Giáo án Vật lý 9 - Chương II

Giáo án Vật lý 9 - Chương II

LỰC ĐIỆN TỪ

Tuần : Ngày dạy Tiết : Ngày soạn

 I / MỤC TIÊU

Mô tả được tn chứng tỏ có tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường

Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ ,khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

II / CHUẨN BỊ :

 + Đối với mỗi nhóm HS :

1 đoạn dây bằng đồng dài 10cm

1 giá TN ,1 biến trở

1Ampekế .1 công tắc

1 nguồn điện 3V hay 6V

12 đoạn dây dẫn , 1nam châm hình chử U

1 ampe kế , 1bản phóng to h27.3

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰC ĐIỆN TỪ
Tuần : Ngày dạy Tiết : Ngày soạn 
 I / MỤC TIÊU 
Mô tả được tn chứng tỏ có tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường 
Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ ,khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
II / CHUẨN BỊ :
 + Đối với mỗi nhóm HS :
1 đoạn dây bằng đồng dài 10cm
1 giá TN ,1 biến trở 
1Ampekế .1 công tắc 
1 nguồn điện 3V hay 6V 
12 đoạn dây dẫn , 1nam châm hình chử U
1 ampe kế , 1bản phóng to h27.3
III / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: (kiểm tra bài)
a/ Nêu ứng dụng của nam châm điện trong đời sống và kỉ thuật ?
b/ Nêumột số bộ phận chính của loa điện ?
Hoạt động 2 : (giới thiệu bài mới) 
Thí nghiệm octét cho thấy dòng điện có tác dụng lực lên kim nam châm > ngược lại ,liệu nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không ?
Hoạt động 3 : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS đọc TN SGK 
 và tiến hành thí nghiệm H26.1, nêu mục đích TN 
.GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận
GV yêc cầu HS đọc làm cấu tạo loa điện và quan sát H 26.2 SGK 
GV hỏi quá trình biến dao động điện thành âm thanh trong loa điện thế nào ?
Yêu cầu HS thực hiện C1 và cho biết nguyên tắc hoạt động của rơle điện từ 
Yêu cầu HS đọc , quan sát H26.3 H26.4a, H26.4 b, H26.4 H26.4d. để biết các bộ phận chính của chuông báo động và trả lời C2
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C3
Yêu cầu HS đọc , quan sát H26.5 và trả lời C4
HS tìm hiểu sơ đồ mạch điện H26.1 và bố trí TN . 
HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV và rút ra nhận xét TN kết quả TN 
 HS tìm hiểu sơ đồ H26.2 và trả lời câu hỏi gợi ý của GV 
HS quan sát TN , nhận xét , trả lời câu hỏi gợi ý của GV và trả lời C1 
HS đọc , quan sát H25.3 
H26.4 để biết biết nguyên tắc hoạt động của rơle điện từ và trả lời C2
HS đọc và trả lời C3
HS đọc và quan sát H 26.5 SGK trao đổi và trả lời C4 
I/ TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN
1) Thí Nghiệm 
 C1 Chứng tỏ đoạn dây dẫn ABchịu tác dụng của một lực từ nào đó 
b) Kết Luận 
Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường .Lực đó gọi là lực điện từ 
II/ CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ 
,QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 
1/ Chiều Của Lực Điện Từ Phụ Thuộc Vào Những Yếu Tố Nào?
a)Thí nghiệm :
b)Kết luận:
Chiều của lực điện từ tác dụng lên
 dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều 
dòng điện chạy trong dây dẫn và 
chiều của đường sức từ 
2/ Quy Tắc Bàn Tay Trái 
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay , chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ 
III/ VẬN DỤNG 
C2 Trong đoạn dây AB dòng điện có chiều đi từ B đến A 
C3 Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên trên 
C4 H 27.5a cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ 
H 27.5b cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay 
H 27.5c cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ 
Hoạt Động 4:(vận dụng và cũng cố bài )
 a/ Cũng cố bài: 
 Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong thưc tế như dùng để chế tạo loa điện ,rơ le điện từ ,chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác 
 Làm bài tập vận dụng C3 , C4
b/ Dặn Dò :
 Học ghi nhớ SGK , làm hoàn chỉnh các câu C1 ----> 4,làm bài tập trong SBT
 Xem trước bài kế tiếp
ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 
Tuần : Ngày dạy Tiết : Ngày soạn 
 I / MỤC TIÊU 
Mô tả được các bộ phận chính ,giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều 
Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện 
phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động 
II / CHUẨN BỊ :
 + Đối với mỗi nhóm HS :
1 nguồn điện 6V 
1 mô hình động cơ điện một chiều ,có thể hoạt động được với nguồn điện 6V
III / TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: (kiểm tra bài)
a/ Mô tả TN và nêu kết luận về lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện ?
b/ Phát biểu quy tắc bàn tay trái ?
Hoạt động 2 : (giới thiệu bài mới) 
các em thấy một số xe điện chạy rất êm không nhả khói không tốn xăng mà chạy được nhờ dòng điện .Làm thế nào mà dòng điện có thể làm quay động cơ ?
Hoạt động 3 : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu cấu tạo của động cơ của động cơ điện một chiều và chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện. 
GV cho HS đọc và trả lời C1 
.GV hướng dẫn cho HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD 
Cặp lực vừa vẽ có tác dụng gì đối với khung dây ?
Yêu cầu các nhóm làm TN và báo cáo kết quả 
 Động cơ điện một chiều gồm các bộ phận chính gì ? Hoạt động dựa trên nguyên tắc nào ? 
Yêu cầu HS quan sát H28.2 để chỉ ra hai bộ phận chính của động cơ điện trong kĩ thuật 
Bộ phân tạo ra từ trường có phải là nam châm vĩnh cửu không ?Bộ phận quay của động cơ có đơn giản là một khung dây dẫn hay không?
Yêu cầu HS đọc và nhận xét sự chuyển hóa năng lượng trong động cơ điện 
Yêu cầu HS đọc , quan sát H28.3 và trả lời C5
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C6
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C7
HS tìm hiểu trên mô hình và chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện. 
HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV và thực hiện C1 
 HS tìm câu C2 , trả lời câu hỏi gợi ý của GV và dự đoán có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi đó 
 Các nhóm làm TN và báo cáo kết quả 
Trao đổi và rút ra kết luận 
HS quan sát , nhận xét , trả lời câu hỏi gợi ý của GV 
từ đó trả lời C4 và rút ra kết luận về động cơ điện một chiều trong kỉ thuật 
HS đọc , và nhận xét sự chuyển hóa năng lượng trong động cơ điện 
HS đọc , quan sát H28.3 và trả lời C5
HS đọc và trả lời C6
HS đọc trao đổivàtrả lời C7
I/ NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 
Các Bộ Phận Chính Của Động
Cơ Điện Một Chiều 
Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. Khung quay liên tục là nhờ bộ góp điện có các thanh quét C1 ,C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây 
2) Hoạt Động Của Động Cơ Điện Một Chiều 
Động cơ điện Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường 
C1 Lực điện từ tác dụng lên đoạn
dây AB và CD của khung dây dẫn
có dòng điện chạy qua 
C2 Khung dây sẽ quay do tác dụng của hai lực 
C3
3)Kết Luận 
Gồm hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường ( stato) và khung dây dẫn có dòng điện (Roto) chạy qua.
II/ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU TRONG KỈ THUẬT 
1/Cấu Tạo Của Động Cơ điện Một Chiều Trong Thực Tế 
C4 Bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện 
Bộ phân quay gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại 
2/Kết Luận 
 ( SGK )
IV/ SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Khi động cơ điện một chiều hoạt động năng lượng được chuyển hóa thành cơ năng 
III/ VẬN DỤNG 
C5 Quay ngược chiều kim đồng hồ 
C6 Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện
C7 quạt máy, máy bơm ,tủ lạnh . máy giặt ...... 
Hoạt Động 4:(vận dụng và cũng cố bài )
 a/ Cũng cố bài: 
 Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua
 Động cơ điện Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường 
Động cơ điện một chiều hoạt động năng lượng được chuyển hóa thành cơ năng 
Làm bài tập vận dụng C4 , C6 ,C7
b/ Dặn Dò :
 Học ghi nhớ SGK , làm hoàn chỉnh các câu C1 ----> C7 ,làm bài tập trong SBT
 Xem trước bài kế tiếp
THỰC HÀNH : CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN
Tuần : Ngày dạy Tiết : Ngày soạn 
 I / MỤC TIÊU 
Chế tạo được đoạn dây thép thành nam châm ,biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không 
Biết dùng kim nam châm để xác định tên các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống 
Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành ,biết xử lí và báo cáo kết quả theo mẫu ,có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm 
II / CHUẨN BỊ :
 + Đối với mỗi nhóm HS :
1 nguồn điện 3V và nguồn điện 6V 
2 đoạn dây dẫn ,một bằng thép , một bằng đồng = 0,4 mm
Ống dâyA khoảng 200 vòng , dây dẫn có = 0,2mm , quấn trên ống nhựa d=1cm
Ống dây B khoảng 300 vòng , dây dẫn có = 0,2mm , quấn trên ống nhựa d= 5 cm
Trên có khoét một lổ tròn d= 2mm
2 đoạn chỉ nilon mảnh 
1 công tắc , 1giá , 1bút dạ để đánh dấu
+ Đối với mỗi HS :
Một tập báo cáo thực hành ,đã trả lời các câu hỏi của bài 
Hoạt động 1: (kiểm tra bài)
a/ Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ?
b/ Có những cách nào để biết chiếc kim bằng thép đã nhiễm từ ?
c/ Nêu cách xác định tên cực từ của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng một kim nam châm ?
Hoạt động 2 : (giới thiệu bài mới) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu HS tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1
Theo dõi các nhóm để hướng dẫn 
Yêu cầu HS tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 2
Theo dõi các nhóm để hướng dẫn 
Cá nhân đọc SGK để nắm nội dung thực hành 
Mắc mạch điện vào ống A để chế tạo nam châm , thử từ tính của hai đoạn thép và đồng
Xác định tên cực từ của nam châm vừa chế tạo và ghi chép kết quả vào 
bảng 1
Cá nhân đọc SGK để nắm nội dung thực hành phần 2 và viết báo cáo vào bảng 2
I/ CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU Bảng 1
 Kết quả
Lần
TN
TG
(phút)
Thử nam châm sau khi đứng cân bằng ,đoạn dây dẫn nằm theo phương nào 
Đoạn dây nào đã thành
 nam châm vĩnh cửu
lần 1
lần 2
lần 3
Với dây
đồng 
10mn
Với dâythép
10mn
II/ NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN 
 Bảng 2 
 Nhận xét
Lần
TN
Có hiện tượng gì xảy ra với nam châm khi đóng công tắc K
Đầu nào của ống dây là từ cực Bắc ?
Dùng mũi tên cong để kí hiệu chiều dòng điện chạy trong các vòng dây ở mỗi đầu nhất định ?
1
 O 
 o 
2
 O
Hoạt Động 4:(vận dụng và cũng cố bài )
 a/ Cũng cố bài: 
 Các nhóm thu gọn dụng cụ và nộp báo cáo 
 GV kiểm tra dụng cụ và nhận xét sơ bộ kết quả ,đánh giá thái độ học tập của các nhóm và cá nhân 
b/ Dặn Dò :
 Xem trước bài kế tiếp
BÀI TẬP VẬN DỤNG QUI TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUI TẮC BÀN TAY TRÁI
Tuần : Ngày dạy Tiết : Ngày soạn 
 I / MỤC TIÊU 
 Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại 
Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hay chiều đường sức từ (chiều dòng điện ) khi biết hai trong ba yếu tố trên 
Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ ,cách suy luận logic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế 
Kỉ năng làm bài thực hành và viết báo cáo 
II / CHUẨN BỊ :
 + Đối với mỗi nhóm HS :
1 nguồn điện 3V và nguồn điện 6V 
1 ống dây khoảng 500 vòng đến 700 vòng , dây dẫn có = 0,2mm , quấn trên ống nhựa
1 đoạn chỉ nilon mảnh 
1 công tắc , 1giá , 1 thanh nam châm 
+ Đối với mỗi HS :
Mô hình khung dây trong từ trường của nam châm 
Hình 30.1
Hoạt động 1: (kiểm tra bài)
a/ Phát biểu qui tắc nắm tay phải ?
b/ Phát biểu qui tắc nắm tay trái ? 
Hoạt động 2 : (giới thiệu bài mới) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu HS tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1
Theo dõi các nhóm để hướng dẫn 
Yêu cầu HS tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 2
heo dõi các nhóm để hướng dẫn 
Cá nhân đọc SGK để nắm nội dung thực hành 
Mắc mạch điện vào ống A để chế tạo nam châm , thử từ tính của hai đoạn thép và đồng
Xác định tên cực từ của nam châm vừa chế tạo và ghi chép kết quả vào 
bảng 1
Cá nhân đọc SGK để nắm nội dung thực hành phần 2 và viết báo cáo vào bảng 2
I/ CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬ 
II/ NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN 
 Bảng 2 
Hoạt Động 4:(vận dụng và cũng cố bài )
 a/ Cũng cố bài: 
 Các nhóm thu gọn dụng cụ và nộp báo cáo 
 GV kiểm tra dụng cụ và nhận xét sơ bộ kết quả ,đánh giá thái độ học tập của các nhóm và cá nhân 
b/ Dặn Dò :
 Xem trước bài kế tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao anlí c2.doc
  • docgiao anlí c2a.doc