Giáo án Vật lý 7 tiết 26 đến 34

Giáo án Vật lý 7 tiết 26 đến 34

Tiết 26: Ôn tập

A. MỤC TIÊU

Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học.

Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích cac shiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản.

Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập

- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.

 

doc 24 trang Người đăng vultt Lượt xem 1434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 26 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
Tiết 26: Ôn tập
A. Mục tiêu
Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học. 
Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích cac shiện tượng có liên quan và giải các bài tập cơ bản.
Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn tập các kiến thức đã học.	
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Tổ chức : 7A 7B 7C
II. Kiểm tra
Kết hợp kiểm tra trong bài mới
III. Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức thức cơ bản
 (GV đưa ra hệ thống câu hỏi – HS trả lời và thảo luận câu trả lời).
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm ( vật mang điện tích) có khả năng gì?
Câu 2: Có những loại điện tích nào? Nêu sự tương tác giữa các loại mang điện tích? Quy ước vật nào mang điện tích dương? Vật nào mang điện tích âm?
Câu 3: Khi nào một vật mang điện tích dương? Khi nào vật mang điện tích âm? 
Câu 4: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
Câu 5: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Lấy ví dụ?
Câu 6: Dòng điện là gì? So sánh với đặc điểm của dòng điện trong kim loại ?
Câu 7: Quy ước chiều dòng điện? So sánh với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại? 
Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào?
Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng
Câu 9: Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây đúng?
 A- Thanh êbônit bị nhiễm điện, miếng len không nhiễm điện
 B- Miếng len bị nhiễm điện, thanh êbônit không bị nhiễm điện
 C- Cả thanh êbônit và miếng len bị nhiễm điện
 D- Không có vật nào bị nhiễm điện
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e (-e là điện tích của một êlectrôn) Hỏi: a) Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlectrôn xung quanh hạt nhân? Giải thích?
 b) Nếu nguyên tử vàng nhận thêm hoặc mất bớt đi 2 electrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Khi đó nguyên tử vàng mang điện tích gì?
Câu 11: Hai quả cầu nhẹ A, B được treo gần nhau bằng sợi chỉ tơ, chúng 
hút nhau và hai sợi chỉ bị lệch (Hình vẽ). Hỏi các quả cầu bị nhiễm điện 
như thế nào? Hãy phân tích các trường hợp có thể xảy ra.
Câu 12: Cọ xát mảnh Pôliêtilen vào len, mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn?
Câu 13: Trong các sơ đồ mạch điện sau, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước?
Câu 14: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin (khoá K đóng). Xác định chiều dòng điện trong mạch.
Câu 15: Trong các hình vẽ sau, nguồn điện được dấu trong hộp kín. Dựa vào chiều dòng điện, hãy xác định các cực của nguồn điện trong mỗi mạch điện.
IV. Củng cố
Khắc sâu lại những kiến thức cơ bản cần phải ghi nhớ
V. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học trong chương 3 chuẩn bị cho giờ kiểm tra	
- Giải lại các bài tập trong sách bài tập.	 
Ngày soạn: 
Tiết 27: Kiểm tra
A. Yêu cầu 
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra.
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
 B. Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về sự nhiễm điện do cọ sát, các loại điện tích, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện, chất cách điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. 
C. Ma trận thiết kế đề kiểm tra
 Mục tiêu
 Các cấp độ tư duy
Tổng
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
 TL
TNKQ
 TL
TNKQ 
 TL
Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích.
1
 0,5 
1
 0,5
1
 1,5
1
 1,5
4
 4
Dòng điện. Nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
1
 0,5
1
 0,5
1
 1
3
 2
Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
1
 0,5
1
 2
2
 2,5
Các tác dụng của dòng điện.
3
 1,5
3
 1,5
 Tổng
2
 1
6
 3
1
 1,5
3
 4,5
12
 10
D. Thành lập câu hỏi theo ma trận
Đề I
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì:
 A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi 
 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
 C. Một số chất nhờn trong không khí động lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi 
 D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
2. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
 A. C và A có điện tích cùng dấu B. A và B có điện tích cùng dấu
 C. A, B và C có điện tích cùng dấu D. B và C trung hoà về điện
3. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
 A. Quạt máy B. Bếp điện
 C. ác quy D. Đèn pin
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây không sáng?
 A. Đ1 và Đ2 
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 
 D. Đ2 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: vải, giấy, không khí, vàng, thuỷ tinh, nước muối, than đá, gỗ khô, cao su, sắt, thép.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
6. Sự toả nhiệt khi có dòng điện chạy qua được ứng dụng để chế tạo ra:
 A. Máy bơm nước B. Tủ lạnh
 C. Đèn led D. Bàn là điện
7. Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
8. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Bác sĩ đông y khi châm cứu, dùng điện chạy qua kim châm vào các huyệt
 B. Màn hình ti vi đang hoạt động
 C. Rơ le nhiệt
 D. Mạ vàng đồ trang sức
 E. Máy giặt đang hoạt động
 F. Màn hình hiện số của máy tính bỏ túi
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
II. Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
9. Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, 1 khoá K đóng, dây dẫn và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
11. Các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa. Tại sao?
12. Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao?
E. Đáp án và biểu điểm
I.(4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.A 2.B 3.C 4.D 6.D 7.A
5. Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép
 Vật cách điện: vải, giấy, không khí, gỗ khô, cao su, thuỷ tinh.
8.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
C
E
D
B, F
A
II.( 6 điểm): 
9. (1,5 điểm): Vì các vật nhiễm điện trái dấu hút nhau nên khi sơn người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơ để sơn bám chắc hơn và tăng độ bền của lớp sơn.
10. (2 điểm): - Vẽ đúng mạch điện: 1 điểm
 - Xác định được chiều dòng điện trong mạch: 1 điểm
11. (1 điểm): Chỗ tay cầm bằng nhựa có tác dụng cách điện. Khi sửa chữa điện, dòng điện không chạy qua cơ thể người tránh hiện tượng giật điện
12. (1,5 điểm)
 - A và C hút nhau chứng tỏ A và C nhiễm điện khác loại. Mà C nhiễm điện âm nên A nhiễm điện dương (0,75 điểm)
 - B và C đẩy nhau chứng tỏ B và C nhiễm điện cùng loại. C nhiễm điện âm nên B cũng nhiễm điện âm (0,75 điểm)
Đề II
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả nào sau đây đúng?
 A. Chỉ có thanh êbônít bị nhiễm điện 
 B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện
 C. Cả thanh êbônít và miếng len bị nhiễm điện 
 D. Không có vật nào bị nhiễm điện
2. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
 B. Quả cầu không bị nhiễm điện, thước nhựa bị nhiễm điện
 C. Quả cầu và thước nhựa không bị nhiễm điện
 D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
3. Trong các trường hợp sau, dòng điện chạy trong những vật nào?
 A. Một đũa thuỷ tinh đã được cọ xát vào lụa B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động
 C. Bóng đèn của bút thử điện đặt trên bàn D. Một quả pin đặt trên bàn
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây sáng?
 A. Đ1 và Đ2 
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 
 D. Đ2 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: bạc, thuỷ tinh, dung dịch đồng sunfat, nhựa, nhôm, than chì, nilông, bêtông.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
6. Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
 A. Nồi nấu cơm điện B. Máy giặt
 C. Ti vi D. Cầu chì
7. Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
8. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Dòng điện chạy qua cơ thể làm co giật các cơ
 B. Đèn led trong rađiô
 C. Nồi cơm điện
 D. Mạ kim loại
 E. Máy bơm nước đang hoạt động
 F. Màn hình vi tính
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
II- Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
9. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin (khoá K đóng) và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
11. Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng để làm gì? Tại sao?
12. Sau khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc có bị nhiễm điện không và bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlêctrôn dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Điện tích của hạt nhân nguyên tử tóc và lược nhựa có thay đổi không?
E. Đáp án và biểu điểm
I.(4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.C 2.D 3.C 4.B 6.D 7.A
5. Vật dẫn điện: bạc, dung dịch đồng sunfat, than chì, nhôm
 Vật cách điện: thuỷ tinh, nhựa, bêtông, nilông
8.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
C
E
D
B,F
A
II.( 6 điểm):
9. (1,5 điểm): Trong các phân xưởng dệt có nhiều bụi bông bay trong không khí, những bụi này có hại cho sức khoẻ của công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút bụi bông lên bề mặt của chúng làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
10. (2điểm): - Vẽ đúng mạch điện: 1 điểm
 - Xác định được chiều dòng điện trong mạch: 1 điểm
11. (1 điểm): Khi ôtô chạy sẽ cọ sát mạnh với không khí làm thùng xe bị nhiễm điện. Nếu bị nhiễm điện mạnh sẽ phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ. Dây xích sắt là vật dẫn điện nên các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất.
12. (1,5 điểm): Tóc bị nhiễm điện và nhiễm điện dương. Êlêctrôn dịch chuyển từ  ... ắc, chỉ ra được điểm chung của hai bóng đèn, mạch chính, mạch rẽ.
+ Điểm M & N là hai điểm nối chung của hai bóng đèn.
+ Đoạn mạch nối mỗi bóng đèn với ahi điểm chung là mạch rẽ.
+ Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính.
- HS mắc mạch điện H28.1a theo nhóm. Sau khi được GV kiểm tra mạch, các nhóm đóng công tắc, quan sát độ sáng của bóng đèn.
- Tháo một bóng đèn và quan sát độ sáng của bóng đèn còn lại.
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
2- Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- HS làm việc theo nhóm, mắc vôn kế vào mạch đo hiệu điện thế U12, U34, UMN, ghi kết quả vào bảng 1 của mẫu báo cáo.
HS nắm được cách mắc vôn kế và mắc được vôn kế vào mạch.
- Từ kết quả thí nghiệm thảo luận nhóm, hoàn thành nhận xét trong mẫu báo cáo thực hành
- Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN
3- Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song
- HS mắc ampe kế theo hướng dẫn của Gv để đo cường độ qua mạch rẽ I1, I2 và mạch chính I, ghi kết quả vào bảng 2 trong mẫu báo cáo.
- Thảo luận nhóm để hoàn thành nhận xét
HS nắm được nguyên nhân dẫn đến sai số (I I1+ I).
Nhận xét: Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong mạch rẽ: I = I1+ I2.
IV. Củng cố
- Nêu quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với mạch 
 điện mắc song song?
- GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
- HS nộp bài báo cáo thực hành.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 28.1 đến 28.5 (SBT). 
- Đọc trước bài 29: An toàn khi sử dụng điện.
 Ngày soạn: 
Tiết 33: An toàn khi sử dụng điện
A. Mục tiêu
- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.
B. Chuẩn bị
- Cả lớp: một số loại cầu chì có ghi số ampe, một máy chỉnh lưu dòng điện, một bóng đèn, một công tắc, một bút thử điện, dây nối.
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Tổ chức 
Lớp: 7A 7B 7C
II. Kiểm tra
HS1: Nêu các tác dụng của dòng điện? Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại?
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
ĐVĐ: Cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng của con người. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn?
HĐ2: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người (12ph)
- GV cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để HS quan sát
- Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng ?
- Nếu tay chạm vào đầu kia của bút thử điện để cắm vào lỗ của ổ lấy điện được không? Vì sao?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện H29.1 để hoàn thành nhận xét.
- GV hướng dẫn HS thảo luận để có nhận xét đúng.
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người là bao nhiêu?
- Tổ chức cho HS làm bài tập 29.2(SBT)
- Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn là do chập điện (đoản mạch). Chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này.
HĐ3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì (15ph)
- GV mắc mạch điện H29.2 và làm thí nghiệm về sự đoản mạch như SGK. Yêu cầu HS quan sát và ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu C1. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- GV làm thí nghiệm thí nghiệm H29.3. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch.
- GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, hai lõi đây tiếp xúc nhau (chập điện).
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì.
- Yêu cầu HS giải thích các con số ghi trên cầu chì và trả lời câu hỏi C5.
HĐ4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện (6ph)
- Yêu cầu HS tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện (SGK).
- GV cho HS vận dụng hiểu biết về các quy tắc này khi quan sát H29.5 để trả lời câu C6 (Cho HS làm việc theo nhóm và các nhóm nêu kết quả thảo luận với cả lớp).
- HS lắng nghe để nắm được nội dung cần nghiên cứu trong bài.
I- Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
1- Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
- HS quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi của GV và trả lời câu C1.
- HS làm việc theo nhóm mắc mạch điện H29.1, quan sát và hoàn thành nhận xét 
Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể.
2- Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người
- Cá nhân HS đọc phần thông tin trong mục 2 và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
I > 10mA: cơ co mạnh
I > 25mA: gây tổn thương tim
I > 70mA (40V): tim ngừng đập
- Làm bài tập 29.2 trên bảng phụ.
II- Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
1- Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
- HS quan sát GV làm thí nghiệm, ghi lại số chỉ của ampe kế, thấy được khi bị đoản mạch ssố chỉ của ampe kế lớn hơn nhiều so với lúc bình thường.
- Thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Nhận xét: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn
Các tác hại của hiện tượng đoản mạch: gây hoả hoạn, làm hỏng các dụng cụ dùng điện,...
2- Tác dụng của cầu chì
- HS quan sát thí nghiệm để trả lời câu C3
C3: Khi đoản mạch: dây chì nóng lên, chảy và đứt làm ngắt mạch điện.
- HS quan sát cầu chì và hiểu được ý nghĩa con số ghi trên cầu chì và trả lời câu C5
C4: ý nghĩa của số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì dây chì sẽ đứt.
C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn (0,1A đến 1A) thì nên dùng cầu chì có ghi 1A.
III- Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu 4 quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Vận dụng quy tắc để trả lời C6
+ Lõi dây có chỗ bị hở. Khắc phục: dùng băng dính cách điện quấn nhiều vòng,...
+ Nắp cầu chì ghi2A lại được nối bằng dây chì 10A quá xa mức quy định. Khi dòng điện trong mạch có cường độ 9A, dây chì chưa bị đứt còn dụng cụ dùng điện bị hỏng. Nên dùng dây chì ghi 2A.
IV. Củng cố
- GV khái quát lại những kiến thức cơ bản của bài và giới thiệu nội dung
 “Có thể em chưa biết”.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 29.1 đến 29.4 (SBT). 
- Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu học kì II để kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 
Tiết 34: Tổng kết chương 3: Điện học
A. Mục tiêu
- Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương điện học.
- Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
- Tạo hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
B. Chuẩn bị
- HS: trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chuẩn bị phần vận dụng.
- Cả lớp: Kẻ sẵn H16.1 vào bảng phụ), phóng to bài tập vận dụng 2, 4, 5 (SGK/86).
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Tổ chức 
Lớp: 7A 7B 7C
II. Kiểm tra
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: Kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản (10ph)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- GV chốt lại những kiến thức đúng và yêu cầu HS chữa nếu sai.
HĐ2: Vận dụng tổng hợp kiến thức làm bài tập vận dụng (15ph)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời từ câu 1 đến câu 7 trong phần vận dụng.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
- Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. GV ghi tóm tắt lên bảng: Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
- Gọi 4 HS lên bảng điền dấu cho câu 2. Yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền dấu đó. 
GV ghi tóm tắt: Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Gọi một HS lên bảng chữa câu 3
GV ghi tóm tắt: Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, vật nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài 4, gọi một HS lên bảng.
GV ghi tóm tắt: Chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Cho HS quan sát H30.3 để nhận biết thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
- Với câu 7, yêu cầu HS xây dựng được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó, biện pháp đó có thực hiện được không?
HĐ3: Tổ chức trò chơi ô chữ (7ph)
- GV giải thích trò chơi và hướng dẫn HS chơi.
- Yêu cầu một HS lên dẫn chương trình (Có thể chuẩn bị một ô chữ khác với SGK)
I- Tự kiểm tra
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần ôn tập. 
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời đúng.
II- Vận dụng
- HS trả lời phần chuẩn bị của mình. Thảo luận và ghi vở câu trả lời đã thống nhất.
1. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2. a) (-) b) (-) c) (+) d) (+)
3. Mảnh nilon bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron. Miếng len bị mất bớt êlectron (êlectrôn dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilon) nên thiếu êlectrôn, nhiễm điện dương.
- HS dựa vào quy ước về chiều dòng điện để chọn phương án trả lời đúng cho câu 4
4. Sơ đồ c có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện.
- HS dựa vào tính chất của vật dẫn điện và vật cách điện để chọn phương án trả lời đúng.
5. Thí nghiệm c tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
6. A.Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
7. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: Treo biển báo cấm bóp còi, xây tường xung quanh, đóng cửa, tròng nhiều cây xanh, treo rèm,... 
III- Trò chơi ô chữ
- HS tham gia trò chơi ô chữ. Mỗi nhóm HS cử một bạn tham gia, trả lời đúng được 2 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 5 điểm
 1. Chân không 2. Siêu âm
 3. Tần số 4. Âm phản xạ
 5. Dao động 6. Tiếng vang
 7. Hạ âm
 Từ hàng dọc: Âm thanh
IV. Củng cố
 Hệ thống hoá kiến thức chương I và chương II
	1. Đặc điểm chung của nguồn âm
	2. Độ cao của âm (âm bổng, âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?
	3. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị độ to của âm?
	4. Âm truyền qua những môi trường nào? Môi trường nào truyền âm tốt?
	5. Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang của âm? Vật 
	 nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
	6. Nêu các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn?
	7. Điều kiện để nhìn thấy ánh sáng, điều kiện để nhìn thấy một vật?
	8. Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng?
	9. Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm?
	10. Cách vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng?
V. Hướng dẫn về nhà
	 - Ôn tập lại các kiến thức đã học về quang học và âm học.
	 - Đọc trước bài 17: Sự nhiễm điện do cọ sát.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ly 7 tu tiet 24 den het.doc