Giáo án Vật lý 7 - Trường thcs Đức Tín

Giáo án Vật lý 7 - Trường thcs Đức Tín

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

Tiết1 Bài1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.

I. Mục tiêu:

- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.

- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

II. Chuẩn bị:

Cho mỗi nhóm: 1 hộp kín có dán sẵn một mảnh giấy trắng, bóng đèn dây tóc được gắn bên trong hộp, pin, công tắc, dây nối.

 

doc 43 trang Người đăng vultt Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Trường thcs Đức Tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:	QUANG HỌC
Tiết1 Bài1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.
I. Mục tiêu:
- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
II. Chuẩn bị:
Cho mỗi nhóm: 1 hộp kín có dán sẵn một mảnh giấy trắng, bóng đèn dây tóc được gắn bên trong hộp, pin, công tắc, dây nối.
III/ Hoạt động dạy:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới :
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TR̉
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Tổ chức t́nh huống để dẫn đến câu hỏi: khi nào ta nhận biết được ánh sáng.
 GV và HS phân tích các câu 1, 2, 3, 4 và chọn câu hỏi đúng sai.
 HS hoàn thành câu C1.
Hoạt động 2: HS t́m câu trả lời cho câu ḥi: Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng.
 HS dùng từ thích hợp điền vào chổ trống sau:
Hoạt động 3:Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nh́n thấy một vật. 
 HS hoàn thành câu C2 .
 Từng HS trả lời câu hỏi: V́ sao lại nh́n thấy?
 HS dùng từ thích hợp điền vào chổ trống sau:
Hoạt động 4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng. 
 HS hoàn thành câu C3. 
 GV hướng dẫn cho HS từng nhóm tiến hành thí nghiệm như h́nh 1.2a và 1.3.
 HS trả lời câu hỏi: Một trong hai thí nghiệm đó vật nào tự phát ra ánh sáng vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới.
 HS dùng từ thích hợp điền vào chổ trống sau:
Hoạt động 5: Vận dụng. 
 HS nhắc lại kiến thức của bài và hoàn thành các câu hỏi C3, C4. 
I. Nhận biết ánh sáng.
Quan sát và thí nghiệm:
(SGK)
- C1
Kết luận:Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II. Nh́n thấy một vật:
Thí nghiệm: 
- C2 
Kết luận: Ta nh́n thấy một vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
III. Nguồn sáng và vật sáng:
Kết luận: 
* Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánhsáng gọi là nguồn sáng.
* Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
IV. Vận dung: 
SGK
3/ Củng cố: Nguồn sáng là ǵ? Cho VD một số nguồn sáng và vật sáng.
4/ Dặn ḍ: Học bài củ và làm bài tập SGK.
-----o0o-----
Tiết2 Bài2:	SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
- Nhận biết được ba loại chùm sáng( song song, hội tụ, phân ḱ).
II. Chuẩn bị: 
(Đối với mổi HS).
* 1 đèn pin. 1 ống trụ thẳng o = 3mm, 1 ống trụ cong không trong suốt. 3 màn chắn có đục lỗ. 3 cái đinh ghim.
III/ Hoạt động dạy:
1/ Bài cũ:
- Nguồn sáng và vật sáng là ǵ?
- Bàii tập 1.1.
2/ Bài mới :
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TR̉
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Nghiên cứu t́m quy luật về đường tryuền của ánh sáng. 
- H́nh 2.1 gồm những dụng cụ ǵ?
 GV cho HS làm thí nghiệm như h́nh 2.1 theo từng nhóm.
 HS hoàng thành câu C1.
- H́nh 2.2 gồm những dụng cụ ǵ?
 HS hoàng thành câu C2.
 HS cho biết ba lỗ A,B,C trên ba tấm b́a và bóng đèn có nằm trên cùng một đường thẳng không?
 Từng HS nhận xét trong hai thí nghiệm có điểm ǵ chung nhất khi nói về đường truyền của ánh sáng?
 HS dùng từ thích hợp điền vào chổ trống sau:
Hoạt động 2: Khái quát hoá kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật. 
 GV giới thiệu cho HS biết định luật.
 GV thông báo thêm không khí là môi trường trong suốt, đồng tính như nước, thuỷ tinh(Đều cho cùng một kết quả) .
Hoạt động 3: GV thông báo từ ngữ mới:Tia sáng và chùm sáng.
GV thông báo rỏ quy ước về tia sáng
Hoạt động 4: GV làm thí nghiệm cho HS quan sát nhận biết 3 dạng chùm sáng(song song, hội tụ, phân ḱ).
 HS hoàng thành câu C3.
 HS thảo luân ba loại chùm sáng có đặc điểm ǵ để nhận biết?
 HS dùng các cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống ở các câu a, b, c.
Hoạt: động 5 Vân dụng.
 GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi C4, C5. 
I. Đường truyền của ánh sáng:
Thí nghiệm: 
Kết luận: Đường tryuền của ánh sáng trong không khí là đường thẳnh.
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
“ Trong môi trương trong suốt và đồng tính anh sáng truyền đi theo đường thẳng”
II. Tia sáng và chùm sáng:
* Biểu diễn đường truyền của ánh sáng
* Tia sáng:
Tia sáng là đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
* Chùm sáng:
- Chùm sáng song song:
 * Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ:
 * Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng phân ḱ:
 * Chùm sáng phân ḱ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường tryuền của chúng.
III. Vận dụng: 
 SGK
3/ Củng cố:
Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.
4/ Dặn ḍ:
Học bài củ và làm bài tập SGK.
-----o0o-----
Tiết3 Bài3:ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được v́ sao lại có nhật thực. 
II. Chuẩn bị: (Đối với mổi HS).
-1 đèn pin.
-1 bóng đèn điện lớn 220V – 400V.
-1vật cản băng b́a.
-1 màn chắn sáng.
-1 h́nh vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
III/ Hoạt động dạy:
1/ Bài cũ:
Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? 
Cho biết ba loại chùm sáng?
Bài tập 2.2 SGK.
2/ Bài mới :
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TR̉
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1:Tổ chức cho HS làm thí nghiệm, quan sát và h́nh thành kái niệm bóng tối.
 GV hướng dẫn HS bố trí và tiến hành thí nghiệm để trả lời câu hỏi C1. 
 HS chỉ ra trên màn chắn vùng sáng, vùng tối.
 HS giải thích v́ sao các vùng đó lại tối hoặc sáng.
 Từng cá nhân HS chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống ở phần nhận xét.
Hoạt động 2:Quan sát và h́nh thành khái niệm bóng tối. 
 GV hướng dẫn HS bố trí và tiến hành thí nghiệm để trả lời câu hỏi C2.
 HS chỉ ra trên màn chắn vùng nào là bóng tối, vùng nào sáng đầy đủ và nhận xét vùng c̣n lại so với hai vùng trên và giải thích v́ sao có sự khác nhau đó?
Hoạt động 3:H́nh thành khái niệm nhật thực.
 GV thông báo tính chất phản chiếu của mặt trăng sự quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng.
 HS thảo luận và chỉ ra phần bóng tối. Trả lời câu C3?
Hoạt động 4:H́nh thành khái niệm nguyệt thực.
 GV giải thích Trái Đất và Mặt Trăng đều chiệu ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.
 HS thảo luận và chỉ ra ở h́nh 3.4 khi nào sẽ có hiện tượng Nguyệt Thực.
Hoạt động 5:
 GV hướng dẫn HS làm BT vận dụng ở các câu C5 và C6.
I. Bóng tối – Bóng nửa tối.
- Thí nghiệm1: 
- C1. 
* Nhận xét:Trên màn chắn đặt phía sao vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tớigọi là bóng tối.
- Thí nghiệm2:
- C2. 
* Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tớigọi là bóng nửa tối.
II. Nhật thực – nguyệt thực.
- C3. 
* Khái niệm nhật thực:Nhật thực toàn phần(hay một phần)quan sát được ở chỗ có bóng tối(hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng lên Trái Đất.
- C4. 
* Khái niệm nguyệt thực:Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
III. Vận dụng.
- C5.
- C6. 
3/ Củng cố:
- Cho một vài ví dụ về bóng tối và bóng nửa tối.
- Nhật thực và Nguyệt thực là ǵ?
4/ Dặn ḍ:
 Học bài củ, làm bài tập trong SBT.
-----o0o-----
Tiết4 Bài4:	ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương.
- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ư muốn.
II. Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy:
1/ Bài cũ:
-Thế nào là bóng tối?
-Thế nào là bóng nữa tối?
-Nhật thực, Nguyệt thực xảy ra khi nào? Bài tập : 3.1; 3.2
2/ Bài mới :
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TR̉
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1: Sơ bộ đưa ra khái niệm gương phẳng.
Đưa gương cho HS soi và nói em nh́n thấy ǵ trong gương?
" H́nh của một vật mà ta quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương.
* Yêu cầu HS nhận xét mặt gương có đặc điểm ǵ?" Gương soi có mặt gương là 1 mặt phẳng và nhẳn bóng gọi là gương phẳng.
* Cho HS làm C1.
Hoạt động 2:Sơ bộ h́nh thành biểu tượng về sự phản xạ ánh sáng.
* Tổ chức cho HS làm TN để t́m xem khi chiếu 1 tia sáng lên 1 mặt gương phẳng th́ sau khi gặp gương, ánh sáng sẽ bị hắt lại theo nhiều hướng khác nhau hay theo 1 hướng xác định." Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo 1 hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng.
" Tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ.
Hoạt động 3: Sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng.
* Giới thiệu dụng cụ cho HS
- Hướng dẫn cách tạo ra tia sáng và theo dơi đường truyền của ánh sáng.
- Tạo tia SI và nhận tia IR 
* Làm TN như sgk : chỉ ra mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến IN với gương ( là mặt phẳng của tờ giấy, trên đó đặt gương )
* Tia phản xạ có nằm trong cùng mặt phẳng trên không?
" Nằm cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. 
* Cho HS làm kết luận.
* Phương của tia tới được xác định bằng góc
 nhọn S I N = i là góc tới.
* Phương của tia phản xạ được xác định bằng
 góc nhọn N I R = i’gọi là góc phản xạ
* T́m mối quan hệ giữa góc tới và goác p xạ.
a>. Dự đoán: Góc tới i bằng với góc phản xạ 
a>. Kiểm tra dự đoán: cho HS thí nghiệm 4.2 nhiều lần với các góc khác nhau và ghi kết quả vào bảng " Kết luận.
* Người ta đă làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác cũng đưa đến kết luận như trong không khí. Do đó 2 kết luận trên có thể coi là 1 định luật gọi là định luật phản xạ ánh sáng.
Qui ước cách vẽ riêng và các tia sáng trên gương à hoàn thành C3.
* Chú ư: hướng tia tới và tia phản xạ 
Hoạt động 5: Vận dụng 
Yêu cầu hs hoàn thành câu C4.
- Lên bảng làm C4a 
- HS nghiên cứu C4b 
- HS xoay gương à khi nào nhận được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên là được
I. Gương phẳng .
- C1: Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt kính của ti vi, mặt tường ốp gạch men phẳng bóng
II. Định luật phản xạ ánh sáng
1. Tia phản xạ nằm trong MF nào?
C2: 
Nằm trong MF tờ giấy chứa tia tới.
Kết luận:
Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới
2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới?
Góc tới i
Góc phản xạ i’
60o
60o
45o
45o
30o
30o
Kết luận:
Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. 
Góc phản xạ bằng góc tới. 
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia 
- C3.
III. Vận dụng:
SGK
	3. Củng cố:
Cho HS đọc và chép ghi nhớ 
Đọc phần “ có thể em chưa biết”
Làm bài tập 4.1.
	4. Dặn ḍ:
Học bài và làm bài tập 4.2 " 4.4
Xem trước bài 5.
-----o0o-----
Tiết5 B ...  Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện .
GV : Nếu sơ ý có thể bị điện giật chết người . Điện giật là gì ?
HS : Đọc phần III để trả lời câu hỏi trên .
GV? Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? Cho ví dụ chứng tỏ điều đó .
HS : Nếu dòng điện ở mạch điện gia đình đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm 
Hoạt động 5: Vận dụng:
GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời C7, C8
I.Tác dụng từ . 
- Tính chất từ của nam châm 
- Nam châm điện 
C1 : a/ Cuộn dây hút đinh sắt, không hút đồng nhôm .
 b/ 1 cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy .
* Kết luận : 
1.Một cuộn dây dẫn quán quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một nam châm điện .
2. Nam châm điện có từ tính vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép .
- Tìm hiểu hoạt động của chuông điện.
 C2: Khi đóng công tắc, có dòng điện chạy qua cuộn dây . Cuộn dây trở thành nam châm điện . Cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông làm chuông kêu .
C3: Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm .
C4: Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại gõ vào chuông làm chuông kêu. Mạch lại bị hở ... Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng .
II. Tác dụng hoá học .
Quan sát thí nghiệm của giáo viên 
C5: Đèn sáng . Dung dịch muối CuSO4 là chất dẫn điện .
C6: Sau khi có dòng điện chạy qua, thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt .
*Kết luận : Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng
III. Tác dụng sinh lý. 
III. Vận dụng 
C7: Chọn C
C8: Chọn D
 3. Củng cố : GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài SGK.
4. Dặn dò: Đọc phần “ có thể em chưa biết”
Làm bài tập 23.1 ¨ 23.4 SBT
-----o0o-----
Tiết 26:	ÔN TẬP
I. Mục tiêu 
 - Ôn tập một số kiến thức về điện học: Sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện .
 - Luyện tập để kiểm tra giữa học kỳ.
II. Chuẩn bị :
 - HS : Ôn tập kiến thức phần điện học đã học 
 - Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
III. Hoạt động dạy:
Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện. Đèn điện dây tóc hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
a/ Dòng điện là dòng .............
b/ Dòng điện lâu dài chạy trong dây điện nối liền các thiết bị điện với ..........
Bài mới: 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cơ bản .
GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS : Trả lời 6 câu hỏi phần tự kiểm tra trang 85 SGK .
GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời 6 câu hỏi phần tự kiểm tra .
HS : Lần lượt trả lời 6 câu hỏi phần tự kiểm tra và thảo luận toàn lớp về câu trả lời .
GV : Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu hỏi C5, C6 .
HS : lần lượt trả lời câu hỏi C5, C6 và thảo luận tàon lớp về câu trả lời .
Hoạt động 2 Vận dụng 
GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời 5 câu hỏi phần vận dụng .
HS: Lần lượt trả lời 5 câu hỏi phần vận dụng và thảo luận toàn lớp về câu trả lời .
GV: Yêu cầu HS chép và làm bài tập sau :
1. Trong các mạch điện gia đình, người ta đều có mắc xen cầu chì. Cầu chì có tác dụng như thế nào ?
2. Vật nào sau đây có tác dụng từ :
a/ Bóng đèn dây tóc khi có dòng điện di qua .
b/ Bếp điện khi có dòng điện đi qua .
c/ Chuông điện khi có dòng điện chạy qua.
d/ Hai vật nhiễm điện đang hút nhau.
3. Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng trong những trường hợp nào sau đây ?
a/ Nạp điện cho ắc qui .
b/ Chế tạo chuông điện.
c/ Chế tạo bàn ủi .
d/ Sản xuất máy gặt.
4.Tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng để :
a/ Đo điện tâm đồ .
b/ Chạy điện châm cứu .
c/ Siêu âm .
d/ Chụp X quang .
5. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm : một nguồn điện ( 2 pin mắc nối tiếp ), 1 công tắc, mắc liên tiếp với 2 bóng đèn .
HS : 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện , HS dưới lớp cùng làm và nhận xét sơ đồ mạch điện của bạn .
I. Tự kiểm tra 
C1 : Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách cọ xát .
C2: Có 2 loại điện tích là điện dương và điện tích âm .
Điện tích khác loại thì hút nhau .
Điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
C3: Vật nhiễm điện dương do mất bớt 
êlectrôn. Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn .
C4: 
a/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng 
b/ Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng 
C5:- Các vật liệu dẫn điện là: a và e
 - Các vật liệu cách điện là b, c, d, f
C6: 5 tác dụng chính của dòng điện là: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý .
II. Vận dụng
1. Chọn D
2. a/ Ghi dấu - cho B
 b/ Ghi dấu - cho A
 c/ Ghi dấu + cho B
 d/ Ghi dấu + cho A
3. – Mảnh nilon bị nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn .
 - Miếng len bị mất bớt êlectrôn (êlectrôn dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilon ) nên thiếu êlectrôn .suy ra miếng len nhiễm điện dương 
4. Sơ đồ C có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện .
5. Thí nghiệm (c) ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng .
Bài tập mới 
1. Cầu chì là dây dẫn làm bằng chì, cầu chì chỉ chịu được dòng điện tối đa nào đó . Qua giới hạn này dây chì sẽ bị nóng chảy và đứt , mạch điện sẽ bị ngắt , thiết bị điện được bảo vệ .
2 Chọn C
3. Chọn A
4. Chọn B
 + - 
5.
 3. Củng cố : 
4. Dặn dò: GV : Hướng dẫn :
 - Học bài kết hợp SGK và vở ghi - thuộc phần nội dung bài ôn tập . 
 - Chuẩn bị cho bài sau : Kiểm tra 1 tiết 
PHÒNG GD ĐỨC LINH	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
TRƯỜNG THCS 	MÔN: VẬT LÝ 7
Đề số :01	(Tiết:27 tuần: 28 theo PPCT)
Họ và tên: 
Lớp 7
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5điểm)
*Khoanh tròn chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng ( 3 đ)
Câu 1:	Vật liệu nào sau đây là vật dẫn điện ?
	A. Viên phấn viết bảng 	B. Thanh gỗ khô 	C. Một đoạn dây đồng 
Câu 2: Vật liệu nào sau đây là vật liệu cách điện ?
	A. Nước nguyên chất 	B. Dung dịch đồng sunphát 	C. Đoạn dây đồng	
Câu 3: Thiết bị nào dưới đây dùng nguồn điện là pin :
	A. Xe ôtô 	B. Máy hút bụi 	C. Đồng hồ điện tử	
Câu 4: Trường hợp nào sau đây vật đã bị nhiễm điện :
	A. Thanh nam châm hút một thanh sắt nhỏ 	B. Chiếc thước nhựa hút các mẫu giấy vụn C. Trái đất và mặt trăng hút lẫn nhau 
Câu 5:	Vật nào dưới đây không có eletron tự do:
	A. Một đoạn dây đồng 	B. Một khối sắt 	C. Một đoạn vỏ dây điện	
Câu 6: Chuông điện hoạt động là do: 
	A. Tác dụng nhiệt của dòng điện 	B. Tác dụng từ của dòng điện
	C. Tác dụng hút đẩy của các vật bị nhiễm điện	
* Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau: (3đ)
Câu 7: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì chúng sẽ nhiễm điện và khi đặt chúng lại gần nhau thì  nhau .	
Câu 8: Có hai loại điện tích là .. và . . 
Câu 9: Nam châm có tính chất .vì nó có khả năng ...
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 4 điểm)
Câu 1: Hãy điền dấu + hoặc – vào các loại điện tích dưới đây sau cho phù hợp.
Câu 2: Hãy thêm chiều của dòng điện trong các mạch sau đây?
	 	 + -	 -	 +
 k	 k	
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : hai nguồn điện mắc nối tiếp, một bóng đèn và một khoá K đóng. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ đó.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . MÔN : VẬT LÝ 7
ĐỀ SỐ: 0 1 	(Tiết:27 tuần: 28 theo PPCT)	
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (6điểm)
* Mỗi câu khoanh đúng (0.5 đ)
1
2
3
4
5
6
C
A
C
B
C
B
* Mỗi từ điền đúng 0.5 đ
Câu 7	Cùng loại - đẩy	
	Câu 8: 	điện tích dương - diện tích âm
Câu 9:	từ - hút các vật bằng sắt thép và có thể làm quay kim nam châm	
II/ TỰ LUẬN (4điểm)
Câu 1: Hãy điền dấu + hoặc – vào các loại điện tích dưới đây sau phù hợp .Mỗi câu đúng(0,5đ)
Câu 2: Vẽ chiều dòng điện đúng ở mỗi hình (0,5đ)
Câu 3 : Vẽ sơ đồ đúng (1đ)
PHÒNG GD ĐỨC LINH	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
TRƯỜNG 	MÔN: VẬT LÝ 7
Đề số :02	(Tiết: 27 tuần: 28 theo PPCT)
Họ và tên: 
Lớp7
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6 đ)
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời đúng 
Câu 1: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần vào một mảnh phim nhựa, mảnh phim nhựa có thể hút được các vụn giấy vì:
	A. mảnh phim nhựa nóng lên 	B. mảnh phim nhựa bị nhiễm điện
	C. mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm 	
Câu 2: Một vật nhiễm điện âm vì :
	A. Vật đó nhận thêm các điện tích dương	B. Vật đó không có điện tích âm
	C. Vật đó nhận thêm electron	
Câu 3: Dòng điện chạy qua một cuộn dây dẫn có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây:
	A. Đẩy các vụn sắt 	B. Hút các vụn sắt 	C. Hút các vụn giấy 	
Câu 4 : Đèn LED sáng là do:
	A. Tác dụng phát sáng của dòng điện 	B. Tác dụng nhiệt của dòng điện 
	C. Tác dụng hóa học của dòng điện	
Câu 5 : Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn ruột bút chì 	B. Một đoạn dây thép 	C. Một đoạn dây nhựa	
Câu 6: Vật nào dưới dây là vật dẫn điện ?
	A. Viên phấn viết bảng 	B. Thanh gỗ khô 	C. Một đoạn dây đồng 
* Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau 
Câu 7: Đèn đốt phát quang ( đèn LED) cho dòng điện đi qua theo.................. ......xác định.
Câu 8 : Hai vật nhiễm điện ........................... khi đặt gần nhau thì đẩy nhau.
Câu 9 : Dòng điện chạy qua một cuộn dây đồng có thể làm quay ............................đặt gần một cuộn dây. Đó là.................................... của dòng điện.
* Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp 
Cột A
Cột B
Cách nối
1. Bóng đèn tỏa sáng 
a. là do tác dụng từ của dòng điện
1.............
2. Chuông điện kêu 
b. là do tác dụng phát sáng của dòng điện 
2.............
3. Bóng đèn bút thử điện lóe sáng 
c. là do tác dụng sinh lý của dòng điện 
3.............
4. Các cơ bị co khi bị điện giật 
d. là do tác dụng nhiệt của dòng điện
4.............
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 đ)
Câu 1: Phát biểu quy ước về chiều dòng điện ?
Câu 2: Hãy thêm chiều của dòng điện trong các mạch sau đây?
	 	 + -	 -	 +
 k	 k	
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : hai nguồn điện mắc nối tiếp, một bóng đèn và một khoá K đóng. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ đó.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . MÔN : VẬT LÝ 7
ĐỀ SỐ: 02 	(Tiết: 27 tuần: 28 theo PPCT)	
I .PHẦN TRẮC NGHIỆM (6Đ)
* Mỗi câu khoanh đúng (0.5 đ)
1
2
3
4
5
6
B
C
B
A
C
C
* Mỗi từ điền đúng 0.5 đ
Câu 1 : một chiều 
Câu 2 cùng loại
Câu 3 kim nam châm, tác dụng từ 
* Mỗi câu nối đúng 0,25 đ 	
	1 d; 2 a; 3 b; 4 c
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 Đ)
Câu 1 : Phát biểu đúng ( 1đ)
Câu 2: Vẽ chiều dòng điện đúng ở mỗi hình (1đ)
Câu 3 : Vẽ sơ đồ đúng (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VATLI 7 CA NAM.doc