Giáo án Vật lý 7 tiết 6 bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án Vật lý 7 tiết 6 bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

TIẾT 6. BÀI 6. THỰC HÀNH

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.

I . Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Khôi phục lại được đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.

2. Kĩ năng.

- Dựng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.

3. Thái độ.

- HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, có tinh thần hợp tác.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 6 bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2010.
Ngày giảng: 7B. 28/09/2010.
 7A.30/09/2010.
TIẾT 6. BÀI 6. THỰC HÀNH
QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.
I . Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Khôi phục lại được đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.	
2. Kĩ năng.
- Dựng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
3. Thái độ.
- HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, có tinh thần hợp tác.
II .Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
 - Bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh.	
 - Bảng con, phấn.
 - Mỗi nhóm chuẩn bị:
+ 1 gương phẳng.
+ 1 bút chì.
+ 1 thước chia độ.
+ 1 mẫu báo cáo như SGK.
III. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. 	
IV. Tổ chức giờ học.
1. HĐ1: Khởi động. (7 phút)
- Mục tiêu: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài.
- Đồ dùng: thước thẳng, thước đo độ.
- Cách tiến hành:
+ Ổn định lớp: Gv kiểm tra sĩ số : 7A 7B
+ Kiểm tra bài cũ: Gv nêu câu hỏi yêu cầu Hs lên bảng trả lời.
	? Vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước 1 gương phẳng:
Gv nhận xét và cho điểm.
+ Tổ chức tình huống học tập: 
 GV cho các nhóm cố định chỗ ngồi và phân phối dụng cụ.
2.HĐ2: Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. (14 phút)
- Mục tiêu: làm được thí nghiệm xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương, dựng được các ảnh của một vật tạo bởi gương.
- Đồ dùng: gương phẳng, bút chì, thước thẳng, thước chia độ.
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Gọi HS đọc C1.
? Đặt bút chì thế nào để ảnh của nó trong gương song song và cùng chiều với vật? Cùng phương và ngược chiều với vật?
—Hướng dẫn thực hành và nhận xét.
— Yêu cầu HS vẽ lại ảnh trong các trường hợp vừa tìm ra.
—Hướng dẫn Hs vẽ hình kí hiệu của bút chì và vị trí đặt gương.
—Nhận xét qua và chuyển ý.
à Đọc C1.
@ Thực hành theo nhóm: sử dụng bút chì và gương phẳng để giải quyết vấn đề.và hoàn thiện vào mẫu báo cáo.
à Vẽ hình các trường hợp đã thực hành vào mẫu báo cáo.
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
C1: a)  song song 
  vuông góc 
 b)
3.HĐ3: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. (15 phút)
- Mục tiêu: làm được thí nghiệm xác định được ảnh của một vật tạo bởi gương, dựng được các ảnh của một vật tạo bởi gương. 
- Đồ dùng: gương phẳng, bút chì, thước thẳng, thước chia độ.
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Hướng dẫn HS đánh dấu vùng nhìn thấy của gương.
— Yêu cầu HS thực hiện theo C3.
— Hướng dẫn HS trả lời C4 bằng các câu hỏi:
? Ảnh của điểm M và N qua gương phẳng treo trên tường được vẽ như thế nào?
? Vẽ tia tới từ M, N sao cho tia phản xạ đi vào mắt người?
 —Yêu cầu Hs hoàn thiện C4 và vẽ hình vào mẫu báo cáo.
à Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
@ Thực hành theo nhóm để trả lời C3 và hoàn thiện vào mẫu báo cáo.
à Vẽ ảnh M’ và N’ bằng kiến thức đã học.
à Nhận thấy chỉ có tia tới từ M mới có tia phản xạ vào mắt người, còn từ N không cho tia phản xạ vào mắt người.
àHoàn thiện C4 và hoàn thiện vào mẫu báo cáo.
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
 C2: Thí nghiệm
PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C3: Bề rộng vùng nhìn thấy của gương giảm.
C4: 
- Không nhìn thấy điểm N vì đường N’O không cắt mặt gương nên không có tia phản xạ lọt vào mắt người.
N’
N
- Nhìn thấy điểm M vì đường M’O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt, ta nhìn thấy M’.
O
M’
M
I
4.HĐ4: Đánh giá kết quả bài báo cáo. (8 phút)
- Mục tiêu: HS nhËn thÊy ®­îc qu¸ tr×nh m×nh ho¹t ®éng cã t«t ch­a va söa ch÷a cho tiÕt häc sau 
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
	+ HS: hoàn thiện báo cáo thực hành của nhóm mình
+ Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
 + GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho phần này.
 + Gv: Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ
5.HĐ5: Dặn dò. (1 phút)
- Mục tiêu: ghi nhớ công việc về nhà. 
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
	+ Gv yêu cầu Hs: Ôn tập cách vẽ ảnh của một điểm sáng, một vật sáng AB qua một gương phẳng.Xem trước bài học mới.
 + Hs ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 6 vli7.doc