Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Phúc Đồng

Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Phúc Đồng

CHƯƠNG I : QUANG HỌC

Tiết:1

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I/ MỤC TIÊU

1- Kiến thức

ã Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

ã Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.

2- Kỹ năng

ã Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.

3- Thái độ

ã Nghiêm túc trong làm thí nghiệm quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được, và trong hoạt động nhóm.

 

doc 80 trang Người đăng vultt Lượt xem 1177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 1
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
chương I : quang học
Tiết:1
nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
I/ mục tiêu
1- Kiến thức
Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2- Kỹ năng
Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3- Thái độ
Nghiêm túc trong làm thí nghiệm quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được, và trong hoạt động nhóm. 
II/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
hộp kín bên trong có bóng đèn và pin 
III/ Phương thức dạy học
Dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực nghiệm.
IV/ tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
 Sĩ số :
7a : 7b :
7c : 7d :
 7e :
2- Kiểm tra
Dụng cụ học tập của học sinh
3- Bài mới
Hoạt động của thầy
*HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập
- Yêu cầu học sinh đọc thu thập thông tin của chương
- GV yêu cấu nhắc lại và nêu lại trọng tâm chương
- Cho học sinh quan sát tình huống vào bài SGK và đọc
- Trong gương là chữ mít thì trong tờ giấy là chữ gì ?
- Để biết bạn nào đúng bạn nào sai ta cùng nhau vào bài hôm nay
*HĐ 2 : Tìm hiểu khi nào Ta nhận biết được ánh sáng
- Yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi trong các trừơng hợp đã cho trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ?
- Từ đó trả lời câu hỏi C1 SGK
- Qua câu hỏi dã tìm hiểu hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận ?
* HĐ 3 : Nghiên cứu điều kiện nào ta nhìn thấy vật
- Ta đã biết nhìn thấy ánh sáng khi nào vậy muốn nhìn thấy một vật thì phải có điều kiện gì ? ta sang phần II
- Cho HS đọc SGK và quan sát hình 1.2a , 1.2b
- GV hướng dẫn và phát dụng cụ cho các nhóm quan sát để trả lời C2 ?
- HD đặt mắt gần ống
- Nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng ?
- ánh sáng không đến mắt có nhìn thấy tờ giấy không ?
- Qua C2 hãy trả lời câu hỏi điền từ để có kết luận ?
* HĐ 4 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
- Yêu cầu đọc câu hỏi SGK để trả lời câu hỏi C3 
- Từ đó điền vào kết luận SGK
- Vậy vật hắt lại ánh sáng là gì ? Nguồn sáng là gì ? lấy ví dụ minh hoạ ?
 4- Củng cố
- Yêu cầu đọc ghi nhớ, vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi vận dụng SGK
Hoạt động của trò
- HS đọc và quan sát SGK
- Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV
- HS thảo luận trong 1 phút đưa ra phương án
I / nhận biết ánh sáng
* Quan sát và thí nghiệm
- HS đọc và trả lời
- Trường hợp 2 và 3 mắt ta nhận biết được ánh sáng
C1 .Mắt ta nhận biết được có ánh sáng có điều kiện giống nhau là : Có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt.
- Kết luận : Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
II / Nhìn thấy một vật 
* Thí nghiệm
- HS đọc, quan sát, làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi.
C2 . Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng trong trường hợp hình 1.2a đèn sáng
Vì có đèn tạo ra ánh sáng, áng sáng chiếu đến trang giấy trắng, áng sáng từ trang giấy trắng đến mắt ta thì nhìn thấy trang giấy trắng.
- Kết luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
III / Nguồn sáng và vật sáng
C3.-Vật tự phát ra ánh sáng : Dây tóc bóng đèn.
 -Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới : Tờ giấy trắng
- Kết luận : 
 Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
 Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng
IV/ Vận dụng
C4. – Bạn Thanh đúng vì ánh sáng đèn pin không chiếu vào mắt nên mắt không nhìn thấy được.
C5. - Khói gồm các hạt nhỏ li ti, các hạt này được chiếu sáng và trở thành vật sáng. ánh sáng từ các hạt này truyền tới mắt.
 - Các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền của ánh sáng tạo thành vệt sáng mắt nhìn thấy.
 5- Hướng dẫn học tập
- Học bài, đọc “Có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập 1.1 đến 1.5 SBT
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết:2
Sự truyền ánh sáng
I/ mục tiêu
1- Kiến thức
Biết làm thí nghiệm xác định được đường truyền của ánh sáng.
Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng.
2- Kỹ năng
Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
3- Thái độ
Nghiêm túc trong làm thí nghiệm và hoạt động nhóm
Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
ống nhựa cong, ống nhựa thẳng
nguồn sáng dùng pin
màn chắn có đục lỗ như nhau
đinh ghim mạ mũ nhựa to
III/ Phương thức dạy học
Dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực nghiệm.
IV/ tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Sĩ số :
7a : 7b :
7c : 7d :
 7e :
2- Kiểm tra
HS1 : -Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy vật ?
 -Giải thích hiện tượng nhìn thấy vệt sáng trong khói hương ?
HS2 : Chữa bài tập 1.2 và 1.1 SBT ?
GV kiểm tra vở bài tập cảu một số HS
 3- Bài mới
Hoạt động của thầy
* HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập
- Cho HS đọc tình huống vào bài SGK
- Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của bạn Hải ?
*HĐ2 : nghiên cứu tìm hiểu quy luật của đường truyền ánh sáng
- ánh sáng đi theo đường cong hay gấp khúc ? Nêu phương án thí nghiệm ?
- Chúng ta cùng làm TN
- GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu từng HS quan sát dây tóc bóng đèn qua ống thẳng và qua ống cong để trả lới C1 SGK
- Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không ? Nêu phương án kiểm tra?
- GV kết luận suy ra C2 yêu cầu đọc và hướng dẫn làm TN để trả lời
- Với các môi trường trong suốt khác như thuỷ tinh, nước  ta cũng có kết luận như trên
- Mọi vị trí trong môi trường có tính chất như nhau gọi là môi trường đồng tính các nhà bác học đã rút ra định luật truyền thẳng ánh sáng như sau :
- yêu cầu một vài HS đọc sau đó nhắc lại
* HĐ3 : nghiên cứu thế nào là tia sáng, chùm sáng
- Cho HS đọc SGK
- GV thông báo và cho ghi, vẽ hình, biểu diễn trên tấm bìa
- Thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng. vậy gồm những loại chùm sáng nào ?
- Cho HS đọc SGK
- GV làm thí nghiệm tạo ra ba loại chùm sáng, yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi C3 SGK
- GV vẽ hình và hướng dẫn học sinh vẽ hình vào vở, điền từ thích hợp vào chỗ trống
-GV quan sát và sửa chữa cho HS
- Vậy chùm sáng như thế nào gọi là chùm sáng phân kì, hội tụ, song song, hãy biểu diễn ?
 4- Củng cố
- Yêu cầu đọc ghi nhớ
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời C4, C5 SGK
- GV hướng dẫn và cho học sinh ghi bài đáp án đúng
- Khi ngắm phân đội em thẳng hàng em phải làm như thế nào ? Giải thích ?
Hoạt động của trò
-HS đọc theo hướng dẫn
-Trả lời theo HD của GV
I / đường truyền của ánh sáng
- HS nêu phương án TN
* Thí nghiệm :
- HS đọc SGK
-HS làm thí nghiệm
C1. ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng
-HS nêu phương án, 
-C2 Làm TN theo hướng dẫn của GV
 Ba lỗ A, B, C thẳng hàng vậy ánh sáng thuyền theo đường thẳng
-Kết luận : Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng : Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
II/ tia sáng và chùm sáng
- HS đọc SGK
*Biểu diễn đường truyền của tia sáng
- Quy ước biểu diễn đường truyền của tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng là một tia sáng
*Ba loại chùm sáng
- HS đọc SGK, trả lời theo hướng dẫn của GV
C3. 
 a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
 b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
III/ Vận dụng
C4. ánh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng.
C5 . - Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất không nhìn thấy hai kim còn lại.
- Giải thích : Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3.
 Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2, kim 3 bị chắn không tới mắt.
- HS trả lời theo hướng dẫn.
 5- Hướng dẫn học tập
 - Học bài, đọc “ Có thể em chưa biết ”.
 - Làm bài tập SBT 2.1 đến 2.4
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết:3
ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
I/ mục tiêu
1- Kiến thức
Nhận biết được bóng tối.
Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
2- Kỹ năng
Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
3- Thái độ
Nghiêm túc trong làm thí nghiệm và hoạt động nhóm
II/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Đèn pin, pin tiểu, tấm bìa, màn chắn
III/ Phương thức dạy học
Dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực nghiệm.
IV/ tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Sĩ số : 
7a : 7b :
7c : 7d :
 7e :
2- Kiểm tra
HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ? Hãy biểu diễn đường truyền của tia sáng , BT 2.2 SBT
HS2 : Nêu ba loại chùm sáng, Biểu diễn trên hình vẽ ?
3- Bài mới
Hoạt động của thầy
*HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập
SGK
* HĐ2 : Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối
- Yêu cầu đọc TN, nêu dụng cụ TN
- HD : Để đèn ra xa để quan sát bóng đèn rõ hơn, chú ý quan sát vùng sáng, tối để trả lới câu hỏi C1 
- Yêu cầ trả lời câu hỏi SGK.
- Từ đó điền cụm từ thích hợp vào nhận xét 
- Yêu cầu đọc TN SGK
- HD : Thay 1 bóng đèn bằng 2 bóng đèn để tạo nguồn sáng rộng, quan sát tương tự TN 1 để trả lời C2
- Vì sao có vùng sáng hoàn toàn và vùng tối hoàn toàn, vùng sáng mờ ?
- Hãy điền cụm từ thích hợp vào nhận xét?
*HĐ3 : Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực.
- Yêu cầu đọc thông tin SGK
- GV kể câu truyện gấu ăn mặt trăng và đội quân La Mã.
- Nhật thực là gì ?
- Ban ngày lúc Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời. Bóng tối của Mặt Trăng n trên Trái Đất. Lúc này đứng ở chỗ bóng tối ta có quan sát được Mặt Trời không ?
- Yêu cầu trả lời C3 ?
- Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời nên ban đêm ta nhìn thấy Mặt Trăng.
- Quan sát H3.4 cho biết chỗ nào trên Trái Đất là ban đêm ?
- Chỉ ra Mặt Trăng ở vị trí nào thì không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời, không nhìn thấy Mặt Trăng gọi là nguyệt thực ?
- Yêu cầu trả lời C4.
 4- Củng cố
- Yêu cầu đọc ghi nhớ
- Trả lời vận dụng
- Hướng dẫn HS làm TN để trả lời
Hoạt động của trò
I/ Bóng tối- bóng nửa tối
* Thí nghiệm 1 :
- HS đọc TN, nghiên cứu và làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự HD của GVđể trả lời câu hỏi C1.
 C1 . Trên màn chăn vùng tối ở giữa, vùng sáng ở xung quanh.
-  ... 
4. Củng cố
- Y/cầu đọc ghi nhớ.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
I/ Hiệu điện thế giữu hai đầu bóng đèn.
1. Bóng đèn cha mắc vào m/ điện.
Thí nghiệm 1.
C1: Khi cha mắc vào mạch hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn = 0.
2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện.
*Thí nghiệm 2.
C2: học sinh tự làm thí nghiệm ð ghi kết quả theo bảng 1SGK (73)
- (A) chỉ I qua (A) và qua đèn.
- (V) chỉ U giữa hai đầu đèn.
C3: 
-  không có
-  lớn ( nhỏ).. lớn (nhỏ)
- Học sinh quan sát, đọc
- U định mức ghi trên dụng cụ điện là giá trị U mắc vào 2 đầu dụng cụ hoạt động bình thường.
- U > U định mức ð dụng cụ hỏng
- U < U định mức ð dụng cụ ko hđ.
C4: Mắc đèn vào U = 2,5V.
II/ Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước.
C5: 
a.  sự chênh lệch mức nước . dòng nước.
b. .hiệu điện thế.dòng điện.
c. chênh lệch mức nướcnguồn điệnU.
IV/ Vận dụng.
C6: C
C7: A hoặc Ubc ‡ 0.
C8: C
5. Hướng dẫn học tập.
- Học bài, làm bài SBT.
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 31
 Thực hành và kiểm tra thực hành
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
I/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức - kĩ năng.
* Cơ bản:
Biết mắc nối tiếp các bóng đèn.
Thực hành để từ đó nêu được công thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch có 2 bóng đèn mắc nối tiếp.
* Nâng cao:
Vẽ được sơ đồ trong bài thực hành.
Xử lý được sự khác nhau của các kết quả đo bằng cách tính giá trị trung bình để rút ra KL chung.
2. Thái độ.
Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.
II/ Chuẩn bị.
Nguồn điện, 2 bóng đèn cùng loại, (V), (A), công tắc, dây dẫn, mẫu báo cáo.
III/ Phơng thức dạy học
Thực hành + kiểm tra
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định
7a: 7d: 
7b 7e:
7c: 
2. Kiểm tra (sự chuẩn bị của học sinh).
3. Bài mới.
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:
Giáo viên mắc mạch điện và giới thiệu đây là mạch mắc nối tiếp hai bóng đèn vậy I &U ở mạch điện như trên có t/c gì? ð Tiết 31.
* HĐ2: Mắc mạch điện và thực hiện các phép đo.
- Y/cầu học sinh đọc 1 SGK.
- Trả lời câu hỏi 1.
- Vậy trong sơ đồ H27.1 có những dụng cụ điện nào? Hãy lắp sơ đồ mạch điện đó.
- Y/cầu học sinh đọc 2.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, đọc kết quả trên (A).
- Y/cầu nêu nhận xét ð cuối giờ điền báo cáo.
- Y/cầu học sinh đọc 3 ð hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, ghi kết quả
U1,2 ; U2,3 ; U1,3. 
* HĐ3: Học sinh làm báo cáo thực hành theo cá nhân.
- Giáo viên cho học sinh làm báo cáo thực hành theo cá nhân sau khi đã có kết quả thực hành của nhóm điền vào mẫu báo cáo giáo viên đã phát cho từng học sinh ( kết quả do các nhóm tự ghi)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý kết quả khi lấy giá trị trung bình. 
I/ Chuẩn bị (SGK)
II/ Nội dung thực hành.
1.Mắc nối tiếp 2 bóng đèn.
C1: (A) và khoá K được mắc nối tiếp với các bộ phận khác.
C2: Học sinh lắp mạch điện theo nhóm.
Vẽ sơ đồ vào biểu mẫu báo cáo.
2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
a. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
b. Giáo viên hớng dẫn.
C3. Điền vào báo cáo theo hớng dẫn.
3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Làm theo hướng dẫn của giáo viên trong 2 TH.
C4: Hoàn thành nhận xét và báo cáo.
III/ Mẫu báo cáo. (SGK)
1. 
a. (A) kế
Ampe.KH là A 
Nối tiếp..(+).
b. (V) kế
Vôn KH là V
.//.(+)
2. 
a. I1 = ? I2 = ? I3 = ?
b.
c. Như nhau I1 = I2 = I3.
3.
a.
b. Học sinh ghi theo kết quả nhóm.
c. tổng..
U1,3 = U1,2 + U2,3
4. Củng cố.
- Thu bài, nhận xét.
5. Hướng dẫn học tập.
- Về nhà làm lại báo cáo ở vở bài tập.
- Đọc trước bài sau.
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32
 Thực hành: Đo cường độ dòng điện và
hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc
 song song
I/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức - kĩ năng.
Biết mắc song song 2 bóng đèn.
Thực hành đo và phát hiện đợc quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song 2 bóng đèn.
2. Thái độ.
Nghiêm túc trong thực hành và hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị.
Nguồn điện, 2 bóng đèn pin như nhau (V), (A), dây dẫn, mẫu báo cáo.
III/ Phương thức dạy học
Thực hành.
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định
7a: 7d: 
7b 7e:
7c: 
2. Kiểm tra (Không).
3. Bài mới.
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:
Tiết trước ta đã biết đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp vậy đoạn mạch mắc song song có tính chất như thế nào?
* HĐ2: Tìm hiểu và mắc song song 2 bóng đèn.
- Y/cầu quan sát hình 28.1a và b.
- Y/cầu chỉ ra mạch chính, mạch rẽ trong hình vẽ.
- Y/cầu làm C2 theo nhóm nêu nhận xét về độ sáng của một bóng khi tháo 1 bóng.
- Mạch điện gia đình mắc nối tiếp hay song song vì sao? 
* HĐ3: Đo U đối với đoạn mạch mắc //.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mắc mạch và ghi kết quả.
* HĐ4: Đo I đối với đoạn mạch mắc //.
- Muốn đo I qua mạch rẽ 1 (d1) ta phải mắc như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp mạch ghi giá trị.
- Giáo viên phát giấy học sinh làm báo cáo theo mẫu.
- Hướng dẫn các nhóm ghi kết quả vào bảng theo kết quả nhóm.
II/ Nội dung thực hành.
1. Mắc // 2 bóng đèn.
C1: 2 điểm M và N là 2 điểm nối chung của bóng đèn.
- Mạch rẽ: M12N; M34N
- Mạch chính: đoạn nối M (+) và đoạn nối N(-) qua K
C2: Học sinh thực hành theo nhóm.
- Tháo 1 bóng ð bóng còn lại sáng hơn so với khi còn 2 bóng.
2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
a. Làm vào mẫu báo cáo.
C3. (V) mắc vào điểm 1, 2 ð (V) mắc // đ1 ð U1,2 = ?
Tơng tự U2,3 =?
b. Tương tự UMN = 
C4. Nhận xét và báo cáo.
3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
a. (A) nt đ1 ð I1 =
 (A) nt đ2 ð I2 =
 (A) nguồn ð I =
C5. Nhận xét.
III/ Báo cáo thực hành.
1.
a.
b.
c.
2. Kết quả học sinh ghi theo kết quả nhóm.
Nhận xét: ..như nhau..
..bằng.
3. 
I = I1 + I2 + I3.
4. Củng cố.
- Thu bài, nhận xét.
5. Hướng dẫn.
- Học bài, làm bài tập SGK.
- Đọc bài sau.
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 33
 an toàn khi sử dụng điện
I/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. 
Học sinh biết được dòng điện đi qua cơ thể người ð điện giật ð chết người, biết được giới hạn nguy hiểm. 
Hiểu và biết cách sử dụng điện an toàn.
Hiểu đoạn mạch là gì? Tác dụng của cầu chì.
2. Kỹ năng.
Sử dụng điện an toàn.
3. Thái độ.
Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II/ Chuẩn bị.
Nguồn điện, bóng đèn, cầu chì, (A), K, dây dẫn.
III/ Phương thức dạy học
Dạy học giải quyết vấn đề, thực nghiệm.
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định
7a: 7d: 
7b 7e:
7c: 
2. Kiểm tra.
HS1 :Dòng điện đi qua cơ thể người được không? Đó là do tác dụng gì của dòng điện?
HS2 :Tác dụng của cầu chì là gì?
3. Bài mới.
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập: SGK
* HĐ2: Tìm hiểu dòng điện đi qua cơ thể người gây nguy hiểm gì?
- ở B22 làm thí nghiệm để bút thử điện phát sáng ta phải để tay nh thế nào?
- Y/cầu đọc thí nghiệm, nêu dụng cụ.
- Kết qủa thí nghiệm.
- Điền cụm từ vào nhận xét?
- Vậy có phải cứ chạm vào điện là nguy hiểm không? ð 2.
- Y/cầu đọc 2 SGK.
* HĐ3. Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Giáo viên làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát (mạch điện H 29.2).
- Giáo viên làm đoản mạch yêu cầu học sinh đọc I1, I2 tương ứng.
- So sánh I1, I2.
- Nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch. 
- Y/cầu nhớ lại hiểu biết về cầu chì ở C5 và B22.
- Trả lời C3.
- Nêu ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
- Y/cầu quan sát bảng 2 (67).
B24 SGK cho biết I qua đèn.
- Vậy dùng cầu chì nào trong số các cầu chì ở hình 29.4.
* HĐ4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Y/cầu đọc III SGK
- Trả lời C6.
- Y/cầu cá nhân trả lời ð nhận xét ð chốt
I/ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể ngời.
C1. Chạm tay vào đầu bút thử điện ð đèn sáng.
- Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Chạm đầu 2 vào bất cứ chỗ nào trên nguồn điện ð đèn sáng.
Nhận xét: đi qua.bất kỳ
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
- Dòng điện có I > 10mA đi qua cơ thể người ð co cơ mạch, không duỗi tay khỏi dây điện.
- Có I > 25mA ð gây tổn thương tim.
- Có I > 70mA tương đương U > 40V ð tim ngừng đập.
II/ Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch).
a. I1 =
b. I2 =
C2: I1 < I2.
Nhận xét:. lớn lên (tăng)
- I tăng ð dụng cụ điện bị cháy do I > I định mức.
2. Tác dụng của cầu chì.
C3. Đoản mạch ð dây chì đứt.
C4. Số ampe ghi trên mỗi cầu chì là I định mức nếu I qua cầu chì > I định mức ð dây chì đứt.
C5. Iđ = 0,1 A ð 1A
ð dùng cầu chì 1A.
III/ Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
C6.
a. Vỏ bọc cách điện đứt ð dây đồng dẫn điện hở ð khắc phục bằng cách bọc lại bằng ny lông và thay dây.
b. Dây chì đứt là dây 2A ð thay dây 10A ð không có tác dụng bảo vệ mạch điện ð khắc phục bằng thay dây đồng 2A.
c. Trong khi sử dụng điện không được bật, CT, ko đợc đi chân đất ð ngắt nguồn điện.
4. Củng cố.
- Đọc ghi nhớ.
- Giới hạn nguy hiểm của dòng điện, tác dụng của cầu chì, các quy tắc an toàn điện.
5. Hướng dẫn học tập.
- Trả lời câu hỏi tự kiểm tra B30
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 34
 Kiểm tra học kỳ II
Tuần :
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 35
 tổng kết chương 3 điện học
I/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. 
Tự kiểm tra để nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương.
2. Kỹ năng.
Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập
II/ Chuẩn bị.
Nghiên cứu SGK, tài liệu
III/ Phương thức dạy học
ôn, luyện
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định
7a: 7d: 
7b 7e:
7c: 
2. Kiểm tra (xem bài)
3. Bài mới.
* HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra.
- Giáo viên kiểm tra học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi tự kiểm tra ð chỉnh sửa.
* HĐ2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức.
- Y/ cầu học sinh trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
- Sửa chữa hớng dẫn vì sao trả lời nh vậy ð căn cứ 
* HĐ3. Trò chơi ô chữ
- Giáo viên lập thành 2 đội tổ chức trò chơi ô chữ 
I/ Tự kiểm tra.
- Học sinh trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.
II/ Vận dụng.
1. D
2. 
a. B (-); b. A (-); c. B(+); d. A(+).
3. Ny lông nhiễm điện (-) ð nhận thêm (e), miếng len mất bớt (e)
4. C
5. C
6. Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì mạch nối tiếp U định mức = 3V + 3V = 6V ð đèn sáng bình thờng.
7. Mạch h 30.4 2 đèn //
ð A có chỉ số I
ð A1 có chỉ số I1
ð A1 có chỉ số I1
I = I1 + I2 ð I2 = I - I1 = 0,35 - 0,12
= 0,23A
1. Cực dơng.
2. An toàn điện.
3. Vật dẫn điện.
4. Phát sáng
5. Lực đẩy.
6. Nhiệt.
7. Nguồn điện.
8. Vôn kế
4. Củng cố.
- Chốt bài.
- Cho học sinh làm bài tập phần tổng kết sách bài tập Vật lý chọn lọc 7 (88 - 90).
5. Hướng dẫn học tập.
- Ôn tập lại chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an vat li 7ca nam.doc