Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Bùi Nhân

Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Bùi Nhân

Tiết 1:

 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. MỤC TIÊU:

1. Khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

2. CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm học sinh: Một hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn trong hộp như hình 1.2a SGK; pin; dây nối; công tắc. Nhóm trưởng nhận dụng cụ và giao lại cho giáo viên cuối tiết học.

3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

a. Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

b. Kiểm tra bài cũ: ( Không )

c. Giảng bài mới:

 

doc 63 trang Người đăng vultt Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Bùi Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/8/2008
Tiết 1: 
 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
MỤC TIÊU:
1. Khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh: Một hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng; bóng đèn pin được gắn trong hộp như hình 1.2a SGK; pin; dây nối; công tắc. Nhóm trưởng nhận dụng cụ và giao lại cho giáo viên cuối tiết học.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: ( Không )
Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: (3’) Tổ chức tình huống học tập.
Ở hình 1.1 bạn học sinh có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ bóng đèn pin phát ra không ?
 - Có khi nào mở mắt mà ta không nhìn thấy vật để trước mắt không ?
 - Khi nào ta mới nhìn thấy một vật ?
Để có câu trả lời đúng, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học 1. Giáo viên ghi bảng.
HĐ2: (3’) Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
Giáo viên bật đèn pin và để ở 2 vị trí: để ngang trước mặt giáo viên và để chiếu về phía học sinh.
HĐ3: ( 10’) Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ?
Trong các câu hỏi sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết có ánh sáng ?
- Ban đêm đứng trong phòng có cửa sổ đóng kín,không bật đèn, mở mắt.
- Ban đêm đứng trong phòng có cửa sổ đóng kín, bật đèn, mở mắt.
- Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.
- Ban ngày,đứng ngoài trời, mở mắt, lấy tay che kín mắt.
C1. Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng , có điều kiện gì giống nhau ?
Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật ?
Giáo viên ghi bảng.
HĐ4: ( 10’) Điều kiện nào ta nhìn thấy một vật ?
Cho học sinh đọc mục II, làm thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi C2. Sau đó thảo luận chung để rút ra kết luận.
C2: Cho học sinh thí nghiệm như hình 1.2a; 1.2b.
a. Đèn sáng.
b. Đèn tắt.
Giáo viên cho học sinh nhận xét: Vì sao lại nhìn thấy mảnh giấy trong hộp khi bật đèn ?
Cho học sinh nêu kết luận và giáo viên ghi bảng.
Chúng ta nghiên cứu tiếp nội dung III
HĐ5: (15’) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
 Yêu cầu học sinh nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng.
Thông báo từ mới: Nguồn sáng, vật sáng.
C3: Ở thí nghiệm hình 1.2a; 1.2b vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới ?
HĐ6: (2’) Vận dụng.
C4: Tranh luận phần mở bài, bạn nào đúng? Vì sao ?
C5:Trong thí nghiệm ở hình 1.1, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao ? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.
Tùy câu trả lời của học sinh
Học sinh nhận xét và trả lời.
( Thí nghiệm cho thấy: Kể cả khi đèn pin bật sáng có khi ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng từ bóng đèn pin phát ra )
( Không có ánh sáng truyền vào mắt )
(Có ánh sáng truyền vào mắt )
//
( Không có ánh sáng truyền vào mắt )
C1: Học sinh tự đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1. Cả lớp thảo luận chung và rút ra kết luận.
(H 1.2a)
(H 1.2b)
C3: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
 Mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ đèn chiếu vào nó gọi là vật sáng.
C4: Bạn Thanh đúng. Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn.
C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti . Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
Bài 1: Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng.
I.Nhận biết ánh sáng.
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II.Nhìn thấy một vật.
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
III.Nguồn sáng và vật sáng.
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò: Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập ở nhà: 1.1; 1.2; 1.3; trang 3 sách bài tập Vật lý 7. Xem trước nội dung bài học 2 chuẩn bị cho tiết học sau.
 Ngày soạn: 2/9/2008
Tiết 2:
 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I.MỤC TIÊU:
1.Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
 2.Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
 3.Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
 4.Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì).
II.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh: 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng, 1 ống trụ cong không trong suốt, 3 màn chắn có đục lỗ, 3 cái đinh ghim ( hoặc kim khâu ).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
 Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
 Nguồn sáng là gì ? Vật sáng là gì ?
3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: (3’) Tổ chức tình huống học tập.
Ở bài trước ta đã biết ta chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta ( lọt qua lỗ con ngươi vào mắt ).
Cho học sinh vẽ trên giấy những con đường ánh sáng có thể truyền đến mắt ( kể cả đường thẳng, đường cong và các đường ngoằn ngoèo ).
Có bao nhiêu đường có thể đi đến mắt ? 
Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường đó để truyền đến mắt ?
Cho học sinh sơ bộ trao đổi về thắc mắc của Hải nêu ra ở đầu bài. 
HĐ2: Nghiên cứu tìm qui luật về đường truyền của ánh sáng (mục 1).
Cho học sinh dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào ? Đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc ?
Giới thiệu thí nghiệm ở hình 2.1. Cho học sinh tiến hành thí nghiệm sau đó cho nhận xét.
Yêu cầu học sinh nghĩ ra 1 thí nghiệm khác để kiểm tra lại kết quả trên.
Cho học sinh điền vào chỗ trống trong phần kết luận và đọc lên cho cả lớp nghe và nhận xét.
HĐ3: Khái quát hóa kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật.
Giới thiệu thêm cho học sinh không khí là môi trường trong suốt, đồng tính. Nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi trường trong suốt đồng tính khác cũng thu được kết quả tương tự, cho nên có thể xem kết luận trên như là một định luật gọi là định luật truyền thẳng của ánh sáng.
HĐ4: Giáo viên thông báo từ ngữ mới: tia sáng và chùm sáng 
Qui ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng gọi là tia sáng.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.3 và cho biết đâu là tia sáng.
HHĐ5: Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát, nhận biết ba dạng chùm tia sáng : song song, hội tụ, phân kì.
Cho học sinh mô tả thế nào là chùm sáng song song, hội tụ , phân kì ?
HĐ6: Vận dụng.
Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi C4, C5.
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ và chép phần ghi nhớ vào tập.
Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết cho cả lớp nghe
Có vô số đường.
Học sinh trao đổi.
Tùy câu trả lời của học sinh.
Học sinh tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét.
Tuỳ câu trả lời của học sinh.
Học sinh điền vào chỗ trống và đọc cho cả lớp nghe.
Lớp nhận xét.
Học sinh trả lời.
Học sinh mô tả.
Học sinh thảo luận các câu hỏi và trả lời.
Học sinh đọc phần ghi nhớ và chép vào tập.
Bài 2: Sự truyền ánh sáng .
I.Đường truyền của ánh sáng.
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
II.Tia sáng và chùm sáng.
Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
III.Ghi nhớ.
-Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
-Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò: Về học nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập ở nhà: 2.1; 2.2; 2.4; trang 4 sách bài tập Vật lý 7. Xem trước nội dung bài học kế chuẩn bị cho tiết học sau.
 Ngày soạn: 14/9/2008
Tiết 3:
 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I.MỤC TIÊU:
1.Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
 2.Giải thích được vì sao có nhật thực, nguyệt thực.
II.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh: 1 đèn pin, 1 bóng đèn điện dây tóc loại 220V – 40W, 1 vật cản bằng bìa, 1 màn chắn sáng, 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Đọc nội dung ghi nhớ. Giải bài tập 2.1
3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.
Nêu hiện tượng ở phần mở đầu bài học. 
HĐ2: Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm, quan sát và hình thành khái niệm bóng tối.
C1: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối. Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng ?
HĐ3: Quan sát và hình thành khái niệm bóng nửa tối.
C2: Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ ? Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác nhau đó ? 
HĐ4: Hình thành khái niệm nhật thực.
Cho học sinh đọc thông báo ở mục II.
C3: Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần lại không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại ?
HĐ5: Hình thành khái niệm nguyệt thực.
C4: Hãy chỉ ra trên hình 3.4, Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực ?
HĐ6: Hướng dẫn học sinh làm bài tập và vận dụng C5, C6.
C5: Làm lại thí nghiệm ở hình 3.2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi như thế nào ?
C6: Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó ?
C1: Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, bị vật chắn cản lại gọi là bóng tối.
C2: Trên màn chắn ở sau vật cản : vùng 1 là bóng tối, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3 là vùng được chiếu sáng đầy đủ.
Đọc mục II và nghiên cứu câu C3 và chỉ ra trên hình 3.3, vùng nào trên mặt đất có nhật thực toàn phần và vùng nào có nhật thực một phần. 
C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó, ta không nhìn thấy Mặt Trời và trời tối lại.
C4: 
Vị trí 1: có nguyệt thực.
Vị trí 2 và 3 : trăng sáng.
C5: Khi  ... bài 17 đến bài 23 của chương Điện Học. 
2.Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan. Rèn kĩ năng giải thích, cách diễn đạt.
3.Thái độ: Giáo dục tính nghiêm túc, tập trung, hứng thú, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
II / Chuẩn Bị : Một số tranh, ảnh có liên quan đến kiến thức ôn tập.
Chuẩn bị bảng phụ trò chơi ô chữ .
HS : Nghiên cứu kiến thức từ bài 17 đến bài 23 chương Điện Học.
III/ Tiến trình lên lớp :
GVđặt vấnđề: Để các em hệ thống và khắc sâu những kiến thức vừa học của chương Điện Học, hôm nay các em ôn lại kiến thức chính từ bài 17 đến bài 23.
 HOẠT ĐỘNG 1: kiểm tra- củng cố kiến thức cơ bản:
 GV: Các em cũng đã nghiên cứu bài ở nhà, bây giờ các em sẽ trả lời những câu hỏi có liên quan đến kiến thức ôn tập hôm nay .
 GV: Câu 1 Có thể làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách nào?
HS: Bằng cách cọ xát 
 GV: Câu 2:Hãy đặt một câu với các từ : cọ xát ,nhiễm điện ?
 HS: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát 
 GV: Câu 3 Có những loại điện tích nào? các điện tích nào hút nhau? Các điện tích nào thì đẩy nhau?
 HS: - Có hai loại điện tích 
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau 
Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau
 GV: Giảng cho học sinh hiểu thêm phần "sơ lược về cấu tạo nguyên tử "
 GV: Câu 4: Hãy đặt hai câu trong đó có sử dụng 2 trong 4 cụm từ sau: Vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm eletron, mất bớt eletron ?
 HS: - Vật nhiễm điện dương nếu mất bớt eletron 
Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm eletron( chèn hình cấu tạo nguyên tử vào và giảng ) 
 GV: Câu 5: Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: 
Dòng điện là dòng ...........có hướng 
Dòng điện trong kim loại là dòng .........có hướng 
 HS: 
 a. Các điện tích dịch chuyển 
 b . Các eletron tự do dịch chuyển 
 GV: Câu 6: Nguồn điện một chiều mà các em học nó có mấy cực? Hãy kể tên một số vật dụng sử dụng nguồn điện một chiều ở gia đình em? 
 HS: - Nguồn điện có hai cực: Cực dương( +). cực âm (- )
Những vật dụng sử dụng nguồn điện một chiều là: Đồng hồ, điện thoại, đèn pin, mic rô điện tử...
 GV: Câu 7: Các vật hay vật liệu nào sau đây dẫn điện ở điều kiện thường:
 a.Mảnh tôn . b.Đoạn dây nhựa. c.Mảnh ni lông.
 d.Không khí. e.Đoạn dây đồng f.Mảnh sứ.
 HS: vật liệu dẫn điện ở điều kiện thường là: Mảnh tôn, Đoạn dây đồng 
GV: Câu 7: Các vật hay vật liệu nào sau đây dẫn điện ở điều kiện thường: 
a.Mảnh tôn b.Đoạn dây nhựa c.Mảnh ni lông 
d.Không khí. e.Đoạn dây đồng f.Mảnh sứ. 
HS: vật liệu dẫn điện ở điều kiện thường là: Mảnh tôn, Đoạn dây đồng 
 GV:lấy thêm một số ví dụ về chất nào dẫn được điện, chất nào cách được điện.
 GV :Câu 8: Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?
 HS:là chiều từ cực dương qua các dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
 GV: Câu 9: Hãy kể 5 tác dụng chính của dòng điện?
 HS: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.
 HOẠT ĐỘNG 2: Vận dụng tổng hợp kiến thức:
 GV: Bài 1: Trong các cách sau, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?
 a.Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống quyển vở
 b. Áp sát thước nhựa vào một bình nước ấm
 c. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa.
 d. cọ sát mạnh miếng nhựa vào tấm vải khô.
 HS: Câu D
 GV: Như vậy có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát
 GV: Bài 2:trong các hình a,b,c sau đây, cả 2 vật A,B đều nhiễm điện được treo bằng sợi chỉ mảnh.Hãy ghi dấu điện tích (+) hay (-) cho vật chưa ghi dấu?
 GV: phân tích được hai vật đang ở trạng thái hút hay đẩy bằng cách xem góc lệch sợi dây
 HS: Hình a vât B:(-); hình b,vât A:(-) ; hình c, vật B:(+), hình d vật A:(+)
 GV: Tại sao em lại chọn như vậy ?
 HS: Trả lời
GV: Có hai loại điện tích, điện tích dương và điện tích âm. các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
 GV: Bài 3: Cọ xát mảnh nilông bằng một mảnh len , cho rằng mảnh nilông nhiễm điện âm. khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electron? vật nào mất bớt electron?
 HS: Mảnh ni lông nhận thêm electron,mảnh len mất bớt electron.
GV:Như vậy vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. vật nhiễm điện dương nếu mât electron.
GV: Bài 4:trong các sơ đồ mạch điện sau, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng quy ước chiều của dòng điện
 HS: Chọn sơ đồ hình c
 Câu 5: Quan sát 4 hình sau, hình nào đèn phát sáng ?
 HS: Chọn hình c 
 GV: Bài6: Trong những trường hợp sau hãy cho biết mọi trường hợp dòng điện có tác dụng gì?
A:Làm tê liệt thần kinh B:Làm quay kim nam châm C:Làm nóng dây dẫn
D: Làm bóng đèn bút thử điện sáng E:Làm tách đồng ra khỏi dung dịch đồng. HS: A: Tác dụng sinh lí B: Tác dụng sinh từ 
C: Tác dụng sinhn nhiệt D: Tác dung sinh phát sống E: Tác dụng sinh hóa học 
 GV: Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí
 HOẠT ĐỘNG 3: Tổ chức trò chơi ô chữ:
 GV: Chia học sinh ra làm hai đội
 GV: Đưa ra câu gợi ý:
 1 .Một trong hai cực của pin (gồm 8 chữ)
 2 .Chiều đi từ cực dương qua các dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện gọi là gì?(13 chữ)
 3.Vật cho dòng điện đi qua gọi là gì? (gồm 10 chữ)
 4.Một tác dụng của dòng điện (gồm 8 chữ)
 5.Lực tác dung giữa hai điện tích cùng loại( gồm 6 chữ)
 6.Một tác dụng của dòng điện( gồm 5 chữ
 7.Dụng cụ cung cấp điện lâu dài(gồm 9 chữ)
 8.Vật liệu cách điện thường được sử dụng( gồm 4 chữ)
 HS: Hoàn thành ô chữ
 HOAT ĐỘNG 4:Củng cố và hướng dẫn về nhà 
 1: Củng cố:
 Bài tập 1: Ở dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ cũng có một đoạn dây xích sắt. Một đầu của đoạn dây xích này nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này sử dụng như vậy để làm gì? tại sao?
 HS: Trả lời
 Bài tập 2: Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (đinamô) để thắp sáng đèn. Quan sát ta chỉ thấy có một dây dẫn nối từ đinamô tới đèn.
 a.Vì sao đèn sáng khi đinamô hoạt động ?
 b.Vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước xe đạp?
 GV: Gọi một học sinh đọc bài này
 HS: Đọc và cả lớp thảo luận 
 GV: Gọi một học sinh đứng lên trả lời câu a
 HS: Trả lời
 Hướng dẫn về nhà
Nắm những nội dung cơ bản của bài “ôn tập” hôm nay
Xem và trả lời được các bài tập đã giải 17.4,18.4,19.3,23.4 SBT
Trả lời lại phần tự kiểm tra ở bài ôn tập này.
Xem lại các dạng bài tập đã giải 
Chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy, thước, bút...) để kiểm tra.
 Kiểm tra 15 phút
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức :
 Kiểm tra những kiến thức cơ bản mà học sinh đã học ở phần điện học 
Kĩ năng :
 Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của học sinh để giải thích các hiện tượng và giải các bài tập có liên quan 
Thái độ :
 Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra 
 II / Đề kiểm tra: 
 Phần trắc nghiệm: 
 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất của các câu sau: 
 Câu1: Dùng mảnh vải khô cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích ?
 A. Một ống bằng gỗ B. Một ống bằng thép 
 C . Một ống bằng giấy D. Một ống bằng nhựa 
 Câu2: Có mấy loại điện tích mà em đã học ?
 A . Một loại B . Hai loại C .Ba loại D. Bốn loại
 Câu 3: Hai vật giống nhau sau khi bị cọ xát như nhau thì : 
có khả năng đẩy nhau .
có khả năng hút nhau .
không đẩy và không hút .
vừa đẩy vừa hút.
 Câu4: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây : 
Đường dây điện trong nhà khi không sử dụng thiết bị điện 
Đồng hồ dùng pin đang chạy 
Chiếc pin đặc trên bàn 
Mảnh ni lông đã được cọ xác 
 Câu 5: Trong các chất sau chất nào dẫn được điện ? 
 A. Nước nguyên chất B. Thanh gỗ khô
 C. Ruột bút chì D. Mảnh thuỷ tinh 
 Phần tự luận :
 Câu 6 : Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi gương , kính bằng khăn bông khô ta vẫn thấy có bụi bám vào .
III. Đáp án -biểu điểm 
Trắc nghiệm : mỗi câu đúng 1 điểm
Câu 1 : D 
Câu 2 : B 
Câu 3 : A
Câu 4 : B
Câu 5 : C
Tự luận : 5 điểm 
Câu 6 : Vào những ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi gương , kính bằng khăn bông khô . Do khăn và kính cọ xát vào nhau làm cả hai bị nhiễm điện nên kính đã hút các bụi vải của khăn.
Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết
I/ Mục tiêu :
 1.Kiến thức :
 Kiểm tra những kiến thức mà học sinh đã học ở phần điện học 
 2. Kĩ năng :
Kiểm tra những kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh 
 3.Thái độ : 
 HS ngiêm túc , ổn định trong học tập 
II/ Đề kiểm tra : 
Câu 1 : Có mấy loại điện tích ?
Khi nào các vật đẩy nhau , khi nào các vật hút nhau?
Khi nào một vật nhiễm điện âm , khi nào một vật nhiễm điện dương ?
Câu 2 : Dòng điện là gì?
Dòng điện trong kim loại là gì?
Câu 3 : Hãy nêu các tác dụng của dòng điện .
Câu 4 : Chất dẫn điện là gì ? lấy ví dụ .
Chất cách điện là gì ? Lấy ví dụ.
IV. Đáp án - Biểu điểm.
Câu 1 : 2 điểm 
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm .
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau ,nhiễm điện khác loại thì hút nhau .
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm elec trôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt elec trôn.
Câu 2 : 2 điểm 
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Dòng điện trong kim loại là dòng các elec trôn dịch chuyển có hướng .
Câu 3 : 3 điểm
Dòng điện có 5 tác dụng là :
Tác dụng nhiệt , tác dụng phát sáng , tác dụng từ , tác dụng hoá học , tác dụng sinh lí.
Câu 4 : 3 điểm 
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua .
Ví dụ : nhôm , đồng , sắt
Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Ví dụ : nhựa , sứ , cao su 
 Tiết 35 : KIỂM TRA HỌC KÌ II
 I/ Mục tiêu: 
Kiến thức :
 Kiểm tra toàn bộ những kiến thức mà học sinh đã học ở phần điện học 
Kĩ năng :
 Kiểm tra sự vận dụng kiến thức của học sinh để giải thích các hiện tượng và giải các bài tập có liên quan 
Thái độ :
 Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra 
II. Đề ra
 Câu 1: Hãy đổi các đơn vị sau :
2A= ? mA 
5mA =? A 
1.2V =? mV 
2500mV=? V
 Câu2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin một công tắc điều khiển một đèn 
 Câu3: Tại sao nói dòng điện có tác dụng sinh lí ? 
Câu 4 : Hãy cho biết 
Công dụng của nguồn điện .
Ý nghĩa số vôn ghi trên nguồn điện .
Câu 5 : Hãy giải thích vì sao bất cứ một dụng cụ điện nào cũng gồm các bộ phận dẫn điện và và các bộ phận cách điện.
III.Đáp án - biểu điểm
Câu 1 : 2điểm 
2A= 2000mA
5mA = 0,005 A
1,2 V = 1200 mV
2500 mV = 2,5 V
Câu 2 : 2 điểm 
Câu 3 : 2 điểm
Dòng điện có tác dụng sinh lí vì khi dòng điện có cường độ lớn đi qua cơ thể người làm cho thần kinh bị tê liệt , ngạc thở, tim ngừng đập 
Câu 4 : 3 điểm 
 Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài chạy trong mạch điện kín .
Số vôn ghi trên nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện đó .
Câu 5 : 1 điểm 
Bất cứ dụng cụ dẫn điện nào cũng có bộ phận dẫn điện cho dòng điện đi qua , còn bộ phận cách điện không cho dòng điện đi qua , bảo đảm an toàn cho người sử dụng .

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 7 ca nam 3 cot.doc