Giáo án Vật lý 7 tiết 25 và 26

Giáo án Vật lý 7 tiết 25 và 26

TUẦN 25 TIẾT 25

I- MỤC TIÊU :

* Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện .

* Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện .

* Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người .

II- CHUẨN BỊ :

* Dụng cụ cho mỗi nhóm :

- Một nam châm điện dùng pin (3V) .

- Một kim nam châm đặt trên đế có mũi nhọn thẳng đứng .

- Một vài đinh sắt nhỏ, vài mẫu dây đồng và dây nhôm .

- Một chuông điện (3V). Một công tắc .

- Một nguồn điện 2 pin lắp sẵn trên đế .

- Ba đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện .

 

pdf 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 25 và 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
TUẦN 25 TIẾT 25 
I- MỤC TIÊU :
* Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện . 
* Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện . 
* Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người . 
II- CHUẨN BỊ : 
* Dụng cụ cho mỗi nhóm : 
- Một nam châm điện dùng pin (3V) . 
- Một kim nam châm đặt trên đế có mũi nhọn thẳng đứng . 
- Một vài đinh sắt nhỏ, vài mẫu dây đồng và dây nhôm . 
- Một chuông điện (3V). Một công tắc .
- Một nguồn điện 2 pin lắp sẵn trên đế . 
- Ba đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện . 
* Dụng cụ cho cả lớp : 
- Một nam châm vĩnh cửu có ghi kí hiệu các cực . 
- Một kim nam châm (hoặc la bàn) . 
- Vài mẫu dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm . 
- Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat (CuSO4), trên nắp có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì . 
- Một acquy loại nhỏ 12V hoặc một biến thế chỉnh lưu nắn dòng cho đầu ra một chiều 12V . 
- Một bóng đèn loại 6V. Một công tắc . 
- Bốn đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện . 
- Vẽ to hình 23.2 . 
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
3. Bài mới: 
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 (6 ph) : Kiểm tra kiến thức cũ. Tổ chức tình huống học tập .
* Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi :
- Nêu các tác dụng của dòng điện khi đi qua các vật 
dẫn mà em đã học ?
- Trả lời câc 22.1 trong sách bài tập .
* Tổ chức tình huống : Hãy quan sát ảnh chụp cần
cẩu ở đầu chương. Bình thường, chiếc cần cẩu này
giống hệt như một khối sắt, nhưng khi cho dòng điện 
chạy qua thì nó lại có khả năng hút các vật bằng sắt, 
thép mang đi nơi khác. Chiếc cần cẩu hoạt động dựa 
trên tác dụng gì của dòng điện ?
Một học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi của giáo 
viên, cả lớp chú ý nêu nhận xét . (phần ghi nhớ sách 
giáo khoa) .
Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt 
động của nồi cơm điện, ấm điện .
Hoạt động 2 (12 ph) : Tìm hiểu nam châm điện . 
* Cho học sinh quan sát một nam châm có sơn màu 
đánh dấu các cực. Cố nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 
5, hãy cho biết :
- Nam châm có tính chất gì ?
- Tại sao người ta lại sơn màu đánh dấu hai nửa nam 
châm khác nhau ?
* Quan sát nam châm vĩnh cửu, từng học sinh trả lời 
các câu hỏi của giáo viên :
- Nam châm có khả năng hút sắt hoặc thép .
- Mỗi nam châm có hai cực, sơn màu khác nhau để 
phân biệt các cực của nam châm .
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
- Làm thí nghiệm lần lượt đưa các cực của một kim 
nam châm lại gần nam châm thẳng cho học sinh quan 
sát. Đặt câu hỏi : Khi đặt các nam châm gần nhau, 
các cực của nam châm tương tác với nhau thế nào ?
- Thông báo : nam châm vĩnh cửu có tính chất từ.
* Cho học sinh quan sát một nam chân điện và giới
thiệu : Dùng dây dẫn mảnh có vỏ cách điện quấn
nhiều vòng quanh một lõi sắt non, ta có một cuộn
dây. Nối hai đầu cuộn dây với hai cực của nguồn
điện, ta được một nam châm điện .
- Hãy tìm hiểu xem nam châm điện có gì giống và
khác với nam châm vĩnh cửu. Muốn vậy, ta phải làm 
thí nghiệm như thế nào ?
- Phân phối dụng cụ cho các nhóm. Chú ý các nhóm 
lần lượt đưa các đinh sắt, các mẩu dây đồng, dây 
nhôm và một đầu kim nam châm lại gần cả hai đầu 
của cuộn dây khi công tắc ngắt và công tắc đóng, 
quan sát hiện tượng trả lời câu C1.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện .
- Gọi đại diện nhóm trả lời câu C1, yêu cầu các nhóm 
nhận xét . 
* Từ thí nghiệm trên, hãy so sánh tính chất của cuộn 
dây có dòng điện chạy qua với tính chất từ của nam 
châm vĩnh cửu ? Qua đó, hãy tìm từ thích hợp rút ra 
kết luận về tính chất của cuộn dây có dòng điện chạy 
qua ?
* Thông báo : Dòng điện chạy qua cuộn dây có tính 
chất như trên ta nói dòng điện có tác dụng từ
- Một trong hai cực của kim nam châm bị hút, còn 
cực kia bị đẩy .
* Quan sát cuộn dây dẫn, nghe giáo viên giới thiệu 
về nam châm điện, nêu phương án thí nghiệm :
- Làm thí nghiệm mắc cuộn dây vào mạch điện, đưa 
các dây đồng, sắt, nhôm, thép, ... kim nam châm lại 
gần cuộn dây, sau đó đóng công tắc và quan sát hiện 
tượng .
- Làm thí nghiệm theo nhóm như hình 23.1, quan sát 
hiện tượng trả lời câu C1. Trình bày trên lớp thống 
nhất ý kiến . 
C1: a/ Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. 
Khi công tắc ngắt, đinh sắt nhỏ rơi ra .
b/- Đưa kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và 
đóng công tắc thì một cực của kim bị hút, cực kia bị 
đẩy .
- Đảo đầu cuộn dây, cực của kim nam châm lúc 
trước bị hút thì bị đẩy, cực kia lúc trước bị đẩy thì bị 
hút .
* Từng học sinh so sánh tính chất của nam châm
điện và nam châm vĩnh cửu, rút ra kết luận. Thảo
luận trên lớp thống nhất ý kiến :
- So sánh : Cuộn dây có dòng điện chạy qua có tính 
chất giống như tính chất từ của nam châm vĩnh cửu .
- Kết luận : Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có 
dòng điện chạy qua là nam châm điện .
 Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng 
làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt 
hoặc thép .
Hoạt động 3 (8 ph) : Tìm hiểu hoạt động của chuông điện .
* Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng rộng rãi 
trong thực tế như : quạt điện, máy bơm chạy bằng 
điện, chuông điện, ... Ta tìm hiểu một trong những 
ứng dụng trên .
* Giới thiệu hình 23.2, phân phối chuông điện cho các 
nhóm :
- Quan sát, đối chiếu hình vẽ với chuông thật, hãy tìm 
hiểu và chỉ và chỉ rõ các bộ phận cơ bản của chuông ?
- Lúc đầu (khi chưa đóng công tắc), miếng sắt luôn ở 
vị trí nào ?
Gọi vài học sinh trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp 
* Từng học sinh quan sát hình và chuông thật, nêu 
các bộ phận cô bản của chuông và vị trí ban đầu của 
các bộ phận đó. Cả lớp nêu nhận xét .
- Các bộ phận cơ bản : Cuộn dây quấn quanh lõi sắt 
non, miếng sắt đặt gần đầu cuộn dây được gắn chặt 
vào lá thép đàn hồi, ngoài ra còn có : chốt kẹp để 
giữ chặt lá thép, tiếp điểm, chuông và đầu gõ 
chuông .
- Lúc đầu, miếng sắt luôn tì sát vào tiếp điểm .
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
nêu nhận xét, bổ sung ý kiến .
* Hãy làm thí nghiệm cho dòng điện chạy qua
chuông, quan sát hoạt động của chuông và trả lời các 
câu C2, C3, C4 .
- Đến các nhóm, kiểm tra, hướng dẫn các nhóm
- Gọi lần lượt các nhóm trình bày các câu C2, C3, C4 
trên lớp. Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung các ý 
kiến.
* Làm thí nghiệm theo nhóm quan sát hoạt động của 
chuông, thảo luận trả lời các câu C2, C3, C4.
Trình bày trên lớp thống nhất ý kiến .
- C2: Khi đóng công tắc,dòng điện đi qua cuộn làm 
cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây 
hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào 
chuông, chuông kêu .
- C3: + Miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm, làm 
mạch điện bị hở .
+ Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, 
không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. 
Do tính chất đàn hồi của lá thép nên miếng sắt lại 
trở về tì sát vào tiếp điểm .
- C4: Khi miếng sắt trở lại tì vào tiếp điểm, mạch kín 
và dòng điện lại đi qua cuộn dây. Cuộn dây lại hút 
miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông 
kêu. Mạch lại bị hở. Cứ như vậy chuông kêu liên 
tiếp chừng nào công tắc còn đóng .
Hoạt động 4 (8 ph) : Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện .
* Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: Bình nhựa đựng
dung dịch muối đồng sunphat có nắp đậy, trên nắp có 
gắn hai thỏi than chì .
* Làm thí nghiệm mắc mạch điện như hình 23.3
- Hãy quan sát hai thỏi than và và cho biết màu của 
chúng khi chưa đóng công tắc ?
- Quan sát mạch điện khi công tắc đóng và cho biết 
dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện hay 
cách điện ?
- C6: Sau thí nghiệm, thỏi than nối với cực âm ra khỏi 
dung dịch muối đồng cho học sinh quan sát : Thỏi 
than chuyển sang màu gì ? Thỏi than đó được nối với 
cực nào của nguồn điện ? 
* Thông báo : Lớp màu đỏ nhạt chính là kim loại
đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối
đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện 
có tác dụng hoá học .
* Qua kết quả thí nghiệm trên, hãy tìm từ thích hợp 
hoàn thành kết luận .
* Thông báo : Tác dụng hoá học của dòng điện có 
ứng dụng rộng rãi trong thực tế như : mạ đồng, mạ 
thiếc, mạ kền (niken), ... để chống gỉ và làm đẹp .
* Quan sát thí nghiệm giáo viên làm, trả lời các câu 
C5, C6. Trình bày trên lớp thống nhất ý kiến
- Khi chưa đóng công tắc, cả hai thỏi than đều có 
màu đen .
- C5: Dung dịch muối đồng sunphat là chất dẫn điện 
(đèn trong mạch sáng) .
- Sau vài phút ngắt công tắc, mang hai thỏi than
được phủ một lớp màu đỏ nhạt .
* Từng học sinh hoàn thành kết luận :
Kết luận : Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng 
làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp 
vỏ bằng đồng .
Hoạt động 5 (5 ph) : Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện .
* Nếu sơ ý để tay chạm vào các bộ phận dẫn điện
của mạng điện ở gia đình thì dòng điện sẽ đi qua cơ 
thể. Khi đó xảy ra hiện tượng gì ?
* Thông báo : Dòng điện đi qua cơ thể người và động 
vật gây ra các tác dụng trên, gọi là tác dụng sinh lí 
của dòng điện .
* Từng học sinh đọc sách giáo khoa, nêu tác dụng 
của dòng điện : cơ co giật, tim ngừng đập, thần kinh 
bị tê liệt .
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
* Dòng điện qua cơ thể người là có lợi hay có hại?
Cho ví dụ chứng tỏ điều đó ?
* Thông báo : Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới
tính mạng. Phải hết sức thận trọng với mạng điện ở 
gia đình, không tự mình chạm vào mạng điện và các 
dụng cụ, thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng .
* Từng học sinh trả lời câu hỏi, cả lớp nêu nhận xét, 
bổ sung : Dòng điện trong mạch điện ở gia đình nếu 
trực tiếp đi qua cơ thể có thể bị điện giật gây nguy 
hiểm đến tính mạng. Nhưng cũng có tác dụng chữa 
bệnh nếu điều chỉnh dòng điện qua cơ thể một cách 
thích hợp . 
Hoạt động 6 (6 ph) : Củng cố. Vận dụng. Hướng dẫn về nhà .
* Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi :
- Dòng điện đi qua các vật dẫn, có thể gây ra các tác 
dụng gì ?
- Mỗi tác dụng nêu một ứng dụng trong thực tế
* Vận dụng các kiến thức đã học, hãy trả lời các câu 
C7, C8. Gọi lần lượt học sinh trình bày trên lớp, yêu 
cầu cả lớp nhận xét .
* Làm các bài tập : 23.1  23.4 (sách bài tập) Xem 
các kiến thức chương III, tiết sau ôn tập .
* Từng học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên
Tác dụng nhiệt (bàn là, bếp điện, ...), tác dụng phát 
sáng (đèn led, ...), tác dụng hoá học (mạ đồng, thiếc, 
...), tác dụng từ (chuông điện, ...), tác dụng sinh lí 
(châm cứu) .
* Từng học sinh trả lời các câu C7, C8. Cả lớp nêu 
nhận xét, thống nhất ý kiến .
- C7: C .
- C8: D .
TUẦN 26 TIẾT 26
I- MỤC TIÊU : 
* Ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản trong chương .
* Vận dụng kiến thức vào các hiện tượng trong đời sống có liên quan . 
II- CHUẨN BỊ : 
* Học sinh : Ôn tập các kiến thức chương III . 
* Giáo viên : Hệ thống các câu hỏi . 
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 (15 ph) : Ôn tập các kiến thức cơ bản .
Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi :
- Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào
Vật bị nhiễm điện có khả năng gì ?
- Có mấy loại điện tích ? Chúng tương tác với nhau 
như thế nào ?
- Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
- Khi nào vật bị nhiễm điện dương, nhiễm điện âm ?
- Dòng điện là gì ? Làm thế nào để nhận biết có dòng 
điện chạy trong mạch ?
- Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Nêu bản 
chất dòng điện trong kim loại ?
- Nêu qui ước về chiều dòng điện ?
- Dòng điện có thể gây ra các tác dụng gì khi chạy
qua các dụng cụ, thiết bị điện ? Mỗi tác dụng tìm một 
ứng dụng trong thực tế ?
Từng học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên, cả 
lớp nêu nhận xét, bổ sung, thống nhất các câu trả 
lời .
- Ghi nhớ bài 17 .
- Ghi nhớ bài 18 .
- Ghi nhớ bài 19 .
Để nhận biết có dòng điện chạy trong mạch, cần 
căn cứ vào hoạt động của các dụng cụ điện(đèn 
sáng, quạt điện quay, ...) .
- Ghi nhớ bài 20 .
- Ghi nhớ bài 21 .
- Tác dụng nhiệt (ấm điện, bếp điện, ...), tác dụng 
phát sáng (đèn led, bóng đèn bút thử điện), tác dụng 
từ (chuông điện, quạt điện, ...), tác dụng hoá học 
(mạ đồng, mạ thiếc, ...), tác dụng sinh lí (châm cứu) 
Hoạt động 2 (30 ph) : Vận dụng. Hướng dẫn về nhà .
* Yêu cầu học sinh trả lời các câu :
- Câu 18.3 : Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược đều chưa 
Từng học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên,
trình bày trên lớp thống nhất ý kiến .
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
bị nhiễm điện, nhưng sau khi chảy tóc khô bằng lược 
nhựa thì cả lược và tóc đều bị nhiễm bằng lược nhựa 
thì cả lược và tóc đều bị nhiễm bằng lược nhựa thì cả 
lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhiễm 
điện âm .
a/ Sau khi chảy, tóc bị nhiễm điện loại gì ? Khi đó các 
êlectrôn dịch chuyển từ lược sang tóc hay ngược lại ?
b/ Vì sao có những lần sau khi chảy tóc thấy có một 
vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
- Câu 18.4 : Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một 
chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilông thì thấy lược 
hút mảnh nilông. Hải cho rằng lược và mảnh nilông bị 
nhiễm điện khác loại. Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần 
một trong hai vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có 
thể hút nhau. Theo em thì ai đúng, ai sai ? Làm cách 
nào để kiểm tra điều này?
- Câu 20.1 : Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống :
a/ Các điện tích có thể dịch chuyển qua ...
b/ Các điện tích không thể dịch chuyển qua ...
c/ Kim loại là chất dẫn điện vì trong đó có các... có 
thể dịch chuyển có hướng .
d/ Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh 
qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí 
là ... 
- Câu 20.3 : Quan sát dưới gầm các ôtô chở xăng bao 
giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây 
xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được 
thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này 
được sử dụng như thế để làm gì ? Tại sao ?
- Câu 22.1 : Xét các dụng cụ điện sau : Quạt điện, nồi 
cơm điện, tivi, rađiô, ấm điện. Khi các dụng cụ này 
hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích 
đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ 
nào ? 
- Câu 22.2 : Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. 
Hãy cho biết :
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao
nhất là bao nhiêu ?
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự 
cố gì xảy ra ? Vì sao ?
- Tại sao bên trong các cầu chì người ta lại gắn một 
đoạn dây chì mà không phải là dây đồng hay dây 
nhôm ? Nếu thay dây chì bằng dây đồng thì có hiện 
tượng gì xảy ra ?
* Ôn tập các kiến thức trong chương, tiết sau kiểm tra.
- a/ Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó êlectrôn dịch 
chuyển từ tóc sang lược .
b/ Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại, chúng 
đẩy nhau .
- Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai . Để 
kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là lần lượt 
đưa lược và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn 
giấy. Nếu cả lược nhựa và mảnh nilông đều hút các 
vụn giấy thì Hải đúng, nếu chỉ một trong hai vật này 
hút các vụn giấy thì Sơn đúng .
- a/ ... chất dẫn điện .
 b/ ... chất cách điện .
 c/ ... êlectrôn tự do ...
 d/ ... chất dẫn điện .
- Dùng dây xích để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì 
khi ôtô chạy, ôtô cọ xát mạnh với không khí, làm 
nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị 
nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia 
lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật 
dẫn điện, các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó 
xuống đất .
- Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt 
động của nồi cơm điện, ấm điện. Không có ích trong 
hoạt động của quạt điện, tivi, rađiô .
- a/ Khi còn nước trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là 
1000C (nhiệt độ của nước đang sôi) .
b/ Ấm điện bị cháy, hỏng. Vì khi cạn hết nước, do tác 
dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất 
cao, ruột ấm sẽ nóng chảy, một số vật để gần ấm có thể 
bắt cháy, gây hoả hoạn .
- Trong một số trường hợp dây dẫn có nhiệt độ rất cao do 
tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi nhiệt độ trên 3270C thì 
dây chì bị đứt tránh hư hại và tổn thất. Nếu thay dây chì 
bằng dây đồng sẽ làm mất tác dụng của cầu chì. Khi 
nhiệt độ tăng cao có thể gây hỏng đường dây, hoả hoạn 
...

Tài liệu đính kèm:

  • pdfVat ly 7 Tiet 2526.pdf