Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Trung Thành Đông

Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Trung Thành Đông

 CHƯƠNG I: QUANG HỌC

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức :

 - Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy : muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt.

 - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

 2. Kỹ năng :

 - Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.

 3. Thái độ :

 - Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.

B. CHUẨN BỊ

 - Mỗi nhóm : Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin

 

doc 124 trang Người đăng vultt Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Trung Thành Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ns:
Nd:
Tuần:1 
Tiết:1
 CHƯƠNG I: QUANG HỌC 
BÀI 1:NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG 
NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
A. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức :
	- Bằng thí nghiệm, học sinh nhận thấy : muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt.
	- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
	2. Kỹ năng :
	- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
	3. Thái độ :
	- Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
B. CHUẨN BỊ 
	- Mỗi nhóm : Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Nội dung ghi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CHƯƠNG I :
QUANG HỌC
Bài 1 : Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng
Hoạt động 1: Ổn định lớp, tổ chức tình huống học tập (5’)
-Ổn định lớp
-Tạo tình huống: Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không?
- Khi nào ta mới nhìn thấy một vật ?
- Các em hãy nhìn vào hình ảnh ở chương và cho biết. Trong gương là chữ MÍT ® tờ giấy là chữ gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc 6 câu hỏi ở đầu chương
- Cho học sinh dự đoán
è Những tình huống trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh các các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét ở chương này. Ta cùng tìm hiểu bài 1:Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng
- Báo cáo sĩ số lớp
- Có hoặc không
- Khi có ánh sáng
- Dự đoán chữ 
-Đọc 6 tình huống đưa ra ở đầu chương
-Học sinh dự đoán
- Lắng nghe
I. Nhận biết ánh sáng :
* Quan sát thí nghiệm :
* Kết luận : Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng (15’)
- Giáo viên đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía học sinh để học sinh thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi.
- Để đèn pin ngang trước mặt thực hiện như hình 1.1
- Cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
- Như hình 1.1 : khi đèn pin đã bật sáng ta có nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra ?
- Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
-Để biết được điều đó ta tìm hiểu ở 
I. Nhận biết ánh sáng
- Cho học sinh tự đọc SGK mục quan sát và thí nghiệm.
- Trong các trường hợp, trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
- Gọi học sinh đọc và trả lời C1
è GV nhận định lại
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
- Quan sát đèn pin
- Quan sát cách làm của GV
- Đọc và trả lời câu hỏi để đưa đến kết quả đúng sai của tình huống.
- Không nhìn thấy ánh sáng từ đèn phát ra
-Dự đoán
- Đọc và tiến hành thí nghiệm theo các mục ở SGK
- 3 HS nêu kết quả nghiên cứu của mình là:
+Trường hợp 2 : Ban đêm đứng
trong phòng đóng cửa kín mở mắt, bật đèn.
+Trường hợp 3 : Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.
- Trả lời được ý sau :
C1 : Trường hợp 2 và 3 có đều kiện giống nhau là có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt
- Thảo luận nhóm để rút ra kết luận
II. Nhìn thấy một vật :
*Kết luận 2 :Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật (15’)
- Vậy, nhìn thấy một vật thì như thế nào ta sang II. Nhìn thấy một vật :
- Hướng dẫn HS thí nghiệm như hình 1.2a SGK
- Yêu cầu HS đọc C2 . Hướng dẫn để HS đặt mắt gần ống
- Nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín là gì ?
- Lắng nghe 
- Bố trí thí nghiệm theo nhóm 
- Học sinh đọc C2 và tiến hành thí nghiệm à cho kết luận 
C2 : a. Đèn sáng : có nhìn thấy (H.1.2a)
b. Đèn tắt : Không nhìn thấy (H.1.2b)
- Có đèn để tạo ra ánh sáng ® ánh sáng chiếu đến giấy trắng ® ánh sáng từ giấy trắng đến măt( thì nhìn thấy giấy trắng. 
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận 2.
- Thảo luận và rút ra kết luận.
III. Nguồn sáng và vật sáng 
*Kết luận 3 : Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó, gọi chung là vật sáng
Hoạt động 4 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng (5’)
- Cho HS làm thí nghiệm 1.3 SGK
- Ánh sáng của đèn phát ra từ đâu ?
- Hãy cho biết thí nghiệm ở hình 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn là vì sao?
- Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới ?
-Gọi HS hoàn thành kết luận
-Nhận định lại 
- Tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi
- Dây tóc bóng đèn
- Vì từ hai vật đó đều có ánh sáng tới mắt ta
C3 : Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác hiếu vào nó.
-Thảo luận à kết luận 3.
-Ghi nhận 
IV. Vận dụng
Hoạt động 5 : Vận dụng và hướng dẫn về nhà (5’)
- Gọi HS đọc và trải lời C4
C4 : Bạn Thanh đúng .Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sángtừ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy.
- Gọi HS đọc và trả lời C5
- Cho HS đọc phần ghi nhớ
- Đọc C5 và thử giải thích C5 được nội dung sau : Khói gồm nhiều hạt li ti nhỏ, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
Dặn dò: Về nhà trả lời lại câu hỏi C1, C2, C3. học thuộc phần ghi nhớ
-Làm bài tập 1.1 đến 1.5 (Tr 2 – SBT)
- Chuẩn bị bài 2 “Sự truyền ánh sáng”
- Ghi nhận về nhà
DUỴÊT
Ns:
Nd:
Tuần2
Tiết:2
BÀI 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
A. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức :
	- Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng
	- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng
	- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng để xác định đường thẳng trong thực tế 
	- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.
	2. Kỹ năng :
	- Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
	- Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng
	3. Thái độ :
	- Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
B. CHUẨN BỊ :
	- Mỗi nhóm : 
	+ 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng f 3mm, dài 200mm
	+ 1 nguồn sáng dùng pin
	+ 3 màn chắn đục lỗ như sau
	+ 3 đinh ghim ( hoặc kim khâu )
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Nội dung ghi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Ổn định lớp kiểm tra, tổ chức tình huống học tập (5’)
*Ổn định lớp
* Kiểm tra :
 CH1 : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
-Báo cáo sĩ số lớp
HS1 :-Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 
CH2:Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
-Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vệt sáng trong khói hương ?
- Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, cá hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
CH3 : Chữa bài tập 1.1 và 1.2 (SBT)
HS2: Lên bảng chữa bài tập 
BT 1.1. Chọn câu C/ .Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
BT1.2 Chọn câu B./ Vỏ chai sáng chói dưới trời sáng.
- Yêu cầu HS chữa bài tập nếu sai.
- Chữa bài tập nếu sai
* Tạo tình huống học tập :
- Cho HS đọc phần mở bài ở SGK
- Đọc phần mở bài ở SGK
- Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải?
- Nêu ý kiến
Bài 2 : Sự truyền ánh sáng
- Giáo viên ghi nhận ý kiến lên bảng
- Để xem ý kiến trên đúng sai như thế nào ta sáng bài 2 “Sự truyền ánh sáng”
-Lắng nghe 
I. Đường truyền của ánh sáng :
* Thí nghiệm :
Hoạt động 2 : Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng (15’)
- Các em hãy dự đoán ánh sáng đi theo đường cong hay gấp khúc
- 2 HS dự đoán 
- Gọi HS : nêu phương án kiểm tra
- 2 HS nêu phương án (dùng ống thẳng và cong để quan sát dây tóc bóng đèn )
- Lựa chọn phương án thích hợp để có thể thực hiện được.
- Yêu cầu HS thí nghiệm kiểm chứng (H 2.1) , và trả lời C1 
-Bố trí thí nghiệm . Mỗi HS lần lượt quan sát dây tóc bóng đèn pin qua ống thẳng và ống cong.à Trả lời C1/ theo ống thẳng
- Cho lớp nhận xét 
- Lớp nhận xét và ghi nhận C1
- Nếu không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không?
- Học sinh dự đoán
- Phương án nào sẽ cho ta biết điều đó
- Nêu phương án
- Chọn phương pháp để có thể tiến hành thích hợp
- Cho HS bố trí thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm (H2.2)
- Hãy đặt ba tấm bìa giống nhau có đục lỗ như nhau cùng nằm trên một đường thẳng sao cho mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn 
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm 
- Các nhóm đã nhìn thấy dây tóc bóng đèn chưa?
- Nhận định thấy dây tóc bóng đèn.
- Hãy cho biết ba lỗ A, B, C của ba tấm bì như thế nào?
- Ba lỗ A, B, C thẳng hàng với nhau
- Vì sao? 
- Vì ba tấm bìa đục lổ giống như nhau được đặt thẳng hàng với nhau.
- Điều đó chứng tỏ được ánh sáng đi theo đường nào?
- Ánh sáng đi theo đường thẳng
- Ta hãy để lệch 1 trong 3 bảng khoảng 1 – 2cm
- Tiến hành theo yêu cầu của GV 
- Lúc này có nhìn thấy dây tóc bóng đèn không?
- Không nhìn thấy dây tóc bóng đèn
-Vậy ánh sáng chỉ truyền theo đường nào?
-
- Đường thẳng 
* Kết luận : Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng : 
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận.
- Gọi HS nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Thông qua thí nghiệm môi trường không khí, nước, thuỷ tinh, tấm kính trong thuỷ tinh, tấm kính trong ® gọi ...  dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể 
hút :
 a/ Các vụn nhôm 	b/ Các vụn sắt 	c/ Các vụn đồng 	 d/ Các vụn giấy viết
 4/Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không ?
 a/ Giữa hai cực của pin còn mới khi chưa mắc vào mạch 
 b/ Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch 
 c/ Giữ hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín 
 d/ Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng 
 5/ Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe , sờ vào thành xe , đôi lúc ta thấy như bị điện giật .Nguyên nhân :
 a/ Bộ phận điện của xe bị hư hỏng
 b/ Thành xe bị cọ xát vào không khí nên thành xe bị nhiễm điện 
 c/ Do một số vật dùng điện gần đó đang hoạt động 
 d/ Do ngoài trời sắp có cơn dông 
 6/ Sau một thời gian hoạt động , cánh quạt dính nhiều bụi vì :
 a/ Cánh quạt cọ xát với không khí , bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi 
 b/ Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi 
 c/ Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi 
 d/ Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt 
 7/ Nếu A đẩy B , B đẩy C thì :
 a/ A và C có điện tích cùng dấu 
 b/ A và C có điện tích trái dấu
 c/ A , B và C có điện tích cùng dấu
 d/ B và C trung hoà 
 8/ Nếùu A hút B , B hút C , C đẩy D thì :
 a/ A và C có điện tích trái dấu 	c/ A và D có điện tích cùng dấu 
b/ B và D có điện tích cùng dấu 	d/ A và D có điện tích trái dấu
 9/ Thiết bị nào sau đây là nguồn điện ?
 a/ Quạt máy 	b/ Bếp lửa 	 c/ Đèn pin 	d/ Acquy
10/ Khi ngắt khoá K , bóng đèn	Đ1
 nào mắc trong hình 1.1 sẽ tắt : 
 	a/ Đ1, Đ2 
 	b/ Đ2, Đ3 Đ4 	 - +
 c/ Đ3 , Đ4 	Đ2
 	d/ Đ1, Đ3 Đ4 
	 Đ3
	K
	 Đ4	Hình 1.1
 11/ Các vật nào sau đây là vật cách điện :
 a/Thủy tinh, cao su b/ Sắt , đồng , nhôm c/ Nước muối , mước chanh d/ Vàng , bạc
 12/ Có một nguồn điện 9V và các bóng đèn ở trên có ghi 3V . Mắc như thế nào thì đèn sáng bình thường ?
 a/ 2 bóng đèn nối tiếp b/ 3 bóng đèn nối tiếp c/ 4 bóng đèn nối tiếp d/ 5bóng đèn nối tiếp
 13/ Sự toả nhiệt khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây :
 a/ Bếp điện 	 b/ Đèn LED 	c/ Máy bơm nước 	d/ Tủ lạnh 
 14/ Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây :
 a/ Ấm đun nước 	 b/ Bàn là 	c/ Rađiô 	d/ Đèn ống
 15/ Hiện tượng nào sau đây vừa có sự toả sáng và toả nhiệt khi có dòng điện đi qua :
 a/ Sấm sét 	 b/ Chiếc loa 	 c/ Chuông điện 	 d/ Máy điều hoà nhiệt độ
 16/ Vật dụng nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện :
 a/ Bếp điện 	b/ Chuông điện 	c/ Bóng đèn 	 d/ Đèn LED
 17/ Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện vào các việc :
 a/ Mạ điện 	b/ Làm đinamô phát điện c/ Chế tạo loa 	 d/ Chế tạo micrô 
 18/ Khi đi qua cơ thể người , dòng điện có thể :
 a/Gây ra các vết bỏng b/Làm tim ngừng đập c/Thần kinh bị tê liệt d/Các tác dụng a, b, c
 19/ Để đo cường độ dòng điện người ta dùng :
 a/ Vôn kế 	b/ Ampe kế 	 c/ Thước đo 	d/ Nhiệt kế 
 20/ Cường độ dòng điện cho ta biết :
 a/ Độ mạnh của dòng điện 
 b/ Dòng điện do nguồn điện nào gây ra 
 c/ Dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên 
 d/ Tác dụng nhiệt hoặc tác dụng hoá học của dòng điện .
II/ TỰ LUẬN( 6Đ). MỖI CÂU 2 Đ
 Câu 1 :Hãy nêu các tác dụng của dòng điện ?. Cho ví dụ minh hoạ ?
 Câu 2 : Hãy nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
 Câu 3 :a/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : 2 chiếc pin mắc nối tiếp , 1 công tắc , 1 bóng đèn ,1 ampe kế
 b/ Trên mỗi chiếc pin có ghi 1,5 V và pin vẫn còn mới thì trong sơ đồ trên có nên dùng 
 bóng đèn có ghi số liệu là 3,2 V được không ?. Tại sao ?.
--------------------------------------------------HẾT ------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II ( 2006 – 2007 )
MÔN THI VẬT LÍ 7
(Thời gian làm bài 60 phút )
I/ TRẮC NGHIỆM ( 4Đ )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
d
c
c
b
b
a
c
c
d
c
a
b
a
d
a
b
a
d
b
a
II/ TỰ LUẬN (6 Đ)
Câu 1 : (2 điểm)
Tác dụng nhiệt : Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua 
Tác dụng phát sáng : Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao .
 Tác dụng từ : Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm 
Tác dụng hoá học :Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch , tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm .
Tác dụng sinh lí :Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật 
Câu 2 : (2 điểm) 
Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương 
Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử .
Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân . Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện .
Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác , từ vật này sang vật
 khác . 
Câu 3 : (2 điểm ) 
 a/ Vẽ đúng sơ đồ (1đ )
	 b/ Không . Vì bóng đèn sẽ bị hỏng do hiệu điện thế của 2 pin mắc nối tiếp là 6V mà 
 bóng đèn có mức định áp là 3,2 V . ( 1 đ )
Tuần :35
Tiết :35
BÀI 30 : TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC 
I. MỤC TIÊU 
 1/ Kiến thức 
 -Tự kiểm tra , củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương “ Điện học ”
 -Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan 
 2/ Thái độ 
 Hứng thú học tập , mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể 
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ Chuẩn bị của GV :
 -Chuẩn bị ra bảng phụ trò chơi ô chữ ( H 33.5 )
 -Tranh phóng to bài tập vận dụng 2, 4, 5 (tr 86 –SGK )
 2/ Chuẩn bị của HS :
 -Ôn tập ở nhà chuẩn bị cho tiết ôn tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Nội dung ghi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 30 :
“TỔNG KẾT CHƯƠNG III . ĐIỆN HỌC ”
Hoạt động 1 : Ổn định lớp , tạo tình huống học tập ( 3 phút )
* Ổn định lớp 
*Tạo tình huống học tập 
Nội dung của chương 3 cần nắm được những gì ?
-Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức của chương qua bài 30 
“TỔNG KẾT CHƯƠNG III . ĐIỆN HỌC ”
-Báo cáo sĩ số lớp 
-HS nêu các bài học của chương 
-Lắng nghe
I/ Tự kiểm tra 
Hoạt động 2 : Kiểm tra , củng cố kiến thức cơ bản ( 10phút )
-GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS 
-Hướng dẫn HS giải đáp những câu mà HS chưa làm được 
- Gọi HS sửa chữa nếu sai 
-Đặc biệt ở phần này khi nêu đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song .
-HS tự kiểm tra 
-HS cả lớp xem lại phần tự kiểm tra đã chuẩn bị trong vở ,câu hỏi khó àthảo luận nhóm àtrả lời câu hỏi 
- Sửa chữa
II/ Vận dụng 
Câu 1 à 7 ( SGK )
Hoạt động 3 : Vận dụng , tổng hợp kiến thức (15 phút )
-Yêu cầu cá nhân HS chuẩn bị câu trả lời từ câu 1 à7 (tr 86 –SGK )
-Hướng dẫn HS thảo luận 
-Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi 
-Gọi HS nhận xét 
-GV nhận định lại 
-Dùng hình 31.1 SGK yêu cầu HS trả lời câu 2
-Yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời câu 3
-Dùng hình 30.2 SGK
-Yêu cầu HS chỉ ra đâu là sơ đồ có chiều dòng điện đúng .
-Dùng hình 30.3 SGK
-Yêu cầu HS chỉ ra hình nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu 6
-Yêu cầu HS nhóm khác nhận xét 
-Nhận định lại 
-Dùng hình 30.4 
-Yêu cầu HS trả lời câu 7
-Cá nhân HS chuẩn bị câu hỏi từ 1 đến 5 ở phần II
-1 HS trả lời , HS khác nhận xét , sửa chữa nếu sai
-Câu 1 : Chọn D
-Nhận xét 
-Sửa chữa
-Quan sát àThực hiện yêu cầu 
-Câu 2 : a (-) ; b (-) ; c ( +) ;d (+)
- Câu 3 : Mảnh nilông bị nhiễm điện âm , nhận thêm êlectrôn . Miếng len bị mất bớt êlectrôn nên thiếu êlectrôn ( Nhiễm điện dương )
-Quan sát
-Câu 4 : Sơ đồ hình C
-Quan sát 
-Câu 5 : Thí nghiệm hình C
-Thảo luận nhóm à đại diện nhóm trả lời 
-Nhận xét 
-Câu 6 : Dùng nguồn điện 6V trong số đó là phù hợp nhất . Vì hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn là 3V khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó , hiệu điện thế tổng cộng là 6V .
-Quan sát 
Câu 7 : Số chỉ của ampe kế A2 là
 0,35A - 0,12A = 0,23A
III/ Trò chơi ô chữ
Hoạt động 4 : hướng dẫn HS chơi trò chơ ô chữ ( 10 phút )
-Chia lớp ra làm 2 nhóm
-Yêu cầu lớp bầu ra 1 HS hướng dẫn chương trình , 1 thư kí , 3 HS làm ban giám khảo 
-GV đưa đáp án cho ban giám khảo 
-Cho 2 nhóm thi đua trả lời 
-Yêu cầu HS tổng kết 
-Tổng kết lại 
-Nhận xét 
-Chia nhóm 
-Thực hiện yêu cầu 
-Ban giám khảo nhận đáp án 
-Cử đại diện nhóm trả lời 
C
Ự
C
D
Ư
Ơ
N
G
A
N
T
Ò
A
N
Đ
I
Ệ
N
V
Ậ
T
D
Ẫ
N
Đ
I
Ệ
N
P
H
Á
T
S
Á
N
G
L
Ự
C
Đ
Ẩ
Y
N
H
I
Ệ
T
N
G
U
Ồ
N
Đ
I
Ệ
N
V
Ô
N
K
Ế
-Tổng kết à khen thưởng nếu có 
- Ghi nhận 
IV/ BÀI TẬP
BT :20.3 (SBT )
BT: 21.3 (SBT)
Hoạt động 5 : chữa bài tập và hướng dẫn về nhà (7 phút )
-Hướng dẫn bài tập 
BT 20.3-SBT 
-Hướng dẫn HS làm bài tập 
BT 21.3 – SBT
Dặn dò: Về ôn lại các bài đã học , làm lại các bài tập ở SBT à chuẩn bị tốt cho năm học sau 
-Làm bài tập 
BT 20.3 –SBT
Ô tô chạy, cọ xát mạnh với không khí , làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô . Nếu bị nhiễm điện mạnh , giữa các phần này sẽ phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng . Dây xích sắt là vật dẫn điện , truyền điện tích từ ô tô xuống đất để tránh xảy ra cháy nổ xăng .
BT 21.3 – SBT
a/Dây thứ hai chính là khung xe đạp ( thường bằng sắt ) nối cực thứ hai của đinamô với đầu thứ hai của đèn .
b/ 
Khung xe Dây nối
 Đinamô
- Ghi nhận về nhà 
TỔ TRƯỞNG
BAN LÃNH ĐẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 7(21).doc