Giáo án Vật lý 7 tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Giáo án Vật lý 7 tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Tiết 25. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN

 I.Mục tiêu

- Học sinh nêu được ngoài tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng, dòng điện cũng có tác dựng như tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý, nêu được một số biểu hiện do tác dụng sinh lý khi dòng điện đi qua cơ thể sinh vật.

- Học sinh rèn kỹ năng quan sát, vận dụng các tác dụng của dòng điện vào thực tế cuộc sống.

- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận khi sử dụng điện, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết 25. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
	I.Mục tiêu
- Học sinh nêu được ngoài tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng, dòng điện cũng có tác dựng như tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý, nêu được một số biểu hiện do tác dụng sinh lý khi dòng điện đi qua cơ thể sinh vật.
- Học sinh rèn kỹ năng quan sát, vận dụng các tác dụng của dòng điện vào thực tế cuộc sống.
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận khi sử dụng điện, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Tn0 23.1, 23.2, 23.3
2. Học sinh: SGK, vở, bút, tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Kiểm tra.(6p)
- 1 học sinh lên bảng trả lời các hỏi kiểm tra.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(2p)
- Đọc phần tình huống đầu bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nam châm điện.(10p)
- Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt, thép...
- Ghi nhận cấu tạo của nam châm điện
- Nêu cách tiến hành thí nghiệm 23.1
- Quan sát thí nghiệm của giáo viên
- Trả lời c1: Khi công tắc mở, cuộn dây không hút đinh sắt, không tương tác với kim nam châm, khi công tắc dóng thì cuộn dây hút đinh sắt.
* Kl: ...nam châm điện...
 ... từ tính...
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện.(8p)
- Quan sát hoạt động của chuông điện
- Quan sát hình 23.2
- Cấu tạo của chuông điện
- c2: Khi đóng công tắc, cuộn dây có dòng điện đi qua, trở thành nam châm điện, hút miếng sắt, làm đầu gõ chuông gõ vào chuông và chuông kêu.
- c3: Mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, nam châm điện ngừng hoạt động, miếng sắt lại quay về tì sát vào tiếp điểm.
- c4: Quá trình này diễn ra liên tục làm chuông kêu chừng nào công tắc còn đóng
Hoạt động 5: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.(10p)
- Nghe giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm của giáo viên theo hướng dẫn.
- Khi công tắc đóng, đèn sáng
- Mạch điện là kín
- Chứng tỏ dung dịch CuSO4 có thể dẫn điện.
- c6: Thỏi than nối với cực âm sau vài phút có màu đỏ nâu.
* KL: ... đồng...
Hoạt động 6: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện.(4p)
- Đọc thông tin SGK
- Các trường hợp có lợi, cũng có trường hợp có hại, lấy vd:
Hoạt động 7: Vận dụng – hướng dẫn về nhà.(5p)
- c7: C
- c8: D
H? Nêu kết luận về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện?
- Yêu cầu học sinh đọc phần tình huống 
H? Nam châm điện mà các em biết ở lớp 5 có đặc điểm gì đặc biệt?
- Giới thiệu sơ lược về nam châm: từ tính, đặc điểm
- Giới thiệu về nam châm điện: cấu tạo gồm 1 cuộn dây quấn quanh lõi sắt non, khi có dòng điện đi qua các vùng dây thép non trở thành nam châm 
H? Cách làm thí nghiệm 23.1?
- Làm thí nghiệm 23.1 , hướng dẫn học sinh cách quan sát, yêu cầu trả lời c1
- Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
- Mắc mạch cho chuông điện hoạt động gây chú ý của học sinh.
- Treo bảng phụ hình 23.2
H? Cấu tạo chuông điện?
- Yêu cầu học sinh trả lời c2, c3, c4?
H? Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt, và với đầu gõ chuông?
H? Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Giải thích vì sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm?
H? Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc đóng?
- Thông báo: tác dụng của dòng điện
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 23.3
Lưu ý: than chì là vật liệu dẫn điện
- Làm thí nghiệm 23.3 hướng dẫn học sinh quan sát
(trước khi làm thí nghiệm cho học sinh quan sát màu của cực than chì nối với cực âm của nguồn điện)
Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng
H? Khi đóng công tắc đèn có sáng không?
H? Vậy mạch kín hay hở?
H? Vậy dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện?
- Yêu cầu học sinh trả lời c6
- Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
- Thông báo tác dụng hoá học của dòng điện, ứng dụng trong công nghiệp mạ đồng.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
H? Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại?
* lưu ý học sinh một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện
- yêu cầu học sinh trả lời c7, c8
- BTVN: 23.1 – 23.4(SBT), đề cương c1 – c6(I), c1 – c5(II) Bài 30
Nội dung GDBVMT : ( KT, KN có thể tích hợp ) 
Địa chỉ tích hợp : 
1. Dòng diện có tác dụng từ.
Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của điện tư trường này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng mệt mỏi.
Để giảm thiể tác dụng này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.
2. Dòng diện có tác dụng hóa học
Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt ) và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại ( CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S,..) Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Trong môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn ( ăn mòn hóa học )
Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa họcvà giam thiểu các khí thải độc hại trên.
3. Dòng diện có tác dụng sinh lí
Dòng điện gây ra các tác dụng sinh lí
Dòng điện có cường độ 1 mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật ) dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
Dòng diện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh( điện châm). Trong cách này các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt đươc kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới.
Biện pháp an toàn : cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docvl7-t25.doc