Giáo án Vật lý 7 tiết thứ 26: Ôn tập

Giáo án Vật lý 7 tiết thứ 26: Ôn tập

TIẾT 26. ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Tự kiểm tra để củng cố các kiến thức cơ bản của chương điện học đã học

2. Kĩ năng

- Vận dụng được 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích 1 số hiện tượng có liên quan.

- Tổng hợp kiến thức

3. Thái độ .

- Ham hiểu biết, có ý thức sử dụng điện an toàn. Hứng thú với học tập.Mạnh dạn phát biểu trong tập thể

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết thứ 26: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 / 03 / 2011
Ngày giảng : 7A. 17 / 03 /2011
 7B. 15 / 03 / 2011
Tiết 26. Ôn tập
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Tự kiểm tra để củng cố các kiến thức cơ bản của chương điện học đã học
2. Kĩ năng
- Vận dụng được 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích 1 số hiện tượng có liên quan.
- Tổng hợp kiến thức
3. Thái độ .
- Ham hiểu biết, có ý thức sử dụng điện an toàn. Hứng thú với học tập.Mạnh dạn phát biểu trong tập thể
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
+ Bảng tổng hợp kiến thức.
+ bảng phụ vẽ sẵn hình 30.1 ; 30.2 (bài tập vận dụng )
2. Học sinh. Bảng phụ theo các nhóm
III. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi và tái hiện
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động ( 3 phút)
Mục tiêu: Hs kiểm tra việc chuẩn bị kiến thức của mình và bạn
 Đặt vấn đề vào bài.
 Đồ dùng: 
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- Gv yêu cầu học sinh báo cáo sĩ số lớp
- Gv yêu cầu các nhóm báo cáo việc chuẩn bị bài của nhóm mình.
- Gv nhận xét việc chuẩn bị bài của học sinh 
+ về ý thức 
+ kết quả
- Gv thông báo mục tiêu của tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- HS: Báo cáo việc chuẩn bị bài trong nhóm
- Hs: Ghi nhớ
Tiết 34: Ôn tập
Hoạt động 2: Tự kiểm tra (12 phút )
Mục tiêu: Hs tự kiểm tra việc ôn tập kiến thức của mình thông qua hệ thống câu hỏi
Đồ dùng: Bảng phụ ghi nôin dung các câu hỏi từ 1 đến 6 và kiến thức trọng tâm của chương.
Cách tiến hành:
- Gv cho học sinh nghiên cứu cá nhân => Yêu cầu cá nhân đưa ra các câu hỏi khó để học sinh khác trả lời.
- GV vấn đáp HS bằng hệ thống câu hỏi trong phần tự kiểm tra:
?1: đặt 1 câu hỏi với các từ cọ sát, nhiễm điện ?
?2: Có những loại điện tích nào ? các điện tích loại nào thì hút nhau, đẩy nhau.
?3: đặt câu hỏi với các cụm từ : vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm (e) mất thêm (e) ?
?4: điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
 Dòng điện là dòng .............. có hướng.
 Dòng điện trong kim loại là dòng..............có hướng. 
?5: các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: a, Mảnh tôn;
b, Đoạn dây nhựa;
c, Mảnh pôliêtilen;
d, Không khí;
e, Đoạn dây đồng;
f, Mảnh sứ.
?6: kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện và các ứng dụng của nó
? Dưới tác dụng nhiệt dòng điện gây ra các tác hại như thế nào ? biện pháp ntn?
- Gv tổ chức nhận xét sau mỗi câu trả lời -> chuẩn kiến thức.
- Hs: Hoạt động cá nhân đưa ra các câu hỏi khó chưa trả lời được để bạn khác trả lời.
-> Hs: 1 số vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác 
 Vật nhiễm điện là vật có khả năng hut các vật khác
-> Hs: có 2 loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương..........
-> Hs: vật nhiễm điện dương do mất bớt (e) vật nhiễm điện âm do nhận thêm (e) 
-> Hs: điền từ thích hợp trên bảng phụ của Gv:
các điện tích dịch chuyển 
 các (e) tự do dịch chuyển 
-> Hs: khoanh tròn đáp án đúng trên bảng phụ của Gv:
a, Mảnh tôn;
e, đoạn dây đồng
-> Hs:
: 5 tác dụng chính của dòng điện 
+ tác dung nhiệt
+ tác dụng sáng
+ tác dụng từ 
+ tác dụng hoá học 
+ tác dụng sinh lí
-> Hs: Làm cháy các vật liệu điện. Biện pháp là dùng các vật liệu siêu dẫn thay thế cho các vật liệu dẫn điện thông thường.
Câu 1
- thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.
- có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát 
- nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát 
- cọ xát là cách làm nhiễm điện nhiều vật 
Câu 2: 
- có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm 
- điện tích khác loại thì hút nhau cùng loại thì đẩy nhau 
Câu 3: vật nhiễm diện dương do mất bớt (e) vật nhiễm điện âm do nhận thêm (e) 
Câu 4: 
a, các điện tích dịch chuyển 
b, các (e) tự do dịch chuyển 
Câu 5: ở điều kiện bình thường thì các vật (vật liệu) dẫn điện là 
a, mảnh tôn 
e, doan dây đồng 
Câu 6: 5 tác dụng chính của dòng điện 
+ tác dung nhiệt
+ tác dụng sáng
+ tác dụng từ 
+ tác dụng hoá học 
+ tác dụng sinh lí
Hoạt động 3: Vận dụng (14 phút)
Mục tiêu: Hs sử dụng các kiến thức đã học trong chương để giải thích các sự vật hiện tượng thông thường
 Rèn kĩ năng biện luận giải thích.
Đồ dùng :.
Cách tiến hành:
- Gv treo bảng phụ bài tập 1 và 2 trong Sgk yêu cầu Hs thảo luận nhóm trong 4phút trả lời và giải thích cách làm.
- Gv tổ chức cho các nhóm nhận xét -> chuẩn.
- Gv gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3 hoặc có thể lấy ý kiến cá nhân
dưới lớp giải thích ) 
- Gv tổ chức nhận xét-> chuẩn.
? nêu qui ước về chiều của dòng điện 
- GV treo bảng phụ bài 4 yêu cầu HS lên bảng thực hiện 
- Gv tổ chức nhận xét -> chuẩn.
- Gv giải thích các hiện tượng thực tế dễ gây hiểu lầm như bài tập 20.3 ô tô chạy cọ xát mạnh với không khí làm nhiễm điện nhiều phần khác nhau của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Dây xích sắt là vật dẫn điện, truyền điện tích từ ô tô xuống đất để tránh xảy ra cháy nổ xăng.
Hs: Nghiên cứu các yêu cầu của gv thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
- Hs nhận xét chéo và tự sửa chữa.
- Hs: Hoạt động cá nhân
Làm bài tập 3 và giảI thích .
-> Hs: Dòng điện có chiều đi từ cực dương sang cực âm
- 1Hs lên bảng thực hiện làm bài 4.
- Hs: Ghi nhớ
II. Vận dụng 
Bài tập 1: 
D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khác 
Bài tập 2:
a, điền dấu ( - ) c, điền dấu ( + ) 
b, điền dấu ( - ) d, điền dấu ( + )
Bài tập 3: 
- mảnh ni lông bị nhiễm điện âm nhận thêm electron 
- miếng len bị mất bớt electron nên thiếu (e) nhiễm điện dương 
Bài tập 4: 
Sơ đồ C, có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện : đi khỏi cực dương và đi tới cực âm của nguồn điện trong mạch điện kín.
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ ( 13 phút )
Mục tiêu: Hs sử dụng các thuật ngữ và tên các đồ dùng thiết bị điện được sử dụng trong chương điện học để chơi trò chơi ô chữ => Tìm ra kiến thức trọng tâm trong chương
Đồ dùng: 
Trò chơi ô chữ.
Là 1 bộ phận có trong bóng đèn phát sáng khi có dòng điện chạy qua ( 6 chữ cái)
Là thiết bị dùng điện dùng để phát ra âm thanh ( 3 chữ cái)
Là thiết bị dùng để tạo ra nứơc đá (6 chữ cái)
là thiết bị phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua (7 chữ cái)
Là thiết bị dùng để đọc các đĩa CD ( 6 chữ cái )
Là thiết bị cho chúng ta hình ảnh và âm thanh truyền hình ( 4 chữ cái )
Là thiết bị dùng để đun nấu thức ăn bằng điện ( 7 chữ cái)
Là nguồn điện dùng đẻ lắp vào các thiết bị dùng điện có kích thước nhỏ như đồng hồ hoặc rađiô ( 3 chữ cái)
D
Â
Y
T
O
C
L
O
A
T
u
L
a
N
H
b
o
n
g
Đ
e
n
Đ
â
u
đ
i
A
t
i
v
i
B
Ê
p
đ
i
ê
n
p
i
n
Cách tiến hành.
- GV chia lớp làm 2 đội, theo thứ tự mỗi đôi được quyền chọn trước 1 hàng ngang bất kì và sử 1 đại diện lên điền đúng vào hàng ngang đó. Nếu trong 1 phút điền đúng từ hàng ngang thì được 1 diểm sai thì không đựơc điểm, đội 2 được quyền điền chữ. Nếu cả 2 đội điền đều sai thì hàng ngang đó bỏ trống , lần lượt cho đến hết . Đội nào tìm ra được từ hàng dọc trước tiên được 2 điểm 
- Cuối cùng GV tổng kết trò chơi xếp loại các đội sau cuộc chơi
- Hs: chia nhóm cử ra nhóm trưởng điều hành nhóm chơi trò chơi ô chữ
Hs: Tham gia trò chơi duới sự điều hành của gv
hs: ghi nhớ và rút kinh nghiệm
III. Trò chơi ô chữ
Hoạt động 6: củng cố dặn dò (3 phút )
Mục tiêu: Hs củng cố kiến thức trọng tâm
Đồ dùng: Không
Cách tiến hành
- Yêu cầu hs nêu nội dung kiến thức trọng tâm trong chương
- Gv dặn dò các công việc về nhà:
+ Học toàn bộ kiến thức đã học trong chương
+ Chuẩn bị kiểm tra học kì II
Hs: nêu nội dung kiến thức trọng tâm trong chương.
- Hs: Ghi nhớ các công việc về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doc26.doc