Giáo án Vật lý 7 tuần 26 đến 33

Giáo án Vật lý 7 tuần 26 đến 33

BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

I.MỤC TIÊU:

1 .Nêu được dòng điện dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

2.Nêu được đơn vị của cường đọ dòng điện là ampe , ký hiệu là A.

3. sử dụng được ampe kế để đo cường đọ dòng điện ( lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc ampe kế đúng )

II.CHUẨN BỊ:

Cả lớp: Pin1,5 hay 3 V đặt trong giá đựng pin , bóng đèn lắp sẵn vào đế, 1 ampe kế giới hạn đo 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A, 1 biến trở, 1 đồng hồ đa năng.

Nhóm HS : Hai pin 1,5V lắp sẵn vào đế, 1 ampe kế giới hạn đo 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A, 1 công tắc, 5 sợi dây điện 30cm.

 

doc 25 trang Người đăng vultt Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tuần 26 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 26 TIẾT: 26
Ngày soạn: 25-1-2009
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I.MỤC TIÊU:
1 .Nêu được dòng điện dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
2.Nêu được đơn vị của cường đọ dòng điện là ampe , ký hiệu là A.
3. sử dụng được ampe kế để đo cường đọ dòng điện ( lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc ampe kế đúng )
II.CHUẨN BỊ: 
Cả lớp: Pin1,5 hay 3 V đặt trong giá đựng pin , bóng đèn lắp sẵn vào đế, 1 ampe kế giới hạn đo 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A, 1 biến trở, 1 đồng hồ đa năng.
Nhóm HS : Hai pin 1,5V lắp sẵn vào đế, 1 ampe kế giới hạn đo 1A trở lên và có ĐCNN là 0,05A, 1 công tắc, 5 sợi dây điện 30cm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Trả nội dung phần ghi nhớ, sửa bài tập 23.1,23.2 SBT.
3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: ĐVĐ giống phần mở bài trong sách . dựa vào tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện để xác định dòng điện đó mạnh hay yếu tức là xác định cường độ dòng điện. 
HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện .
Giới thiệu hình 24.1 và các tác dụng của các thiết bị , dụng cụ được sử dụng trong mạch điện này. Thông báo ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu. Biến trở dùng để thay đổi dòng điện trong mạch. 
GV thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện như SGK
Số chỉ của ampe kế cho biết giá trị của cường độ dòng điện ,ký hiệu bằng chữ I
Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, ký hiệu là chữ A . Để đo cường độ dòng điện nhỏ người ta dùng đơn vị miliampe, ký hiệu mA
1mA = 0,001A; 1A = 1000mA
HĐ3: Tìm hiểu ampe kế 
HS tìm hiểu ampe kế thật hay qua hình 24.2 theo các nội dung trong SGK trả lời C1
C1: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của ampe kế hình 24.2a , 24.2b
b. Hãy cho biết ampe kế nào ởhình 24.2 
dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số
c. Các chốt nối dây dẫn cuă ampe kế có ghi dấu gì?
d. Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em
HĐ4: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện 
Cho HS thực hiện từng nội dung III
 A
1. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 trong đó ampe kế được kýhiệu là:
2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết ampe kế của nhóm mình có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào?
3. Mắc mạch như hình 24.3. Trong đó cần phải mắc chốt (+) của ampe kế vào cực dương của nguồn điện.
4. Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế .
5. Đóng công tắc , để cho kim của ampe kế đứng yên. Đặt mắt để cho kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện . I1=A.Quan sát độ sáng của đèn.
6. Sau đó dùng nguồn điện của hai pin mắc liên tiếp và tiến hành tương tự. Đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện I2 = . . . . A Quan sát độ sáng của bóng đèn.
C2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa đọ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . . . . . . . thì đèn càng . . . . . .
HĐ5: Củng cố và vận dụng
C3:Đổi đơn vị các giá tri sau đây:
C4: Có 4 ampe kế có GHĐ như sau:
2mA; 20mA; 250mA; 2A. Hãy cho biết ampe kế đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:15 mA; 0,15mA; 1,2A?
C5: Ampe kế trong sơ đồ nào mắc đúng?
HS quan sát GV làm TN dch chuyển con chạy của biến trở . HS quan sát chỉ số ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh , đèn sáng yếu. Và ghi nhận xét như yêu cầu của SGK 
HS tìm hiểu ampe kế 
24.2a: GHĐ:100mA; ĐCNN:10mA
24.2b 6A;0,5A
b. Ampe kế hình 24.2a , 24.2b dùng kim chỉ thị và ampe kế 24.2c hiện số
c. Có ghi “+” dấu dương; “-” là dấu âm.
d. HS trả lời theo từng trường hợp cụ thể
A
 + -
2. Tùy vào GHĐ của mỗi ampe kế để chọn ampe kế thích hợp với vật cần đo cường đo.ä
3.Nhóm mắc theo sơ đồ.
4.Dùng vít vặn để điều chỉnh.
5. Đọc giá trị I1 và quan sát độ sáng của bóng đèn.
6. Đọc giá trị I2 và quan sát độ sáng của bóng đèn.
C2: Nhận xét : Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . lớn . thì đèn càng . . . .sáng . . Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng. . nhỏ . thì đèn càng . . tối . .
C3: 0.175A=175mA;
0,38A= 380mA; 280mA= 0,280A;
C4: Chọn GHĐ đo cường độ 15mA;
Chọn 2A để đo 1,2A
C5: Sơ đồ a
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 
I.Cường độ dòng điện 
1 Quan sát TN của GV
Đèn sáng càng mạnh thì chỉ só ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện 
II. Ampe kế 
III. Đo cường độ dòng điện 
Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế . đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A)
IV. Vận dụng
4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò: - Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ . Làm các bài tập 24.1,24.2 SBT.
 - Xem trước bài 25 cho tiết học tới.
TUẦN: 27 TIẾT: 27
Ngày soạn: 1-2-2009
BÀI 25: HIỆU ĐIỆN THẾ
I.MỤC TIÊU:
1 .Biết được hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có hiệu điện thế .
2.Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn ( Vôn)
3. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy và xác định rằng hiệu điện thế này ( đối với pin mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ pin.
II.CHUẨN BỊ: 
Cả lớp: Một số loại pin và acquy có ghi số vôn và đồng hồ vạn năng .
Nhóm HS : Hai pin 1,5V lắp sẵn vào đế, 1 vôn kế giới hạn đo 5V trở lên và có ĐCNN là 0,1V, 1 công tắc, 7 sợi dây điện 30cm.1 bóng đèn loại 2.5V – 1W
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: Trả nội dung phần ghi nhớ, sửa bài tập 24.1, 24.2 SBT.
3.Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Chúng ta đã học về dòng điện và nguồn điện. Nguồn điện có khả năng gì? 
Cho HS đọc phần mở bài để vào nội dung bài học .
HĐ2: Tìm hiểu hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế .
Thông báo nội dung về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế. 
Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó. Người ta nói giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu V; Người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV). Ghi bảng.
1mV = 0,001 V ; 1kV = 1000V.
C1: Hãy ghi các giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch điện.
Pin tròn: .V
Acquy của xe máy:..V
Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà:.V
HĐ3: Tìm hiểu vôn kế.
Cho học sinh đọc sách giáo khoa. Ghi bảng.
C2: Tìm hiểu vôn kế.
1.Trên mặt vôn kế có ghi chữ gì ?
2.Trong các vôn kế ở hình 25.2, vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số ?
3.Cho bảng 1 ( trang 69). Ghi đầy đủ vào bảng.
4.Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có ghi dấu gì ? Hình 25.3.
5.Hãy nhận biết chốt điều chỉnh kim của vôn kế mà em có.
HĐ4: Đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện. Ghi bảng.
Cho học sinh thu thập thông tin từ sách giáo khoa ở nội dung mục III.
1.Hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 25.3, trong đó vôn kế kí hiệu là 
V
2.Kiểm tra xem vôn kế của nhóm em có giới hạn đo là bao nhiêu, có phù hợp để đo hiệu điện thế 6V hay không ?
3.Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch số 0 và mắc mạch điện như hình 25.3.
4.Công tắc bị ngắt và mạch hở. Đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 đối với pin 1, pin 2.
C3: Từ bảng 2, so sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế và rút ra kết luận.
HĐ5: Vận dụng. Ghi bảng.
C4: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
C5: Hình 25.4. Cho biết:
Dụng cụ này có tên là gì ? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó ?
GHĐ và ĐCNN của dụng cụ ?
Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị bao nhiêu ?
Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị bao nhiêu ?
C6: Dùng vôn kế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đã cho ?
HS thu thập thông tin từ thông báo của GV , SGK , Xem lại hình 19.2 trang 54 SGK ghi số vôn tương ứng với các nguồn điện.
C1: 
Pin tròn: 1.5 V.
Acquy của xe máy: 6V hoặc 12V.
Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220V.
Học sinh thu thập thông tin từ sách giáo khoa, làm việc theo các mục 1, 2, 3, 4, 5 của câu C2.
Trên mặt vôn kế có ghi chữ V.
Vôn kế hình 25.2a và b dùng kim. Vôn kế hình 25.2c hiện số.
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 25.2a
300V
50V
Hình 25.2b
20V
2,5V
Mỗi chốt của vôn kế có ghi dấu “+” (cực dương) và dấu “-” (cực âm).
(Học sinh trả lời, giáo viên xác nhận và bổ sung).
Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các mục 1, 2, 3, 4, 5 của câu C3.
1. 
V
 - +
2.Học sinh trả lời theo thực tế dụng cụ đo.
3.Nhóm tự kiểm tra, điều chỉnh kim và mắc mạch điện theo sơ đồ trên.
4.Nhóm học sinh thí nghiệm và ghi số liệu vào bảng 2.
C3: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
C4: 
2.5V = 2500mV
6kV = 6000V
110V = 0,110kV
1200mV = 1.2V
C5: 
Dụng cụ này là vôn kế. Kí hiệu chữ V trên dụng cụ cho biết điều đó.
GHĐ là 30V và ĐCNN là 1V.
Kim ở vị trí 1 chỉ giá trị là 3V.
Kim ở vị trí 2 chỉ giá trị là 28V.
C6: GHĐ 5V đo nguồn điện có số ghi ở vỏ 1.5V.
GHĐ 10V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ là 6V.
GHĐ 20V đo nguồn điện có số ghi trên vỏ 12V.
Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ 
I.Hiệu điện thế 
 Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế.
Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
II. Vôn kế 
Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế.
III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện.
IV. Vận dụng
4.Củng cố: Cho học  ...  người có thể gây nguy hiểm:
1.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2.Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu địên thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.
II.Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
1.Hiện tượng đoản mạch.
2.Tác dụng của cầu chì.
Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
III.Các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
Phải thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
4.Củng cố: Cho biết giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người, tác dụng của cầu chì, các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
5.Dặn dò: Về học bài, tham khảo trước phần câu hỏi ở phần tổng kết chương.
TUẦN: 32 TIẾT: 32
Ngày soạn: 16/ 2/ 2009
BÀI 30 : TỔNG KẾT CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC
I.MỤC TIÊU:
1. Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện Học.
2. Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng) có liên quan.
II.CHUẨN BỊ: Vẽ to bảng ô chữ của trò chơi ô chữ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: ( Không )
Giảng bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra của học sinh. (15’)
Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.
Có những loại điện tích nào ? Các điện tích loại nào thì hút nhau ? Loại nào thì đẩy nhau ?
Đặt câu với cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn, mất bớt êlectrôn.
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Dòng điện là dòng..có hướng.
Dòng điện trong kim loại là dòng.có hướng.
Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường:
Mảnh tôn.
Đoạn dây nhựa.
Mảnh Pôliêtilen.
Không khí.
Đoạn dây đồng.
Mảnh sứ.
Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện.
Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Đơn vị của hiệu điện thế là gì ? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào?
Đặt một câu với các cụm từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì ?
Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì ?
Hãy nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
HĐ2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức. (20’)
Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện ?
Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở.
Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.
Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa.
Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
Trong mỗi hình 30.1a, b, c, được cả hai vật A và B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích ( + hay - ) cho vật chưa ghi dấu.
Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn ?
Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện ?
Trong bốn thí nghiệm được bố trí như trong hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng ?
Có 5 nguồn điện loại 1.5V, 3V, 6V, 9V, 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất ? Vì sao ?
Trong mạch điện có sơ đồ hình 30.4, biết số chỉ của ampe kế A1 là 0.12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu ?
I.Tự kiểm tra.
1. Có thể là các câu sau:
- Thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích khác loại (dương và âm) thì hút nhau, điện tích cùng loại (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau.
3. Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.
4.
a. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
b. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
5. Ở điều kiện bình thường, các vật liệu dẫn điện là: Mảnh tôn, đoạn dây đồng. Các vật liệu cách điện là: Đoạn dây nhựa, mảnh Pôliêtilen, không khí, mảnh sứ.
6. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.
7. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện gọi là ampe kế.
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn(V).
Đo hiệu điện thế bằng vôn kế.
Có thể là một trong các câu sau:
Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi để hở hoặc chưa mắc vào mạch điện.
10. 
- Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
11. 
- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.
- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.
12. 
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
1. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2. 
+
-
-
-
+
-
+
+
3. Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn. Miếng len bị mất bớt êlectrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông ) nên thiếu êlectrôn (nhiễm điện dương).
4. Sơ đồ c.
5. Thí nghiệm c.
6. Dùng nguồn điện 6V là phù hơ nhất.
7. Số chỉ của ampe kế A2 là: 0.23A.
HĐ3: Trò chơi ô chữ về điện học (10’)
Theo hàng ngang:
Một trong hai cực của pin.
Qui tắc phải thực hiện khi sử dụng điện.
Vật cho dòng điện đi qua.
Một tác dụng của dòng điện.
Lực tác dụng giữa hai điện tích cùng loại.
Một tác dụng của dòng điện.
Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài.
Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
Từ hàng dọc là gì ?
 C Ự C D Ư Ơ N G
A N T Ò A N Đ I Ệ N 
V Ậ T D Ẫ N Đ I Ệ N 
 P H Á T S Á N G 
 L Ự C Đ Ẩ Y
V Ô N K Ế 
N H I Ệ T
N G U Ồ N Đ I Ệ N 
Ø
Ø
D
Ò
N
G
Đ
I
I
Ệ
N
TUẦN 33 TIẾT 33
KIỂM TRA 1 TIẾT
Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện ?
Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng.
Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin.
Tì sát và vuốt mạnh lượt nhựa trên áo len.
Phơi lược nhựa ngoài trời nắng tron 3 phút.
Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau:
Hút nhau.
Đẩy nhau.
Có lúc hút, có lúc đẩy nhau.
Không có lực tác dụng.
Có 5 vật như sau: 1 mảnh sứ, 1 mảnh nilông, 1 mảnh nhựa, 1 mảnh tôn và 1 mảnh nhôm. Câu kết luận nào sau đây là đúng ?
Cả 5 mảnh đều là vật cách điện.
Mảnh nhựa, mảnh tôn, và mảnh nhôm là các vật cách điện.
Mảnh nilông, mảnh sứ và mảnh tôn là các vật cách điện.
Cả 5 mảnh đều là vật dẫn điện.
Mảnh sứ, mảnh nilông và mảnh nhựa là các vật cách điện.
Câu khẳng định nào sau đây là đúng :
Giữa hai đầu bóng đèn luôn có một hiệu điện thế.
Giữa hai chốt (+) và (-) của ampe kế luôn có một hiệu điện thế.
Giữa hai cực của pin còn mới có một hiệu điện thế.
Giữa hai chốt (+) và (-) của vôn kế luôn có một hiệu điện thế.
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:
Hiệu điện thế.
Nhiệt độ.
Khối lượng.	
Cường độ dòng điện.
Vôn (V) là đơn vị của:
Cường độ dòng điện.
Khối lượng riêng.
Thể tích.
Hiệu điện thế.
Dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây, khi dụng cụ hoạt động bình thường, vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ?
Nồi cơm điện.
Rađiô.
Điôt phát quang.
Ấm điện.
Chuông điện.
Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, ampe kế ở sơ đồ nào được mắc đúng để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn khi công tắc đóng ?
A
+
-
+
-
A
A
+
-
+
-
B
A
+
-
+
-
C
A
+
-
+
-
D
Có hai bóng đèn như nhau, cùng loại 3V được mắc song song và nối với hai cực của một nguồn điện. Nguồn điện nào sau đây là hợp lý nhất ?
Loại 1.5V.
Loại 12V.
Loại 3V.
Loại 6V.
Loại 9V.
Một bóng đèn thắp sáng ở gia đình sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0.45A. Cần sử dụng loại cầu chì nào để lắp vào mạch điện thắp sáng bóng đèn này là hợp lý ?
Loại cầu chì 3A.
Loại cầu chì 10A.
Loại cầu chì 0.5A.
Loại cầu chì 1A.
Loại cầu chì 0.2A.
Điền các từ hoặc số thích hợp vào chỗ trống:
Dòng điện chạy trong..nối liền giữa hai cực của nguồn điện.
Trong mạch điện mắc , dòng điện có cường độ như nhau tại mỗi điểm của mạch.
Hiệu điện thế được đo bằngvà có đơn vị là
Hoạt động của chuông điện dựa trêncủa dòng điện.
Hiệu điện thế từ ..trở lên là nguy hiểm đối với cơ thể người.
Có một mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu hai trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(2).doc