Giáo án Vật lý 7 Tiết 34: Ôn tập thi học kì II

Giáo án Vật lý 7 Tiết 34: Ôn tập thi học kì II

ÔN TẬP THI HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức của chương điện học và 1 phần chương âm học (từ bài 15 đến bài 29 vật lí 7)

- Giúp học sinh có đầy đủ kiến thức, nhằm chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra học kì II đạt kết quả tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- GV:

 + Nghiên cứu nội dung chuẩn kiến thức.

- HS:

 + Ôn lại kiến thức từ bài 15 đến bài 29.

 + Làm các bài tập SBT.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 3400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 Tiết 34: Ôn tập thi học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34
Tiết: 34
ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức của chương điện học và 1 phần chương âm học (từ bài 15 đến bài 29 vật lí 7)
- Giúp học sinh có đầy đủ kiến thức, nhằm chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra học kì II đạt kết quả tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:
	+ Nghiên cứu nội dung chuẩn kiến thức.
- HS:
	+ Ôn lại kiến thức từ bài 15 đến bài 29.
	+ Làm các bài tập SBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
GV ổn định kỉ luật lớp, yêu cầu HS báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Dòng điện có mấy tác dụng ? kể tên các tác dụng đó ?
Tại sao nói khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm đến tín mạng ? Cầu chì có tác dụng gì ? Để đảm bảo an toàn chúng ta cần lưu ý điều gì ?
Làm bài tập 29.1, 29.3, 29.4 SBT. 
Bài mới:
Để chuẩn bị tốt cho kiểm tra HK II. Hôm nay thầy và các em cùng nhau ôn lại các kiến thức cơ bản của học kì II các em nhé !
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Ôn tập lý thuyết: (17 phút)
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS trả lời:
1. Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn? Để chống ô nhiễm tiếng ồn chúng ta cần phải làm gì ?
2. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? Tính chất của vật nhiễm điện ?
3. Có mấy loại điện tích ? Trình bày cấu tạo nguyên tử? Thế nào là vật nhiễm điện âm, điện dương ?
4. Dòng điện là gì? Mỗi nguồn điện có mấy cực ?
5. Thế nào là chất dẫn điện ? chất cách điện ? Dòng điện trong kim loại ?
6. Sơ đồ mạch điện là gì? Dòng điện có chiều quy ước như thế nào?
7. Dòng điện có mấy tác dụng? Trình bày các tác dụng đó? Theo em tác dụng nào là quan trọng nhất ?
8. Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị? Kí hiệu?
9. Hiệu điện thế là gì? Đơn vị? kí hiệu?
10. Trình bày đặc điểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp và song song?
11. Tại sao nói khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm đến tín mạng ? Cầu chì có tác dụng gì ? Để đảm bảo an toàn chúng ta cần lưu ý điều gì ?
Hoạt động 2. Giải bài tập: (15 phút)
1. Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 2 bóng đèn mắc nối tiếp nhau, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch chính. Vẽ mạch điện? Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch ? Nhận xét cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện này ?
- GV cho HS hoạt động nhóm trong 1’30’’. Sau đó lên bảng trả lời.
2. Tại sao khi áp tai vào tường ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được ?	
3. Các electron đi qua một dây dẫn dài 12 cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của electron ra đơn vị (mm/s)? (1 đ)
- HS trả lời:
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần: làm giảm độ to của tiếng ồn, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
- Tính chất: Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
- Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm.
- Nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện dương, các electron mang điện âm.
- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện âm nếu mất bớt electron.
- Dòng điện: là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Mỗi nguồn điện có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm: các thiết bị điện nối liền với hai cực của nguồn điện.
- Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại: là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
- Sơ đồ mạch điện : Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ có thể lắp mạch điện tương ứng.
- Chiều dòng điện: là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn đều làm cho mọi vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
- Tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và bóng đèn điốt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
- Tác dụng từ: Dòng điện có tác dụng từ vì có khả năng làm quay kim nam châm.
- Tác dụng hóa học: Khi cho dòng đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch và bám tre6n thỏi than nối với cực âm.
- Tác dụng sinh lí: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.
- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị: Ampe. Kí hiệu: A.
- Hiệu điện thế: Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Đo hiệu điện thế bằng Vôn kế. Đơn vị hđt: Vôn (V)
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn.
* Mạch nối tiếp:
- Cường độ dòng đối với đoạn mạch nối tiếp bằng nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2.
- Hiệu điện thế điện đối với đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U12 = U23 = U13.
* Mạch song song:
- Hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song bằng nhau tại mọi điểm: U12 = U23 = UMN.
- Cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2
- Cơ thể là một vật dẫn điện. Dòng điện 70 mA (tương đương với hiệu điện thế 40 V) trở lên đi qua cơ thể là rất nguy hiểm.
- Cầu chì là thiết bị tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức và khi đoản mạch.
- Phải thực hiện nghiêm các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện theo nhóm.
Vì:
- Âm truyền trực tiếp qua vật rắn. 
- Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò là vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh.
- Vận tốc của electron:
v = ℓ/t = 120/600 = 0,2 (mm/s)
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT:
II. BÀI TẬP
Củng cố: (4 phút)
GV yêu cầu HS làm 1 số bài tập SBT.
GV nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu về nhà: ( 2 phút)
Học lại bài từ bài 15 đến bài 29.
Hoàn thành các câu hỏi SGK.
Làm lại các bài tập SBT.
Chuẩn bị tốt các dụng cụ học tập để tiết sau kiểm tra HK II.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP THI HK II LY 7.doc