Giáo án Vật lý 7 tiết 7: Thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án Vật lý 7 tiết 7: Thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Đ6. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT

TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I.Mục tiêu

1.Kiến thức:

-Nắm được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

-Nắm được quy tắc vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

2.Kĩ năng:

-Luyện tập vẽ ảnh của các vật ở các vị trí khác nhau đặt trước gương phẳng.

-Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

3. Thái độ

-Thái độ hợp tác trong nhóm nhỏ

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 7: Thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 210/2009
Tiết 7	Ngày giảng: 310/2009
Đ6. thực hành: quan sát và vẽ ảnh của một vật
tạo bởi gương phẳng
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
-Nắm được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
-Nắm được quy tắc vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
2.Kĩ năng:
-Luyện tập vẽ ảnh của các vật ở các vị trí khác nhau đặt trước gương phẳng.
-Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
3. Thái độ 
-Thái độ hợp tác trong nhóm nhỏ
II.Phương pháp: 
-Thực hành 
-Thí nghiệm
III.Chuẩn bị
-GV: Bảng phụ ghi mẫu báo cáo và vẽ hình 6.3
	Thước kẻ, êke
-HS: Cho mỗi nhóm
	+1 gương phẳng 
	+1 bút chì
	+1 thước có chia khoảng
	+Mẫu báo cáo cuối bài
IV.Tiến trình bài giảng
1.ổn định lớp
2.Kiểm tra bàI cũ (7 phút)
-Y/c học sinh lên bảng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng trong trường hợp sau:
-Y/c học sinh 2 lên bảng nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? Khi nào ta nhìn thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?
TL: ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. ảnh lớn bằng vật. Khoảng cách từ vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của vật đến gương.
Ta nhìn thấy ảnh của vật khi có tia phản xạ chiếu vào mắt ta và có đường kéo dài đi qua ảnh.
-GV nhận xét cho đIểm
3.Bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
(?) Em hãy quan sát vật đặt trước gương phẳng. Vị trí của vật được đặt như thế nào trước gương phẳng?
(?) ảnh và vật có vị trí như nào với nhau?
-Đó chính là một trong những nội dung trong bàI thực hành hôm nay.
(?) Để có thể tiến hành bài thực hành, ta cần chuẩn bị những dụng cụ nào?
-Y/c học sinh đọc C1
-Y/c lớp trưởng lên lấy dụng cụ cho các nhóm
(?) Các nhóm đã đầy đủ dụng cụ chưa?
-Khi đặt bút chì trước gương phẳng ta luôn thấy ảnh bút trong gương, nhưng ta cần dặt bút như thế nào để thoả mãn các tính chất trên?
-Treo bảng phụ, Y/c học sinh sau khi làm TN thì sẽ điền từ vào chỗ trống hoàn thành C1
-Y/c học sinh tiến hành TN theo nhóm
-Theo dõi các nhóm làm TN
-Y/c các nhóm dừng TN
(?) Để ảnh song song cùng chiều với vật, ta đặt vật như thế nào trước gương phẳng ?
(?) Để ảnh cùng phương ngược chiều với vật, ta đặt vật như thế nào trước gương phẳng ?
-Y/c học sinh vẽ hình vào báo cáo
-Y/c học sinh đọc C2
-GV hướng dẫn: Em hãy để gương phẳng trước mặt, quan sát các bạn trong gương, em nhìn thấy những bạn nào trong gương? Hai bạn mà em nhìn thấy ở hai mép gương được gọi là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng. Lưu ý, không lắc đầu mà chỉ đánh mắt sang hai mép gương. Đặt gương phẳng ra xa một cách từ từ, em có còn nhìn thấy các bạn đó nữa không?
-Cho học sinh làm TN theo nhóm
(?) Vậy em có nhận xét gì về bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng tăng hay giảm khi di chuyển gương ra xa mắt hơn?
-Y/c học sinh hoàn thành C3 và đIền vào chỗ trống
(?) Khi nào thì ta nhìn thấy ảnh của một đIểm sáng S?
-Y/c học sinh đọc C4
-Gv treo bảng phụ vẽ hình 6.3
-Trên hình 6.3 ta có 2 điểm M, N trên bức tường và một gương phẳng được gắn trên bức tường đối diện. Mắt người đặt ở giữa, kí hiệu là điểm O.
(?) Muốn biết rằng có thể nhìn thấy điểm M, N hay không thì ta làm thế nào?
-Y/c học sinh lên bảng vẽ hình dưới sự hướng dẫn của giáo viên
(?) Ta có nhìn thấy điểm M không? Vì sao?
(?) Em hãy quan sát đường thẳng nối N’ với O, đường thẳng này có đi qua gương phẳng không?
(?) Do vậy, ta có tia phản xạ không?
(?) Ta có nhìn thấy điểm N không? Vì sao?
-Y/c học sinh vẽ hình và trả lời câu hỏi vào báo cáo
-Vật đặt song song với gương phẳng 
-ảnh và vật song song với nhau, cùng chiều.
-Học sinh trả lời theo SGK
-Học sinh đọc
-Các nhóm nhận và kiểm tra dụng cụ
-Học sinh theo dõi bảng phụ
-Tiến hành TN theo nhóm
-Đặt vật song song với gương phẳng
-Học sinh đIền vào bảng
-Đặt vật vuông góc với gương phẳng 
-Học sinh điền vào bảng
-Học sinh vẽ hình trong 2 TH
-Học sinh đọc C2
-Học sinh vừa nghe, vừa làm theo hướng dẫn của cô giáo.
-Làm TN
-Bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng giảm khi di chuyển gương ra xa mắt hơn
-Hoàn thành báo cáo
-Ta nhìn thấy ảnh của điểm sáng S khi có tia phản xạ chiếu vào mắt ta và có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’
-Bọc sinh đọc
-Bọc sinh quan sát
-Ta vẽ ảnh M’, N’ của M, N qua gương phẳng. Nối M’, N’ với Mắt O ta có hai tia phản xạ
-học sinh lên bảng
-Ta nhìn thấy điểm ảnh M’ vì có tia phản xạ IO truyền vào mắt, đường kéo dài của tia phản xạ đi qua điểm M’.
-Không
-Không
-Ta không nhìn thấy điểm ảnh N’ vì không có tia phản xạ truyền vào mắt
-học sinh hoàn thành báo cáo
I.Chuẩn bị (2 phút)
 +1 gương phẳng 
 +1 bút chì
 +1 thước có chia khoảng
 +Mẫu báo cáo cuối bài
II.Nội dung thực hành
1.Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (10 phút) 
C1.
2.Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng 
C2. (10 phút)
C4.(15 phút)
Ta nhìn thấy ảnh của điểm sáng S khi có tia phản xạ chiếu vào mắt ta và có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’
4.Củng cố
(?) Em đặt mắt ở đâu để có thể nhìn thấy ảnh của điểm N?
-Đặt mắt trong vùng nhìn thấy của gương
5.Dặn dò
-Học sinh học bài
-Nộp báo cáo -Đọc bàI 7

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 7 Guong cau loi.doc