các đội tham gia chơi và ghi điểm.
- HS lắng nghe.
Hàng ngang:
cực dương 
an toàn điện
vật dẫn điện
phát sáng
lực đẩy
nhiệt
nguồn điện
vôn kế
Hàng dọc
 Dòng Điện
c. Củng cố, luyện tập ( 2 phút)
- Khắc sâu kiến thức cơ bản.
d.Hướng dẫn Học Sinh tự học ở nhà( 1 phút).
- Dặn HS về học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LY 7(1).doc