I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế.
2. Kỹ năng.
- Mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ điện
- Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
3. Thái độ.
Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II - CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh.
- 1 nguồn điện 6V + 1 ampe kế + 1 vôn kế.
- 1 bóng đèn 2,5V-1W + 1 quạt điện nhỏ dùng hiệu điện thế không đổi loại 2,5V.
- 1 công tắc + 9 đoạn dây nối + 1 biến trở Rmax = 20.
Tiết 15: Bài 15: thực hành Xác định công suất của các dụng cụ điện Ngày soạn : I - Mục tiêu 1. Kiến thức - Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế. 2. Kỹ năng. - Mắc mạch điện, sử dụng các dụng cụ điện - Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành. 3. Thái độ. Cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh. - 1 nguồn điện 6V + 1 ampe kế + 1 vôn kế. - 1 bóng đèn 2,5V-1W + 1 quạt điện nhỏ dùng hiệu điện thế không đổi loại 2,5V. - 1 công tắc + 9 đoạn dây nối + 1 biến trở Rmax = 20. III - các hoạt động dạy, học ổn định lớp. 2. Kiểm tra. - Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo và trả lời các câu hỏi lí thuyết để chuẩn bị cho buổi thực hành. 3. Thực hành. - Học sinh thảo luận nhóm để nêu cách tiến hành thí nghiệm để xác định công suất của bóng đèn. - Từng nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước như SGK đã hướng dẫn. - Giáo viên kiểm tra, hướng dẫn các nhóm học sinh mắc đúng các dụng cụ, cách điều chỉnh biến trở để có được hiệu điện thế đúng yêu cầu. - Tiến hành các bước tương tự như trên để xác định công suất của quạt điện. 4. Củng cố - Học sinh xử lí các số liệu đã thu thập được và hoàn thành báo cáo thí nghiệm. - Nhận xét ý thức, thái độ và tác phong làm việc của các nhóm: tuyên dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt. - Giáo viên thu báo cáo thí nghiệm của các nhóm. 5. Hướng dẫn về nhà. - Hoàn thành các bài tập đã giao về nhà. - Xem trước bài “Định luật Jun-Lenxơ”. Tiết 16: Bài 16: định luật jun – lenxơ Ngày soạn: I - Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện : khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng. - Phát biểu được định luật Jun – Lenxơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức để sử lý kết quả đã cho. 3. Thái độ : trung thực, kiên trì. II - Chuẩn bị III - các hoạt động dạy, học 1.ổn định lớp. 2. Kiểm tra. - Bài tập 14.3a(SBT). - Bài tập 14.4a(SBT). 3. Bài mới. Hoạt động của Gv và Hs Kiến thức cơ bản - HS thực hiện theo yêu cầu SGK. + Kể tên 3 dụng cụ biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng và một phần thành năng lượng ánh sáng. + Kể tên 3 dụng cụ biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng và một phần thành cơ năng. - HS kể tên một số dụng cụ biến đổi điện năng hoàn toàn thành nhiệt năng. ? Tính công của dòng điện sản ra trên một dây dẫn có điện trở R, cường độ dòng điện I chạy qua dây trong thời gian t. ? Nếu điện năng tiêu thụ biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn được xác định như thế nào. - HS đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu thí nghệm kiểm chứng lại định luật. - HS làm các câu C1, C2, C3 để rút ra nhận xét Q = A. - GV thông báo mối quan hệ giữa các đại lượng mà định luật Jun – Lenxơ đề cập tới và đề nghị HS phát biểu định luật này. ? Nêu đơn vị của mỗi đại lượng trong công thức. - Gv y/c Hs làm câu C4, C5 - HS làm câu C4, C5. I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng. 1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng. Khi chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác, một phần điện năng sẽ chuyển hoá thành nhiệt năng. Ví dụ: bóng đèn quạt điện, máy khoan, máy bơm 2. Toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Một số thiết bị có thể biến đổi điện năng hoàn toàn thành nhiệt năng. Ví dụ: bàn là, bếp điện, mỏ hàn II. Định luật Jun – Lenxơ. 1. Hệ thức của định luật. Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn có điện trở R và cường độ dòng điện chạy qua nó là I trong thời gian t là: Q = I2Rt. Q(J), I(A), t(s). 2. Xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra. 3. Phát biểu định luật. Nhiệt lượng toả ra trên một dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Q = I2Rt (J) Q = 0,24I2Rt (cal). II.Vận dụng. C4: Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tiếp với nhau. Theo định luật Jun – Lenxơ, nhiệt lượng toả ra ở dây tóc và dây nối tỉ lệ với điện trở của từng đoạn dây. Dây tóc có điện trở lớn nên nhiệt lượng toả ra nhiều, do đó dât tóc nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng. Còn đây nối có điện trở không đáng kể nên nhiệt lượng toả ra ít và phần lớn truyền cho môI trường xung quanh, do đó dây nối gần như không nóng lên (có nhiệt độ gần như nhiệt độ môI trường). C5: Theo định luật bảo toàn năng lượng: A = Q hay P t = cm() 4. Củng cố ? Phát biểu định luật Jun-len-xơ? ? Biểu thức? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc nội dung định luật. - Làm các bài tập từ 16-17.1 đến 16-17.6 SBT - Xem trước các bài tập bài 17 ”Bài tập vận dụng định luật Jun – Lenxơ”. Ngày tháng năm 2008. Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: