Tiết 24. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên, nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì có thể phát sáng. Và dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang.
- Học sinh lấy được ví dụ trong thực tế về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
Rèn kĩ năng quan sát, biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, rèn kĩ năng mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ dụng cụ thí nghiệm, có tinh thần hợp tác trong hoạt động tập thể.
Ngày dạy: Tiết 24. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu. - Học sinh nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật nóng lên, nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì có thể phát sáng. Và dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang. - Học sinh lấy được ví dụ trong thực tế về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Rèn kĩ năng quan sát, biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, rèn kĩ năng mắc mạch điện theo sơ đồ. - Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ dụng cụ thí nghiệm, có tinh thần hợp tác trong hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: TN022.1, 22.2, bút thử điện. 2. Học sinh: Cách mắc mạch điện theo sơ đồ. III. Tổ chức các hoạt động của học sinh. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1.(Kiểm tra) - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra. Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(4p) + Không nhìn thấy các điện tích dịch chuyển. + Nhìn thấy bóng đèn sáng, chứng tỏ có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Nghe giáo viên thông báo. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.(15p) - 1 số dụng cụ thiết bị điện khi có dòng điện đi qua thì nóng lên hoặc có tác dụng làm nóng là: Nồi cơm điện, siêu điện, bàn là... - Quan sát hình 22.1, nêu tên các dụng cụ thí nghiệm: Nguồn, bóng đèn, công tắc, dây dẫn. - Quan sát thí nghiệm 22.1 của giáo viên và kinh nghiệm thực tế để trả lời c2: a. Khi đèn sáng 1 lúc thì nóng lên, có thể dùng tay để nhận biết. b. Khi đèn sáng bình thường thì dây tóc bóng đèn phát sáng. - Quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất, Thường làm dây tóc bóng đèn bằng vônfram vì nó có nhiệt độ nóng chảy cao. - Quan sát thí nghiệm 22.2 theo hướng dẫn của giáo viên C3: + lúc chưa có dòng điện đi qua, không có hịên tượng gì xảy ra. + Khi có dòng điện đi qua, các mảnh giấy bị cháy Chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt. + KL: ...nóng lên...nhiệt độ... phát sáng. Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.(12p) - Quan sát bút thử điện và thí nghiệm của giáo viên - Trả lời c5, c6 C5: 2 đầu dây trong bút thử điện tách rời nhau, không nối với nhau. C6: Đèn sáng do vùng chất khí ở giữa phát sáng. - Quan sát hình 22.4 và đèn LED Nhận biết 2 bản kim loại của đèn led - Quan sát thí nghiệm của giáo viên *NX: Điốt phát quang chỉ sáng khi cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định. Hoạt động 5: Củng cố – hướng dẫn về nhà.(8p) - Trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên. - c8: C. Quạt điện. - C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn led với cực A của nguồn, đóng công tắc, nếu đèn sáng chứng tỏ A là cực dương của nguồn pin. H? Nêu quy tắc về chiều của dòng điện? Vận dụng biểu diễn chiều của dòng điện trong mạch điện sau: H? Viết kí hiệu các bộ phận mạch điện đã học? Nêu khái niệm dòng điện? H? Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn, ta có nhìn thấy các điện tích dịch chuyển không? H? Vậy tại sao ta lại biết có dòng điện chạy qua bóng đèn? - Thông báo: Đó là nhờ tác dụng của dòng điện. H? Kể tên 1 số thiết bị điện khi có dòng điện đi qua thì nó nóng lên hoặc có tác dụng làm nóng? H? Quan sát h 22.1 nêu tên dụng cụ thí nghiệm? - Bố trí thí nghiệm và làm thí nghiệm 22.1 để học sinh trả lời c2(a, b)? - Yêu cầu học sinh quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất để giải thích tại sao người ta thường dùng vônfram làm dây tóc bóng đèn? - Giới thiệu và làm thí nghiệm 22.2, cho học sinh quan sát hiện tượng để trả lời c3? H? Khi chưa đóng công tắc(chưa có dòng điện ) thì có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy không? H? Khi đóng công tắc(có dòng điện ) thì có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy không? - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận và trả lời c4 - Cho học sinh quan sát bút thử điện - Dùng bút thử điện cắm vào 1 lỗ của ổ lấy điện để học sinh quan sát vùng sáng trong bóng đèn bút thử điện. - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 22.4 Phát cho học sinh đèn LED để quan sát cấu tạo - làm thí nghiệm với đèn LED để học sinh quan sát và rút ra kết luận. H? Nêu các tác dụng của dòng điện đã học trong bài? - Yêu cầu học sinh trả lời c8, c9 - BTVN: 22.1 – 22.3(SBT) Nội dung GDBVMT : ( KT, KN có thể tích hợp ) Địa chỉ tích hợp : * 1. Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi có thể có hại Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn có điện trơ suất nhỏ, việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay người ta đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn ( có điện trở suất bằng 0 )trong đời sống và kĩ thuật * 2. Điốt phát quang có khả năng phát sáng khi có dòng điện đi qua, mặc dù điốt chưa nóng tới nhiệt độ cao Sử dụng điốt thắp sáng sẽ góp phần làm giảm tác dụng nhiệt của dòng điện nâng cao hiệu suất sử dụng điện.
Tài liệu đính kèm: