Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Sơn Hoá

Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Sơn Hoá

MỤC TIÊU CHƯƠNG I: QUANG HỌC.

1.NÊU ĐƯỢC MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ NGUỒN SÁNG.

-Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

-Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song.

-Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản

( ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyệt thực,.)

2.PHÁT BIỂU ĐƯỢC ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.

- Nêu được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng .

-Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng.

3.Biết sơ bộ về đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm.

-Nêu được một số thí dụ về việc sử dụng gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống hàng ngày.

 

doc 84 trang Người đăng vultt Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Sơn Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHƯƠNG I: QUANG HỌC.
1.NÊU ĐƯỢC MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ NGUỒN SÁNG..
-Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
-Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song.
-Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản
( ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyệt thực,...)
2.PHÁT BIỂU ĐƯỢC ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG..
- Nêu được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng . 
-Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng.
3.Biết sơ bộ về đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm.
-Nêu được một số thí dụ về việc sử dụng gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống hàng ngày.
Tiết 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.
A.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: -Bằng TN, HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
-Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2.Kỹ năng: Làm và quan sát các TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3.Thái độ: Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Quan sát, thí nghiệm, lập luận lôgic đi đến khẳng định.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*ỔN ĐỊNH: ( 1 phút.)
*HOẠT ĐỘNG 1: ( 3 phút) TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.
*GV nêu câu hỏi:
-Một người mắt không bị tật, bệnh, có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta mới nhìn thấy một vật?
-Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì?
-Ảnh ta quan sát được trong gương phẳng có tính chất gì?
*GV tóm lại: Những hiện tượng trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này.
*GV nhấn mạnh đó cũng là 6 câu hỏi chính mà ta phải trả lời được sau khi học chương này.
-HS:..
-HS: Quan sát thực trên gương
-HS đọc 6 câu hỏi nêu ở đầu chương.
*HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KHI NÀO TA NHẬN BIẾT ĐƯỢC ÁNH SÁNG.(10 phút)
-GV đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS.
-GV để đèn pin ngang trước mặt và nêu câu hỏi như trong SGK ( GV phải che không cho HS nhìn thấy vệt sáng của đèn chiếu lên tường hay các đồ vật xung quanh )
-GV: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
Yêu cầu HS nghiên cứu hai trường hợp 2,3 để trả lời C1.
I.NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG.
-HS thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi.
-TN chứng tỏ rằng, kể cả khi đèn pin đã bật sáng mà ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra-Trái với suy nghĩ thông thường.
-HS tự đọc SGK mục quan sát và TN, thảo luận nhóm trả lời C1.
C1:Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt.
Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có (ánh sáng) truyền vào mắt ta.
*HOẠT ĐỘNG 3: NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU KIỆN NÀO TA NHÌN THẤY MỘT VẬT.
-GV:Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy, nhìn thấy vật cần có ánh sáng từ vật đến mắt không? Nếu có thì ánh sáng phải đi từ đâu?
-Yêu cầu HS đọc câu C2 và làm theo lệnh C2.
-Yêu cầu HS lắp TN như SGK, hướng dẫn để HS đặt mắt gần ống.
-Nêu nguyên nhân nhìn tờ giấy trắng trong hộp kín.
-Nhớ lại: Ánh sáng không đến mắt
 Có nhìn thấy ánh sáng không?
GDMT: Ở các thành phố lớn do nhà cao tầng che chắn nên HS thường phải học tập dưới ánh sáng nhân tạo điều này gây hại cho mắt nên HS cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại
II.NHÌN THẤY MỘT VẬT.
-HS đọc câu C2 trong SGK.
-HS thảo luận và làm TN C2 theo nhóm.
a.Đèn sáng: Có nhìn thấy.
b.Đèn tắt: Không nhìn thấy.
-Có đèn để tạo ra ánh sáng	nhìn thấy vật, chứng tỏ: Ánh sáng chiếu đến tờ giấy trắng Ánh sáng từ giấy trắng đến mắt thì mắt nhìn thấy giấy trắng.
*Kết luận:Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
 * HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN BIỆT NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.(5 PHÚT) 
-Làm TN 1.3: Có nhìn thấy bóng đèn sáng?
-TN 1.2a và 1.3: Ta nhìn thấy tờ giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
-GV: Thông báo khái niệm vật sáng.
III. NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.
-HS thảo luận theo nhóm để tìm ra đặc điểm giống và khác nhau để trả lời C3.
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó.
*Kết luận: .........phát ra..........
 ..........hắt lại............
*HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ-VẬN DỤNG-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.(10 PHÚT)
1.Vận dụng:
-Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi C4, C5.
-Tại sao ta nhìn thấy cả vệt sáng?
2.CỦNG CỐ:-Qua bài học, yêu cầu HS rút ra kiến thức thu thập được. 
3.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
-Trả lời lại câu hỏi C1, C2, C3.
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 1.1 đến 1.5 ( tr3- SBT)
C4:Trong cuộc tranh cãi, bạn Thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt Mắt không nhìn thấy.
C5: Khói gồm các hạt li ti, các hạt này được chiếu sáng trở thành vật sáng, ánh sáng từ các vật đó truyền đến mắt.
-Các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền của ánh sáng, tạo thành vệt sáng mắt nhìn thấy.
-Học sinh:
+Ta nhận biết được ánh sáng khi..............
+Ta nhìn thấy một vật khi........................
+Nguồn sáng là vật tự nó.........................
+Vật sáng gồm........................................
+Nhìn thấy màu đỏ khi có ánh sáng đỏ đến mắt.
+Có nhiều loại ánh sáng màu.
+Vật đen: Không trở hành vật sáng.
 NgµykÝ :.24/8/2009
 NguyÔn ThÞ An
Tiết 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
 A.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 -Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng.
 -Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
 -Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
 -nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng.
 2.Kỹ năng:
 - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
 3.Thái độ: 
 Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Mỗi nhóm: 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng.
 1 nguồn sáng dùng pin.
 3 màn chắn có đục lỗ như nhau.
 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 Mô hình quy ước để biểu thị đường truyền của ánh sáng kết hợp với phương pháp thực nghiệm.
 D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*ỔN ĐỊNH ( 1phút)
*HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA-TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (10 phút)
*HS1:- Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
-Khi nào ta nhìn thấy vật?
-Giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vệt sáng trong khói hương ( hoặc đám bụi ban đêm).
*HS2: Chữa bài tập 1.1 và 1.2 (SBT).
-GV kiểm tra vở bài tập của một số HS.
*GV cho HS đọc phần mở bài SGK- Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải?
-GV ghi lại ý kiến của HS trên bảng để sau khi học bài, HS so sánh kiến thức với dự kiến.
-HS1 lên bảng trả lời.
-HS dưới lớp lắng nghe nhận xét.
HS2 lên bảng chữa bài tập.
1.1.Phương án C
1.2.Phương án B. 
-HS nêu ý kiến.
*HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÌM QUY LUẬT ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG (15 phút)
-GV:Dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay gấp khúc?
-Nêu phương án kiểm tra?
-Yêu cầu HS chuẩn bụ TN kiểm chứng.
-Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không?
-Nếu phương án HS không thực hiện được thì làm theo phương án SGK:
+Đặt 3 bản giống hệt nhau trên một đường thẳng.
+Chỉ để lệch 1-2 cm.
Ánh sáng truyền đi như thế nào?
-Thông báo qua TN: Môi trường không khí, nước, tấm kính trong, gọi là môi trường trong suốt.
-Mọi vị trí trong môi trường đó có tính chất như nhau gọi là đồng tính. Từ đó rút ra định luật truyền thẳng của ánh sáng-HS nghiên cứu định luật trong SGK và phát biểu.
I.ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG.
-1,2 HS nêu dự đoán.
-1,2 HS nêu phương án.
-Bố trí TN, hoạt động cá nhân.
C1:....................theo ống thẳng...............
-HS nêu phương án.
C2: HS bố trí TN.
+Bật đèn
+Để 3 màn chắn 1,2,3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A, B,C vẫn thấy đèn sáng.
+ Kiểm tra 3 lỗ A, B, C có thẳng hàng không?
-HS ghi vở: 3 lỗ A, B,C thẳng hàng, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Để lệch một trong 3 bản, quan sát đèn.
-HS quan sát: không thấy đèn.
*Kết luận: Đường truyền ánh sáng trongt không khí là đường thẳng.
HS: Phát biểu định luật truyền hẳng ánh sáng và ghi lại định luật vào vở.
*HOẠT ĐỘNG 3: NGHIÊN CỨU THẾ NÀO LÀ TIA SÁNG, CHÙM SÁNG.
(10 phút)
-Quy ước tia sáng như thế nào?
-Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
-Thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng.
-Thay tấm chắn 1 khe bằng tấm chắn hai khe song song.
-Vặn pha đènđể tạo ra hai tia song song, hai tia hội tụ, hai tia phân kỳ. 
Yêu cầu HS trả lời câu C3.Mỗi ý yêu cầu hai HS phát biểu ý kiến rồi ghi vào vở.
II. TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG.
-HS vẽ đường truyền ánh sáng từ điểm sáng S đến M. S M mũi tên chỉ hướng.
-Quan sát màn chắn: Có vệt sáng hẹp thẳng- Hình ảnh đường truyền của ánh sáng.
-HS nghiên cứu SGK trả lời: Vẽ chùm sáng chỉ cần vẽ hai tia sáng ngoài cùng.
-Hai tia song song:
-Hai tia hội tụ:
-Hai tia phân kỳ:
-Trả lời C3:
a.Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b.Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c.Chùm sáng phân kỳ gồm cá ... m tra theo hướng dẫn SGK tr 82 để hoàn thành nhận xét.
-GV hướng dẫn tháo luận để có nhận xét đúng.
Chuyển ý: Khi dòng điện đi qua cơ thể không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người là bao nhiêu?
-Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 2 trong SGK.
-GV bổ sung thêm: Dòng điện có cường độ 70mA trở lên, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên, làm tim ngừng đập.
Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân gây hoả hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện ( hay đoản mạch). Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này.
-HS quan sát Gv làm TN để trả lời câu C1.
C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện.
→Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua(chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
Bài 29.2 tr 30 SBT.
I > 25mA –Làm tổn thương tim.
I > 70mA - Làm tim ngừng đập.
I > 10 mA- Co giật các cơ.
*H. Đ.3: TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ (15 phút).
II.HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ.
-GV mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK. Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu hỏi C1.
-Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch.
Chuyển ý: Để báo vệ các thiết bị điện, người ta sử dụng cầu chì. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo và tác dụng của cầu chì.
-Yêu cầu HS nhớ lại những hiểu biết về cầu chì đã học ở lớp 5 và bài 22.
-GV làm TN đoản mạch như sơ đồ hình 29.3. HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch.
-GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, hai lõi dây tiếp xúc nhau ( chập điện).
-Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? GV có thể lấy 1 ví dụ cụ thể. Yêu cầu HS giải thích.
-Yêu cầu HS trả lời C5.
C1: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.
-Tác hại của hiện tượng đoản mạch:
+Gây cháy vỏ bọc dây và các bộ phận khác tiếp xúc với nó →hoả hoạn.
+làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện...→
Hỏng các thiết bị điện.
Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, chảy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) → bóng đèn được bảo vệ.
→Sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đìng.
-Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị định mức thì cầu chì sẽ đứt.
*H. Đ.4: TÌM HIỂU CÁC QUY TẮC AN TOÀN (BƯỚC ĐẦU) KHI SỬ DỤNG ĐIỆN (5 phút).
III.CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
-HS đọc phần III và hoàn thành bài tập điền ô trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
-HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
-GV yêu cầu giải thích 1 số điểm trong quy tắc an toàn đó.
1.Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
2.Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 
*H. Đ.5: CỦNG CỐ-VẬN DỤNG-H.D.V.N (8 phút).
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C6.
C6: a) Không an toàn...
Khắc phục:...
b) Không an toàn...
Khắc phục:...
c) Không an toàn...
Khắc phục:...
 Hướng dẫn về nhà: 
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 29.1 đến 29.4 tr 30 SBT.
-Ôn tập chương 3: điện học.Trả lời phần tự kiểm tra tr 85 SGK.
 RÚT KINH NGHIỆM
 Ngµy kÝ : 
 §oµn ThÞ Anh NguyÖt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 34: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học.
-Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan.
2. Thái độ: HS hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể.
 B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: Bài tập 2, 4, 5 tr 86 SGK.
Trò chơi ô chữ.
PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
*H. Đ.1: KIỂM TRA-CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN (10 phút).
-GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.
I.Tự kiểm tra.
*H. Đ.2: VẬN DỤNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC (15 phút)
-Yêu cầu cá nhân HS chuản bị trả lời từ câu 1 đến câu 7 (tr 86-SGK) trong khoảng 7 phút).
-Hướng dẫn HS thảo luận.
-GV : Ghi tóm tắt ...
Câu 1: Chọn D.
Câu 2: a-Điền(-); b-Điền(-);
 c-Điền(+); d-Điền(+).
Câu 3: Mảnh nilông nhiễm điện âm→nó nhận thêm êlectrôn.
-Miếng len mất êlectrôn→nó nhiễm điện dương.
4. c.
Câu 5: Chọn C.
Câu 6: Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất và hiệu điện thế 3V (để đèn sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.
*H. Đ.3: TRÒ CHƠI Ô CHỮ (10 phút)
HS cả lớp tham gia trò chơi ô chữ.
-HS: Mỗi nhóm một dãy hoàn thành ô chữ.
*H. Đ.3: CHỮA BÀI TẬP HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (10 phút).
-GV yêu cầu chữa bài 20.3; 21.3; 26.3
Hướng dẫn về nhà: Ôn tập toàn bộ chương 3.
RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Tiết 26: ÔN TẬP
 A.MỤC TIÊU:-Hệ thống hoá kiến thức đã học từ tiết 19 đến tiết 25.GV giới thiệu các dụng cụ TN, mắc mạch điện hình 23.3 ( chưa đóng công tắc). Cho HS quan sát màu sắc ban đầu 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện. đóng mạch điện cho đèn sáng. Hỏi:
+Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện?
+Dung dịch CuSO4
là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao?
-Sau vài phút ngắt công tắc, GV nhấc thỏi than nối với cực âm của ăcquy, yêu cầu HS nhận xét màu sắc của thỏi than so với ban đầu.
-GV thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó lµ kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr 64 SGK. Gọi 1, 2 HS đọc kết luận , sửa sai nếu cần.
-Dùng khăn khô lau hết lớp đồng bám vào thỏi than cho sạch.
-GV thông báo một số ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện trong thực tế và yêu cầu HS về nhà đọc phần “Có thể em chưa biết” để tìm hiểu thêm.
-Ban đầu thỏi than chì màu đen.
-Than chì và dung dịch CuSO4
đều là chất dẫn điện và nó đều cho dòng điện đi qua, biểu hiện là đèn sáng.
-Sau khi có dòng điện chạy qua thỏi than đươc nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt.
Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
-Vận dụng giải thích hiện tượng đơn giản trong thực tế.
-Thái độ: Yêu thích môn học.
 B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
 C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ. 1: KIỂM TRA-CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN (20 phút).
1. Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? 
2. Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
3.Có mấy loại điện tích? Sự tương tác giữa các điện tích?
4. Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử?
5. Khi nào ta nói vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
6. Dòng điện là gì? Quy ước chiều dòng điện như thế nào?
-Khái niệm dòng điện một chiều?
7 Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Bản chất dòng điện trong kim loại?
8. Nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết?
1. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác.
2. Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện.
3. Có hai loại điện tích: Điện tích dương, điện tích âm.
-Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
4. Sơ lược cấu tạo nguyên tử: SGK/51
- Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
5. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
6. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
-Quy ước về chiều của dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
-Dòng điện cung cấp bởi pin hay ăquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều
7.Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 
-Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các êlect rôn tự do dịch chuyển có hướng.
8.Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí.
*H. Đ.2: VẬN DỤNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC (20 phút)
1. Các chất ở trạng thái nào có thể nhiễn điện?
2. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể xảy ra ở nhiệt độ nào?
3. Vì sao về mùa đông, quần áo đang mặc có khi bị dính vào da người mặc dù da khô, còn tác nếu được chải lại dựng đứng lên?
4.Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hoà điện ta lại thu được hai vật nhiễm điện trái dấu?
5. Giữa các vật nhiễm điện trái dấu thường xảy ra hiện tượng phóng điện, xuất hiện các tia lửa điện. Hãy giải thích hiện tượng sấm, chớp.
6. Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt?
7.Tại sao người ta thường làm 
“cột thu lôi” bằng sắt, đồng mà không phải bằng gỗ?
8. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của chiếc đèn pin tay cầm. 
1-Các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí đều có khả năng nhiễm điện.
2. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
3.Quần áo cọ xát vào da người tạo nên hai vật nhiễm điện trái dấu nên hút nhau, lược chải tóc làm các sợi tóc nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau.
4.Trước khi cọ xát, cả hai vật đều trung hoà về điện. Sau khi cọ xát, do êlectrôn có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác, làm cho một vật thiếu êlectrôn bị nhiếm điện dương; vật kia thừa êlectrôn, bị nhiễm điện âm.
5. Trong không gian có những đám mây mang điện tích dương và đám mây mang điện tích âm-Giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng phóng điện. Môi trường dẫn điện là không khí có độ ẩm cao 
( thường là trước cơn mưa). Khi đó ta quan sát được các tia lửa điện mà ta quen gọi là chớp, đồng thời lớp không khí xung quanh tia chớp bị nóng lên, giãn nở đột ngột gây nên tiếng nổ mà ta quen gọi là sấm. 
6.Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các êlectrôn tự do dễ dàng dịch chuyển. 
7. Người ta làm cột thu lôi bằng sắt hay đồng vì sắt, đồng là chất dẫn điện tốt; khi các đám mây phóng điện tích qua không khí xuống mái nhà gặp cột thu lôi thì các điện tích sẽ truyền qua dây sắt hoặc đồng xuống đất, đảm bảo an toàn. Người ta không dùng gỗ vì gỗ là vật cách điện.
8. Sơ đồ mạch điện:
Hướng dẫn về nhà (5 phút): Học bài và xem lại các dạng bài tập đã làm 
 Chuẩn bị tốt kiến thức để giờ sau kiểm tra 45 phút.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan li7(1).doc