Giáo án Vật lý 7 Tuần 32 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Giáo án Vật lý 7 Tuần 32 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức :

- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người

- Biết dùng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch

- Biết và thực hiện 1 số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện

b) Kỹ năng :

 Biết được các tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể.

 Biết được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

c) Thái độ:

 Yêu thích môn học, ứng dụng các kiến thức vào đời sống.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 Tuần 32 Bài 29: An toàn khi sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Ngày soạn :5/4/2012
Tiết PPCT : 32
Ngạy dạy:.//2012
Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức : 
- Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người
- Biết dùng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch
- Biết và thực hiện 1 số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện
b) Kỹ năng :
	Biết được các tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể.
	Biết được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
c) Thái độ:
	Yêu thích môn học, ứng dụng các kiến thức vào đời sống.
2. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
 1 số loại cầu chì, 1 ắc quy, 1 bóng đèn, 1 công tắc, dây đồng có vỏ bọc cách điện, bút thử điện
Hình 29.1, 29.2, 29.3, 29.4, 29.5.
b) Chuẩn bị của học sinh:
	- Xem bài trước.
3. Tiến trình dạy học.
a) Kiểm tra bài cũ:
	- Hãy kể các tác dụng chính của dòng điện?
	- Nêu tác dụng chính của dòng điện khi đi qua cơ thể người?
b) Taọ tình huống có vấn đề học tập:
	- Như SGK.
Hoạt động 1 : Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung tiết dạy.
- GV thông báo: Lỗ của ổ lấy điện mà bóng đèn bút thử điện sáng thì lỗ đó nối với dây nóng
- Quan sát mạch điện 29.1 nêu dụng cụ và cáh tiến hành thí nghiệm
- Quan sát và nêu kết quả thí nghiệm
- Cường độ dòng điện bằng bao nhiêu có thể làm cơ co giât, làm tổn thương tim, làm tim ngừng đập ?
- Quan sát và nhận xét
- Tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài (bằng kim loại của bút thử điện)
- Trên 10mA gây co cơ
- Trên 25mA làm tổn thương tim
- Trên 70mA làm tim ngừng đập
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
( NB ) 
- Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua cơ thể người làm các co bị co giật rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện khi chạm phải.
- Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
- Dòng điện có cường độ trên 70mA trở lên đi qua cơ thể người ,tương ứng với hiệu điện thế từ 40 V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
1. Dụng cụ
C1: bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài (bằng kim loại của bút thử điện)
2. Giới hạn nguy hiểm của dòng điện đi qua cơ thể người
- Trên 10mA gây co cơ
- Trên 25mA làm tổn thương tim
- Trên 70mA làm tim ngừng đập
Hoạt động 2 : Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung tiết dạy.
- Hiện tượng đoản mạch có tác hại gì ?
- Quan sát hình 29.3: nhận xét về vị trí của cầu chì
- Có hiện tượng gì xảy ra với cầu chì , bóng đèn khi đoản mạch
- Cầu chì có tác dụng gì ?
- Yêu cầu hs trả lời C5
- HS quan sát hiện tượng
- Khi đoản mạch cầu chì bị nóng lên, cháy đứt và ngắt mạch, bóng đèn tắt
C2: Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn
- Bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện khỏi hiện tượng ngắn mạch
- Trả lời C5
Dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
( TH )
- Cầu chì tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắt mạch)
C2: Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn
2. Tác dụng của cầu chì
C3: cầu chì nóng lên chảy đứt và ngăn mạch
C4: 
C5: Dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A
Hoạt động 3 : Nêu và thực hiện được một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung tiết dạy.
- Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện vì sao ?
- Khi có người bị điện giật phải sử lý như thế nào ?
- HS đọc thông báo tìm thông tin trả lời
- Là chất cách điện an toàn cho người sử dụng
- Không dược chạm vào người đó, ngắt công tắc và gọi người đến cứu
III. Các quy tăc an toàn khi sử dụng điện
( TH – VD )
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ dây dẫn cách điện.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị khi chưa biết cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu
Giáo dục môi trường: Quá trình đóng ngắt mạch điện điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học. Vì vậy cần phải đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn.
Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi cần thiết.
+ Cần tránh bị điện giật bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có điện áp cao.
+ Mỗi người cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và có những kiến thức cơ bản về sơ cứu người bị điện giật.
Hoạt động 4 : Củng cố và hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung tiết dạy.
- Củng cố :
Nêu giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người ?
Cầu chì có tác dụng gì ? Tác hại của hiện tượng đoản mạch ?
Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ?
- Hướng dẫn về nhà
- Làm bài SBT
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Xem lại từ 17 đến bài 29 để tiết sau ÔN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ly7 tuan 32.doc