Giáo án Vật lý 7 tiết 27 và 28

Giáo án Vật lý 7 tiết 27 và 28

TUẦN 27 TIẾT 27

I- MỤC TIÊU :

* Củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản chương III .

* Kiểm tra, đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng .

II- CHUẨN BỊ :

* Học sinh : Ôn tập các kiến thức đã học trong chương .

* Giáo viên : Hệ thống các câu hỏi kiểm tra .

 

pdf 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1186Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 27 và 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
TUẦN 27 TIẾT 27 
I- MỤC TIÊU : 
* Củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản chương III . 
* Kiểm tra, đánh giá sự nắm vững kiến thức và kĩ năng . 
II- CHUẨN BỊ : 
* Học sinh : Ôn tập các kiến thức đã học trong chương . 
* Giáo viên : Hệ thống các câu hỏi kiểm tra . 
III- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ tư duyNội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2
Tổng
Nhiễm điện do cọ xát. 
Hai loại điện tích
Câu 1 (0.5đ) Câu 2 (0.5đ)
Câu 13.1(1đ)
Câu 13.2(1đ) 4 Câu (3.0đ)
= 30%
Dòng điện - Nguồn điện
Dòng điện trong kim loại.
Câu 3 (0.5đ)
Câu 5 (0.5đ)
 Câu 4 (0.5đ) 3 Câu (1.5đ)
= 15% 
Chất dẫn điện
Chất cách điện.
Câu 6 (0.5đ) Câu 11.1(0.5đ)
Câu 11.2(0.5đ)
3 Câu (1.5đ)
= 15% 
Sơ đồ mạch điện 
Chiều dòng điện.
Câu 12 (1đ) Câu 7 (0.5đ) Câu 13.3 (1đ) 3 Câu (2.5đ)
= 25% 
Tác dụng của dòng điện.
Câu 8 (0.5đ)
Câu 9 (0.5đ)
Câu 10 (0.5đ) 3 Câu (1.5đ)
= 15% 
Tổng TNKQ 4.0đ
= 40%
TNKQ 4.0đ
= 40%
Tự luận 2.0đ
= 20%
16 Câu (10đ)
= 100 %
IV- ĐỀKIỂM TRA : 
PHẦN I : Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng (mỗi câu 0,5 điểm) . 
1) Dùng mảnh vải khô để cọ xát, có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích ? 
 A- Một ống bằng nhựa . C- Một ống bằng giấy . 
 B- Một ống bằng thép . D- Một ống bằng gỗ .
2) Làm thí nghiệm đưa một đầu thước nhựa lại gần quả cầu bằng 
 nhựa xốp treo bằng sợi chỉ, quả cầu bị đẩy ra xa (hình bên). 
 Câu kết luận nào sau đây là đúng ? 
 A- Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại . 
 B- Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện 
 C- Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại . 
 D- Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện . 
3) Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây ? 
 A- Đồng hồ dùng pin đang chạy . C- Chiếc pin đặt tách riêng trên mặt bàn . 
 B- Mạch điện trong gia đình khi không sử D- Một mảnh nilông đã được cọ xát .
 dụng bất cứ một dụng cụ điện nào . 
4) Câu phát biểu nào là đúng nhất trong số các câu phát biểu sau đây ? 
 A- Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng . 
 B- Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng . 
 C- Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng .
 D- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng . 

Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
5) Vật nào dưới đây không có các êlectrôn tự do ? 
 A- Một đoạn dây nhôm . C- Một đoạn dây nhựa .
 B- Một đoạn dây đồng . D- Một đoạn dây thép .
6) Có 5 vật: là một thước nhựa, một đoạn dây đồng, một đoạn dây len, một đoạn dây nhôm và miếng sứ. 
Câu khẳng định nào sau đây là đúng ở điều kiện bình thường ? 
 A- Tất cả 5 vật này đều là vật dẫn điện . 
 B- Đoạn dây đồng, đoạn dây nhôm là các vật dẫn điện . 
 C- Thước nhựa, đoạn dây len, đoạn dây nhôm và miếng sứ là các vật cách điện . 
 D- Tất cả 5 vật này đều là vật cách điện . 
7) Có một pin và một bóng đèn pin. Trong trường hợp nào sau đây thì bóng đèn sáng ? 
 A- Nối cả hai đầu của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn và công tắc điện.
 B- Nối một đầu của bóng đèn với cực dương, đầu kia của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.
 C- Chỉ nối một đầu bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn và công tắc điện.
 D- Nối cả hai đầu của bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn và công tắc điện.
8) Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào khi chúng hoạt động bình thường ? 
 A- Quạt điện . C- Máy thu hình (tivi) .
 B- Máy thu thanh (rađiô) . D- Ấm điện .
9) Vật nào dưới đây có tác dụng từ ? 
 A- Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua C- Một đoạn băng dính . 
 B- Một mảnh nilông đã được cọ xát . D- Một pin đặt tách riêng trên mặt bàn . 
10) Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunphat được biểu hiện : 
 A- Làm dung dịch này nóng lên . 
 B- Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn 
 C- Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch . 
 D- Làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch 
PHẦN II : Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (mỗi câu 0,5 điểm) . 
11.1) Kim loại là chất dẫn điện vì trong đó có các ......................................có thể dịch chuyển có hướng 
11.2) Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không 
khí là ...................................
PHẦN III :
Câu 12:Lựa chọn mệnh đề thích hợp bên trái để ghép với mệnh đề bên phải (mỗi câu 0,25 điểm) 
1) Tác dụng sinh lí . a) Chuông điện kêu . 
2) Tác dụng nhiệt . b) Cơ co giật . 
3) Tác dụng từ . c) Bóng đèn bút thử điện sáng . 
4) Tác dụng phát sáng . d) Dây tóc bóng đèn phát sáng . 
 e) Mạ điện . 
PHẦN IV : Trả lời câu hỏi (mỗi câu 1 điểm) . 
13.1) Trong mỗi hình vẽ, các mũi tên đã cho chỉ tực tác dụng (hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện 
 tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai . 
13.2) Lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, sau khi chảy tóc khô bằng lược nhựa thì cả tóc 
và lược đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi : 
a/ Tóc bị nhiễm điện loại gì ? 
b/ Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ? 
1-
2-
3-
4-
 A B C D F H G E
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
13.3) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và vẽ thêm mũi tên vào sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch khi
 công tắc đóng . 
IV- Đáp án : 
Phần I : 1- A 3- A 5- C 7- B 9- A
 2- C 4- D 6- B 8- D 10- C (5 điểm)
Phần II : 1- ... êlectrôn tự do ... (0,5 điểm) 
 2- ... chất dẫn điện . (0,5 điểm) 
Phần III : 1- b 2-d 3- a 4- c (1 điểm) 
Phần IV : 1- (1 điểm)
 2- - Vẽ sơ đồ đúng (0,5 điểm) 
 - Biểu diễn đúng chiều dòng điện (0,5 điểm)
 3- a/ Tóc bị nhiễm điện dương . (0,5 điểm)
 b/ Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa . (0,5 điểm) 
TUẦN 28 TIẾT 28 
I- MỤC TIÊU : 
* Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
* Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A . 
* Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế) . 
II- CHUẨN BỊ : 
* Dụng cụ cho mỗi nhóm : 
- Một ampe kế có giới hạn đo 1A và độ chia nhỏ nhất 0,05A . 
- Một nguồn điện gồm hai pin (loại 1,5V) lắp sẵn vào giá pin . 
- Một bóng đèn pin lắp sẵn vào đế. Một công tắc.
- Bốn đoan dây dẫn có vỏ bọc cách điện . 
* Dụng cụ cho cả lớp : 
- Một ampe kế loại to có giới hạn đo từ 1A trở lên và độ chia nhỏ nhất 0,05A . 
- Một đồng hồ đa năng (ampe kế, vôn kế và ôm kế) . 
- Một nguồn điện gồm hai pin lắp sẵn vào giá pin . 
 A B C D F H G E
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
- Một bóng đèn pin lắp sẵn vào đế. Một biến trở. Một công tắc . 
- Bốn đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện . 
- Vẽ to hình 24.2-a,b, hình 24.3 và sơ đồ mạch điện của hình 24.3 . 
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
3. Bài mới: 
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 (6 ph) : Kiểm tra kiến thức cũ. Tổ chức tình huống học tập .
* Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
Nêu các tác dụng của dòng điện ? Mỗi tác dụng tìm 
một ứng dụng trong thực tế ?
* Tổ chức tình huống : Dòng điện có thể gây ra các tác 
dụng khác nhau. Mỗi tác dụng có thể mạnh, yếu khác 
nhau. Chẳng hạn, dòng điện qua cơ thể người gây nguy 
hiểm đến tính mạng, nhưng cũng có những trường hợp 
cho dòng điện qua cơ thể người thích hợp để chữa một 
số bệnh. Vậy có thể dựa vào tác dụng mạnh hay yếu 
của dòng điện để xác định dòng điện đó là mạnh hay 
yếu, tức là xác định cường độ dòng điện. Chúng ta sẽ 
tìm hiểu về cường độ dòng điện trong bài học hôm nay.
Một học trả lời câu hỏi của giáo viên, cả lớp nêu 
nhận xét . 
Hoạt động 2 (8 ph) : Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện .
* Mắc mạch điện như hình 24.1 cho học sinh quan sát : 
- Thông báo tác dụng của hai thiết bị mới : ampe kế là 
dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay 
yếu, biến trở dùng để thay đổi dòng điện trong mạch.
- Làm thí nghiệm dịch chuyển con chạy của biến trở để 
thay đổi độ sáng của bóng đèn . 
- Hãy quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn 
sáng mạnh, sáng yếu và rút ra nhận xét
- Gọi 1, 2 học sinh trình bày nhận xét trên lớp, yêu cầu 
cả lớp bổ sung các ý kiến .
- Chốt lại ý đúng, yêu cầu học sinh ghi vở .
* Thông báo : Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ 
mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ 
dòng điện, được kí hiệu là chữ I. Đơn vị đo là ampe, kí 
hiệu là A. Ngoài ra, để đo dòng điện có cường độ nhỏ, 
người ta còn dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA .
1A = 1000mA .
Quan sát mạch điện, nghe giáo viên thông báo tác 
dụng của hai thiết bị mới . 
Quan sát số chỉ của ampe kế, từng học sinh nêu 
nhận xét. Trình bày trên lớp thống nhất ý kiến . 
Nhận xét : Với một bóng đèn nhất định, khi đèn 
sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn .
Hoạt động 3 (8 ph) : Tìm hiểu về ampe kế .
* Thông báo : Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường 
độ dòng điện . 
* Giới thiệu hình 24.2, nêu các câu hỏi :
- Dựa vào đâu để nhận biết dụng cụ đo là ampe kế ?
- Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của 
ampe kế hình 24.2-a,b ?
Quan sát hình 24.2 và ampe kế đã trang bị cho 
nhóm, lần lượt từng học sinh trình bày câu C1 trên 
lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến . 
C1: a/ Để nhận biết ampe kế cần căn cứ vào mặt 
ampe kế có ghi : A hoặc mA . 
Ampe kế GHĐ ĐCNN
 Hình 24.2-a 100 mA 10 mA
 Hình 24.2-b 6 A 0,5 A 
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
- Ampe kế nào dùng kim chỉ thị, ampe kế nào hiện số ?
- Các chốt nối với dây dẫn của ampe kế có ghi kí hiệu 
gì ? (quan sát ampe kế đã trang bị cho nhóm) . 
- Hãy chỉ ra chốt điều chỉnh kim của ampe kế được 
trang bị cho nhóm em ? 
- Ampe kế ở nhóm em có giới hạn đo và độ chia nhỏ 
nhất là bao nhiêu ? 
b/ Ampe kế hình 24.2-a,b dùng kim chỉ thị, ampe 
kế hình 24.2-c hiện số.
c/ Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu 
“+” (chốt dương) và dấu “-” (chốt âm) .
d/ Chốt ở vỏ ampe kế, nằm dưới kim chỉ thị.
- Ampe kế ở nhóm em có giới hạn đo 1A và 
 độ chia nhỏ nhất 0,05 A . 
Hoạt động 4 (16 ph) : Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện .
* Để đo cường độ dòng điện, ta phải mắc ampe kế vào 
mạch điện như hình 24.3. Giới thiệu hình 24.3 .
- Hãy cho biết chốt (+) của ampe kế được mắc về phía 
cực nào của nguồn điện ?
- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của hình 24.3, với ampe kế 
được kí hiệu là:
+ Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu vẽ sơ đồ mạch điện . 
+ Treo sơ đồ mạch điện lên bảng cho học sinh quan 
sát, kiểm tra, sửa sai .
- Quan sát bảng 2, hãy cho biết ampe kế nhóm em có 
thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào ?
* Phân phối dụng cụ cho các nhóm, hãy mắc mạch 
điện như hình 24.3 để tìm hiểu về mối liên hệ giữa độ 
sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn . 
- Lưu ý học sinh :
+ Mắc chốt (+) của ampe kế về phía cực dương của 
nguồn điện .
+ Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào 
hai cực của nguồn điện .
+ Kiểm tra và điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng 
vạch số 0 trước khi đóng công tắc .
- Kiểm tra việc mắc ampe kế của các nhóm .
- Hãy đóng công tắc, đọc số chỉ của ampe kế và quan 
sát độ sáng của đèn khi sử dụng nguồn điện lần lượt là 
một pin và hai pin mắc liên tiếp. Rút ra nhận xét .
+ Lưu ý : phải chờ cho kim của ampe kế đứng yên và 
đặt mắt sao cho kim che khuất ảnh của nó trong gương 
gắn trên thang chia độ .
+ Hãy so sánh cường độ dòng điện và độ sáng của đèn 
trong hai trường hợp, rút ra nhận xét ở câu C2
* Quan sát mạch điện hình 24.3, từng học sinh trả 
lời câu hỏi của giáo viên và phần 1, 2 trong sách 
giáo khoa. Lớp thảo luận, thống nhất ý kiến
- Chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực 
dương của nguồn điện .
- Sơ đồ mạch điện :
- Ampe kế của nhóm có thể dùng để đo cường độ 
dòng điện qua các dụng cụ : bóng đèn dây tóc, quạt 
điện . 
* Làm thí nghiệm theo nhóm theo các nội dung 
trong sách giáo khoa. Tiến hành mắc mạch điện, 
lấy số liệu, so sánh số liệu và nhận xét. Trình bày 
trên lớp thống nhất ý kiến . 
C2: Nhận xét : Dòng điện chạy qua đèn có cường 
độ càng lớn thì đèn càng sáng .
Hoạt động 5 (7 ph) : Củng cố. Vận dụng. Hướng dẫn về nhà .
* Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi :
- Nêu kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện ? 
- Dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện ? Mắc 
như thế nào vào mạch điện ?
- Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và 
cường độ dòng điện qua đèn ? 
* Hãy thảo luận trong nhóm trả lời các câu C3, C4, C5.
* Từng học sinh trả lời các câu hỏi của giáo 
viên(phần ghi nhớ sách giáo khoa) . 
* Thảo luận nhóm trả lời các câu C3, C4, C5, cử 
 K
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Châu Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Hiệp
Giáo Viên: Kiều Văn Hưởng Giáo án Vật Lý 7
- Gọi đại diện các nhóm trình bày lên bảng : nhóm 1 
và 2 câu C3, nhóm 3 và 4 câu C4, nhóm5 và 6 câu C5 .
- Yêu cầu cả lớp nêu nhận xét, bổ sung các ý kiến .
- Chốt lại ý đúng cho học sinh . 
* Làm các bài tập : 24.1  24.4 (sách bài tập) 
 Xem phần “Có thể em chưa biết” . 
Xem lại bài 19 “Dòng điện - Nguồn điện” .
đại diện trình bày trên lớp. Cả lớp thảo luận thống 
nhất ý kiến.
- C3: a/ 0,175A = 175 mA .
b/ 0,38A = 380 mA .
c/ 1250 mA = 1,250A . 
d/ 280 mA = 0,280A .
- C4: Ampe kế 2 phù hợp nhất để đo dòng điện a
Ampe kế 3 phù hợp nhất để đo dòng điện b 
Ampe kế 4 phù hợp nhất để đo dòng điện c 
- C5: Ampe kế ở sơ đồ a được mắc đúng. Vì chốt 
“+” của ampe kế được mắc về phía cực dương của 
nguồn điện .

Tài liệu đính kèm:

  • pdfVat ly 7 Tiet 2728.pdf