Giáo án Vật lý 7 tuần 7: Gương cầu lồi

Giáo án Vật lý 7 tuần 7: Gương cầu lồi

Bài 7

GƯƠNG CẦU LỒI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

- Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.

2. Kỹ năng:

Làm TN để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

3. Thái độ:

 Biết vận dụng được các phương án TN đã làm để tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 4979Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tuần 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn:
Tiết : 7
Bài 7
GƯƠNG CẦU LỒI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.
2. Kỹ năng: 
Làm TN để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
3. Thái độ:
 Biết vận dụng được các phương án TN đã làm để tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
II. Chuẩn bị.
Mỗi nhóm hs gồm:
- 1 gương cầu lồi.
- 1 gương phẳng cùng kích thước.
- 2 cây nến (hoặc 2 pin tiểu).
III. Tổ chức hoạt động trên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’)
- Kiểm tra sỉ số
- Nêu tính chất của gương phẳng.
-Vì sao biết ảnh của gương phẳng là ảnh ảo?
- GV đưa ra cho hs xem gương phẳng và gương cầu lồi. Yêu cầu hs nhận xét sự khác nhau về hình dạng giữa gương phẳng và gương cầu lồi.
 Sau đó đặt vấn đề nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Báo cáo sỉ số
- Trả lời
- Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi (18’)
- Yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm như SGK, quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?
- Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
- Yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm như hình 7.2.
- So sánh độ lớn ảnh của 2 vật tạo bởi 2 gương?
- Thực hiện thí nghiệm như H7.1 và quan sát ảnh của vật trong gương.
- Ảnh đó đúng là ảnh ảo. Vì ta nhìn thấy ảnh trong gương mà không hứng được trên màn.
- Ta nhìn thấy ảnh nhỏ hơn vật.
H7.2
- Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh tạo bởi gương cầu.
I - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
H7.1
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh nhỏ hơn vật.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (10’)
- Yêu cầu hs đưa ra phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và so sánh nó với vùng nhìn thấy của 1 gương phẳng cùng kích thước.
Có thể gợi ý hs phương án thí nghiệm như sau: để gương phẳng trước mặt, đặt cao hơn đầu, quan sát cảnh vật sau lưng. Sau đó thay bằng gương cầu lồi và làm tương tự.
- So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của 2 gương?
- Nêu ra phương án thí nghiệm như SGK.
- Thực hiện thí nghiệm.
II – Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (6’)
- Yêu cầu HS trả lời C3, C4.
- GV thông báo hs biết gương cầu lồi như hình gặp nhiều ở các đường đèo, các khúc quanh.
à Hoạt động cá nhân
III – Vận dụng:
C3: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
C4: Giúp người lái xe nhìn thấy trong gương người, xe cộ khác ở bên đường bị các vật cản che khuất, tránh được tai nạn.
H7.4
5. Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn tự học (4’)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Hãy nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
- So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng có cùng kích thước.
- Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT.
- Xem trước bài: “GƯƠNG CẦU LÕM”

Tài liệu đính kèm:

  • docl7 tuan 7.doc