Giáo án Vật lý 7 tuần 21: Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích

Giáo án Vật lý 7 tuần 21: Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích

SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.

HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Nêu được hai biểu hiện của các vật nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.

2. Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng trong thục tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

3/ Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình làm các bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 2262Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tuần 21: Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Nêu được hai biểu hiện của các vật nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
2. Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng trong thục tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
3/ Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình làm các bài tập.
II.CHUẨN BỊ: 
- GV: Một thước nhựa, một lược chải tóc bằng nhựa. Một giá treo, một quả cầu bấc, ba sợi chỉ để treo vào giá. Các mảnh nilong vụn và giấy vụn. Một mảnh vãi khô, một mảnh lụa, một mảnh len. Một mảnh kim loại bằng tôn, một mảnh phim nhựa. Bút thử điện thông mạch. Một bút chì, một kẹp nhựa. Một trục quay có mũi nhọn thẳng đứng. Hai thanh nhựa sẫm màu 20cm có đục lỗ ở giữa. Hai mảnh nilông màu trắng đục kích thước giống nhau.
HS: Xem trước bài mới ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Kiểm tra bài cũ: Không.
2/ Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
- GV: chuẩn bị sẵn một ít vụn giấy hoặc lông chim, tócđặt trên bàn, sau đó dùng lược nhựa chải tóc (chưa cọ xát) đặt lại gần các vật trên, yêu cầu HS quan sát xem lược nhựa có hút được các vật nhẹ không ? tiếp theo GV cầm lược nhựa cọ xát lên tóc hoặc dùng vải khô cọ xát rồi đặt lại gần các vật trên, yêu cầu HS quan xát và đưa ra nhận xét: lược nhựa sau khi cọ xát đã hút được các vật nhẹ.
- GV: giới thiệu thêm một số hiện tượng về sự nhiễm điện do cọ xát mà HS thường gặp trong thực tế (SGK)..
- GV thông báo : một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là sự nhiễm điện do cọ xát.
HĐ2 : Mô tả được 1 vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát (8’)
* GV tổ chức cho HS thực hiện thí nghiệm 1.
- Đưa thước nhựa chưa cọ xát đến gần những mảnh giấy vụn, quả cầu nhựa xốp xem có hiện tượng gì xảy ra không?
- Sau đó cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô rồi đưa chúng lại gần những mảnh giấy vun và quả cầu nhựa xốp.
* GV tiến hành thí nghiệm 2 để HS quan sát, lưu ý ở thí nghiệm này đèn của bút thử điện chỉ lóe sáng trong thời gian rất ngắn yêu cầu HS chú ý quan sát, để đèn bút thử điện sáng GV phải dùng len cọ xát nhiều lần vào mãnh phim nhựa.
* GV hướng dẫn HS thảo luận rút ra kết luận 2.
* HS làm TN theo nhóm và ghi kết quả quan sát vào bảng kê. 
Nhóm HS thảo luận , lựa chọn tư thích hợp vào chỗ trống ở phần kết luận 1
* HS quan sát GV làm thí nghiệm, thảo luận, chọn từ thích hợp điền vào kết luận 2.
I. Vật Nhiễm Điện :
* Thí Nghiệm 1 :
* Kết Luận 1: 
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
* Kết Luận 2 : Nhiều vật sau khi cọ xát có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện.
HĐ3 : Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện (4’)
* GV chốt lại nội dung kiến thức :
- Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào?
- Vật nhiễm điện có khả năng gì?
Hs trả lời
- Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
- Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
HĐ4 : Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát (7’)
* GV yêu cầu HS thực hiện C1, C2, C3
* KTMT : 
- Vào những ngày trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích : giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển.
+ Tác hại : phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật tạo ra các khí độc hại (NO, .)
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của con người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
* HS trả lời các câu C1, C2, C3.
ðC1(17) : Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhưa và tóc cọ xát vào nhau . Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
ðC2(17) : Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi . Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí , cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất.
ðC3(17) : Khi lau chùi gương soi , kính cửa sổ hay màn hình TV bằng khăn bông khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện . Vì thế chúng có thể hút bụi vải.
II. Vận dụng : 
HĐ5 : Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì (10’)
* GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm 1 và 2.
Qua 2 TN trên ta thấy có hai vật nhiễm điện thì đẩy nhau, lại có trường hợp hai vật nhiễm điện hút nhau? Tại sao?
GV chốt lại, hs ghi nhớ
Yêu cầu HS trả lời C1
* KTMT: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ cho môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
HS làm TN và trả lời nhận xét 1 và 2
Hs suy nghĩ và trả lời
HS thực hiện C1
ðC1(18): Mảnh vải mang điện tích dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại . Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải thì mang điện tích âm , còn mảnh vải thì mang điện tích dương.
III. Hai Loại Điện Tích :
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. 
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
HĐ6 : Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử - vận dụng (7’)
GV: thông báo sơ lược về cấu tạo nguyên tử: kích thước, hạt nhân, electtron, tính chất trung hòa về điện, sự chuyển động của electron, vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương.
Yêu cầu HS thực hiện C2,C3,C4
HS lắng nghe thu thập thông tin, ghi vở
HS thực hiện C2,C3,C4 
ðC2(18) : Trước khi cọ xát các vật đều có mang điện tích âm và điện tích dương tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
ðC3(18) : Trước khi cọ xát các vật không hề hút các vụn giấy nhỏ là vì các vật chưa nhiễm điện , các điện tích âm và điện tích dương hoà lẫn vào nhau.
ðC4(18) : Sau khi cọ xát mãnh vải nhiễm điện dương ( Có 6 dấu + và 3 dấu -). Thước nhựa nhiễm điện âm ( 7 dấu trừ – và 4 dấu +).
- Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron.
- Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.
IV. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
- Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm và xung quanh có các electron mang điện tích âm chuyển động.
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Nguyên tử trung hòa về điện.
- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
3/ Củng cố luyện tập: (3’)
Cho HS nêu nội dung trọng tâm bài 17 – 18
- Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào?
- Vật nhiễm điện có khả năng gì?
- Có mấy loại điện tích? Tương tác giữa các điện tích?
- Nguyên tử có cấu tạo thế nào?
- Thế nào là vật nhiễm điện âm, dương?
4/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung trọng tâm của bài. Làm lại các câu C. Xem trước nội dung bài 19 chuẩn bị cho tiết sau.
- Dòng điện là gì? Tác dụng của nguồn điện? mỗi nguồn điện có mấy cực? kể ra? Kể tên 1 số nguồn điện thường dùng trong thực tế?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21 VL7.doc