Giáo án Vật lý 7 tiết 35 bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Giáo án Vật lý 7 tiết 35 bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Tiết 35. Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

I.Mục tiêu:

1. HS nhận biết ích lợi và sự nguy hiểm của việc sử dụng điện.

2. HS ghi nhớ được giới hạn nguy hiểm của dòng điện, các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

3. HS nhận biết cầu chì, tác dụng của cầu chì.

II.Chuẩn bị:

*GV: Cầu chì, nguồn 2 pin, ampe kế, bóng đèn, khoá K. Bảng phụ có đề kiểm tra bài cũ.

*HS: + 15 cái cầu chì.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 35 bài 29: An toàn khi sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 35. Bài 29. an toàn khi sử dụng điện
I.Mục tiêu:
HS nhận biết ích lợi và sự nguy hiểm của việc sử dụng điện.
HS ghi nhớ được giới hạn nguy hiểm của dòng điện, các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
HS nhận biết cầu chì, tác dụng của cầu chì.
II.Chuẩn bị:
*GV: Cầu chì, nguồn 2 pin, ampe kế, bóng đèn, khoá K. Bảng phụ có đề kiểm tra bài cũ.
*HS: + 15 cái cầu chì.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC: (2 em)
HS1: Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và 2 bóng đèn cùng loại đều ghi 6 V. Hỏi có thể mắc song song hai bóng đèn này rồi mắc thành mạch kín với nguồn điện nào trên đây để hai bóng đèn này sáng bình thường? Vì sao?
HS2: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V. Hỏi:
a) Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ này là bao nhiêu?
b) Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song?
 * Đặt vấn đề: 
Dòng điện có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống, nhưng khi sử dụng thì cần chú ý vấn đề gì để đảm bảo an toàn? 
HĐ2: Nghiêncứu sự nguyhiểm củadòngđiện
H: Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn bút thử điện mới sáng?
- Giới thiệu thí nghiệm như hình 29.1 
H: Qua TN trên có nhận xét gì?
Biểu điểm:
1. Xácđịnhđúng nguồnđiện (4điểm)
 Giải thích rõ tại sao (6điểm)
2. a) (3điểm)
 b) Xác định đúng (3điểm)
 Giải thích rõ tại sao (4điểm)
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.
1.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người
C1: Khi cầm bút thử điện, tay phải chạm vào nắp kim loại của bút thì đèn mới sáng khi có điện.
NX: Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
GV
HS
H: Nêu giới hạn nguy hiểm của dòng điện?
HĐ3: Nghiên cứu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Làm TN theo sơ đồ hình 29.2
H: So sánh I1 với I2 , Nhận xét xem khi đoản mạch, cường độ dòng điện như thế nào?
- Gọi HS trả lời C3, C4, C5.
HĐ4: Tìm hiểu các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện.
H: Tìm hiểu thông tin ở SGK, nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện? 
HĐ3: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C6.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 29.1 -> 29.4 (SBT)
2.Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện.
Đối với cơ thể người:
+ I >10mA: cơ bị co mạnh.
+ I > 25 mA: gây tổn thương tim.
+ I > 70 mA (U > 40V): tim ngừng đập
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
1.Hiện tượng đoản mạch.
-TN:
C2: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.
2.Tác dụng của cầu chì.
C3: Khi bị đoản mạch cầu chì bị đứt.
C4: Số ampe ghi trên mỗi cầu chì cho biết cđdđ tối đa đi qua dây dẫn của cầu chì đó.
C5: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn nên dùng cầu chì loại 1A.
III. Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
+ Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
 (SGK/84) 
C6: Một số hiện tượng không an toàn và cách khắc phục
+H29.5a: Vỏ nhựa hỏng làm hở lõi đồng
 " Cần thay dây hoặc dùng băng dính cách điện bọc chỗ hở lại.
+H29.5b:Dây chì có số chỉ quá cao so với nắp cầu chì, không có tác dụng bảo vệ với các dụng cụ có cường độ điện đi qua từ 10A trở xuống "Cần thay dây chì loại 2A 
+H29.5c: Khi chữa điện không được bật công tắc điện.
*Ghi nhớ: (SGK/84).
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 34. Bài 30. tổng kết chương iii: điện học.
I.Mục tiêu:
1. HS ôn tập lại các kiến thức đã học về điện học: phân biệt được điện tích âm và điện tích dương, khái niệm dòng điện và dòng điện trong kim loại, vật dẫn điện và vật cách điện, tính chất của mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song.
2. HS có kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản điện.
II.Chuẩn bị:
*GV: Cầu chì, nguồn 2 pin, ampe kế, bóng đèn, khoá K. Bảng phụ có đề kiểm tra bài cũ. Bảng phụ vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và sơ đồ mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song.
*HS: + 15 cái cầu chì. 
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề. (15 phút)
* KTBC: (HS làm bài vào giấy, 10 phút)
1, ghép ý ở cột trái với ý ở cột phải để được câu đúng.
A. Vật nhiếm điện âm là 1. Mất bớt êlêctrôn
B. Vật nhiễm điện dương là 2. Nhận thêm
 êlêctrôn 
2, Điền từ, cụm từ, dấu thích hợp vào ô trống.
a) Dòng điện là dòng ......... chuyển động có hướng.
b) Dòng điện trong kim loại là dòng ... chuyển động có hướng.
c) Đơn vị đo hiệu điện thế là .. .. ( ký hiệu ..... )
d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ...( ký hiệu ...)
đ) Trong mạch điện gồm 2 bóng mắc nối tiếp:
 I ... I1 ... I2 U ... U1 ... U2
e) Trong mạch điện gồm 2 bóng mắc song song:
 I ... I1 ... I2 U ... U1 ... U2
* Gọi HS trả lời phần tự kiểm tra ở SGK.
I.Tự kiểm tra.
*) Đáp án, biểu điểm
1, A +2 (1đ)
 B +1 (1đ)
2, a) các điện tích (1đ)
 b) các êlêctrôn (1đ)
 c) vôn .... V (1đ)
 d) ampe ... A (1đ)
 đ) I = I1 = I2 (1đ)
 U = U1 + U2 (1đ)
 e) I = I1 + I2 (1đ)
 U = U1 = U2 (1đ)
*) Tự kiểm tra
1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
2. Có 2 loại điện tích. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
3. Vật nhiếm điện âm là vật nhận thêm êlêctrôn. 
Vật nhiễm điện dương là vật mất bớt êlêctrôn 
GV
HS
- Khi thay đổi nhiệt độ hoặc áp suất. thì một số chất không dẫn điện ở điều kiện bình thường sẽ có khả năng dẫn điện
- Lưu ý ngoài 5 tác dụng chính nêu trên, dòng điện còn nhiều tác dụng khác: tác dụng cơ học, 
- Cho học sinh quan sát hình vẽ nhận diện 2 bóng đèn mắc nối tiếp hay song song.
HĐ2: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời các ý.
*BTVN: 
 + Ôn tập chương III để giờ sau kiểm tra học kỳ II.
4. a) các điện tích b) các êlêctrôn 
5. Vật dẫn điện: Mảnh tôn, đoạn dây đồng
6. Các tác dụng chính của dòng điện:
- Tác dụng phát sáng - Tác dụng nhiệt
- Tác dụng hoá học - Tác dụng từ
- Tác dụng sinh lý
7. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (kí hiệu A). Dụng cụ đo là ampe kế.
8. Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (kí hiệu V). Dụng cụ đo là vôn kế.
9. Giữa 2 cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
10. Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp: 
 - Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch I = I1 = I2 
 - Hiệuđiệnthế giữa 2 đầu đoạnmạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn U = U1 + U2 
11. Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song:
 - Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2 
 - Hiệu điện thế giữa 2 đầu các đèn bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa 2 điểm nối chung. U = U1 = U2 
12. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 
 (SGK/83,84) 
II. Vận dụng.
1. D. Cọ xát mạnh thướcnhựa bằngmiếngvảikhô
2. a) - b) - c) + d) +
3. Mảnh ni lông nhận thêm êlêctrôn 
 Miếng len mất bớt êlêctrôn 
4. C
5. C. Vì dây đồng và dây nhôm đều dẫn điện.
6. Dùng nguồn 6V. Vì trong mạch điện mắc nối tiếp U = U1 + U2 
7. Hai bóng đèn mắc song song nên I = I1 + I2
 => I2 = I - I1 = 0,35 V- 0,12 V = 0,23 V

Tài liệu đính kèm:

  • docB29.doc