CHƯƠNG 1: QUANG HỌC
Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Bằng TN, HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng:
Làm và quan sát các TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3. Thái độ:
Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
Tuần 1. Ngày soạn: Tiết 1. CHƯƠNG 1: QUANG HỌC Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Bằng TN, HS nhận thấy: Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2. Kỹ năng: Làm và quan sát các TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng. 3. Thái độ: Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được. II. Chuẩn bị. Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin. III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Kiểm tra sỉ số, bài mới (6’). - Kiểm tra sỉ số - Nếu một người không bị bệnh về mắt . Có khi nào mở mắt ra mà không nhìn thấy vật để trước mắt ? - Vậy khi nào ta nhìn thấy 1 vật ? - Anh chụp ở đầu chương cho biết trên miếng bìa viết chữ gì? - 6 câu hỏi là vấn đề ta sẽ nghiên cứu và trả lời khi học xong Chương I . - Báo cáo sỉ số - Lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng (10’) - Yêu cầu HS đọc phần quan sát và thí nghiệm. - Khi nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? - Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi C1 và rút ra kết luận. - Dựa vào kinh nghiệm sống hàng ngày để trả lời (2 và 3). - Thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống I – Nhận biết ánh sáng: C1: Giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt ta. Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào ta nhìn thấy một vật: (12 phút) - Tổ chức cho HS xem bên trong hộp đen như hình mô tả thí nghiệm. - Yêu cầu HS trả lời C2. - Yêu cầu HS thảo luận và rút ra kết luận. - HS thực hiện thí nghiệm, quan sát bên trong hộp đèn. - Suy nghĩ và trả lời C2. - Thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. II. Nhìn thấy 1 vật. C1: Trường hợp a. Ví ánh sáng từ đèn đến giấy hắt vào mắt ta. Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu phân biệt nguồn sáng và vật sáng: (6 phút) - Yêu cầu HS đọc và trả lời C3. - Cho HS tự tìm hiểu từ đúng điền vào Kết luận. - Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, HS đưa ra câu trả lời: bóng đèn tự phát sáng, tờ giấy hắt ánh sáng. - Trao đổi với nhau, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. III. Nguồn sáng–Vật sáng. C3. Bóng đèn tự phát ra ánh sáng. Tờ giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. 5. Hoạt động 5: Tìm hiểu phần vận dụng (5’) - Yêu cầu HS đọc và trả lời C4,C5. - Hoạt động cá nhân. IV. Vận dụng: C4. Thanh đúng. Vì đèn sáng nhưng không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta thì ta cũng không thấy đèn sáng. C5 Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, trở thành các vật hắt lại ánh sáng từ đèn nên chúng là vật sáng. Các vật sáng này xếp gần nhau tạo thành vệt sáng ta nhìn thấy. Hoạt động 6: Củng cố, hướng dẫn tự học.(4’) - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? - Ta nhìn thấy một vật khi nào? - Thế nào là nguồn sáng và vật sáng? Cho ví dụ về nguồn sáng. - Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.
Tài liệu đính kèm: