Giáo án Vật lý 9 - Tiết 29, 30

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 29, 30

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

- Vận dụng quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ khi biết chiều của đường sức từ và chiều dòng điện.

2. Kĩ năng.

- Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện.

- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.

3. Thái độ.

Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.

II - CHUẨN BỊ

Đối với mỗi nhóm học sinh

- 1 nam châm hình chữ U.

- 1 nguồn 3V 6V.

- 1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng, dài 10cm.

- 1 biến trở loại

- 1 công tắc + 1 giá thí nghiệm + dây nối + 1 ampe kế

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29:
 Ngày soạn : 21/11/2008
Bài 27: lực điện từ
I - Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- Vận dụng quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ khi biết chiều của đường sức từ và chiều dòng điện.
2. Kĩ năng.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện.
- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.
3. Thái độ.
Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
II - Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh 
- 1 nam châm hình chữ U.
- 1 nguồn 3V 6V.
- 1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng, dài 10cm.
- 1 biến trở loại 
- 1 công tắc + 1 giá thí nghiệm + dây nối + 1 ampe kế
III - các hoạt động dạy - học. 
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra. 
- Bài tập 26.1.
- Bài tập 26.2.
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Kiến thức cơ bản
- GV đặt vấn đề theo SGK.
Gv : ? Dụng cụ TN ?
 ? Cách tiến hành TN ?
Hs : Trả lời.
Gv : Chuẩn kiến thức.
- Các nhóm HS tién hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu C1.
? Rút ra kết luận. 
- GV thông báo về lực điện từ.
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm trên với sự thay đổi chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
? Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào các yếu tố nào.
 ? Làm thế nào để xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều đường sức từ.
- Hs tìm hiểu quy tắc bàn tay trái kết hợp với hình 27.2 để nắm được nội dung quy tắc bàn tay trái.
Gv : Y/c 1 Hs gập sách lại phát biểu quy tắc.
Hs : Trả lời.
Gv : Nhận xét.
Gv : Vừa phát biểu vừa thị phạm.
Hs : Q/s và làm theo.
Gv : Y/c Hs làm câu C2, C3, C4
Hs : Vận dụng quy tắc bàn tay trái để trả lời các câu C2, C3, C4
I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện.
1. Thí nghiệm.
C1: Chứng tỏ đoạn dây AB chịu t/d của một lực nào đó.
2. Kết luận
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường thì bị từ trường tác dụng lực, lực đó gọi là lực điện từ.
II. Chiều của lực điện từ – Quy tắc bàn tay trái.
1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
a, Thí nghiệm.
b, Kết luận.
Chiều lực điện từ của từ trường tác dụng lên dây dẫn có dòng diện phụ thuộc vào chiều dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
2. Quy tắc bàn tay trái
 (SGK).
III. Vận dụng
C2 : Trong đoạn dây dẫn AB, dòng điện có chiều đi từ B đến A. 
C3 : Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên trên.
C4 : Lực từ tác dụng lên đoạn dây AB có chiều hướng từ dưới lên trên, lực từ tác dụng lên đoạn CD có chiều từ trên xuống dưới
+ Hình 27.1a : Cặp lực từ này có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ.
+ Hình 27.1b : Cặp lực từ này không có tác dụng làm quay khung.
+ Hình 27.1c : Cặp lực từ này có tác dụng làm khung quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Làm các bài tập 27.1, 27.2, 27.3, 27.4, 27.5 (SBT).
- Đọc phần ”Có thể em chưa biết”. 
Tiết 30:
Bài 28: động cơ điện một chiều
I - Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Mô tả được bộ phận chính, giảI thích được hoạt động của động cơ điện một chiều.
- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.
- Phát hiện được sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
3. Thái độ.
Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh 
- 1 mô hình động cơ điện một chiều có thể hoạt động với nguồn 6V.
- 1 nguồn điện 6V.
III- các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp. 
2. Kiểm tra 15 phút. 
Câu 1. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
1. Từ trường của dòng điện.
A. Chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.
B. Chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ lớn.
C. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.
D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
2. Nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong các thiết bị nào sau đây.
A.Rơ le điện từ
C. Chuông điện.
B. Loa, vôn kế.
D. Cần trục bốc dỡ hàng.
3. Lực điện từ có phương.( Chọn câu đúng nhất )
A. Vuông góc với đường sức từ.
B. Vuông góc với dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa đường sức từ và dây dẫn.
D. Cả 3 phát biểu A, B và C đều đúng.
4.
Là từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy cho biết các cực từ 1 và 2 là các cực từ nào ?
A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam
C. 1 và 2 đều là cực Bắc
B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc
D. 1 và 2 đều là cực Nam
Câu 2. Cho mạch điện sau.
Cực của kim nam châm ở gần cuộn dây khi đóng mạch điện là cực gì ? Tại sao ?
* Đáp án và biểu điểm.
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
1- C.
2 - B.
3 - C.
4 - A
- Xác định đúng chiều dòng điện.
- Xác định đúng chiều đường sức từ.
- Xác định đúng từ cực của ống dây.
- Xác định đúng từ cực của kim nam châm.
1
1
1
1
1
1
2
2
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Kiến thức cơ bản
- Hs quan sát hình 28.1 và trên mô hình để nhận biết và chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.
- Từng Hs nghiên cứu SGK và trả lời câu C1.
- Thực hiện câu C2 để dự đoán khi có dòng điện qua khung thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra.
- Các nhóm làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán, quan sát và nêu kết quả thí nghiệm.
- Cả lớp thảo luận để rút ra kết luận về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
- HS quan sát hình 28.2 để chỉ ra hai bộ phận chính của động cơ diện một chiều trong kĩ thuật.
- GV gợi lại cấu tạo của roto và stato trong động cơ điện đã học ở chương trình Công nghệ 8. Từ đó HS trả lời câu C4.
? Rút ra kết luận về cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật.
? Bộ phận tạo ra từ trường của động cơ có phải là nam châm vĩnh cửu không.
? Khi hoạt động, động cơ điện biến đổi năng lượng từ dạng nào sang dạng nào.
Gv : Y/c Hs làm câu C5, C6, C7
Hs : trả lời các câu C5, C6, C7
 .
I. Nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.
Bộ phận chính là khung dây dẫn đặt trong từ trường của một nam châm. Ngoài ra còn có bộ phận cổ góp điện để đưa dòng điện vào khung dây.
2. Hoạt động của động cơ điện một chiều.
3. Kết luận.
- Cấu tạo của động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là roto (khung dây) và stato (nam châm).
- Khi có dòng điện chạy qua khung, do tác dụng của lực điện từ thì khung dây sẽ quay.
II. Động cơ điện dùng trong kĩ thuật.
1. Cấu tạo của động cơ điện một chiều dùng trong kĩ thuật.
2. Kết luận.
- Trong động cơ điện một chiều kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.
- Roto gồm nhiều khung dây đặt lệch nhau và song song với trục của khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện.
Động cơ điện bíên đổi điện năng thành cơ năng.
IV. Vận dụng.
- C5 : Quay ngược chiều kim đồng hồ. 
- C6 : Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra rừ trường mạnh như nam châm điện.
- C7 : Động cơ điện có mặt trong các dụng cụ gia đình phần lớn là động cơ điện xoay chiều như quạt điện, máy bơm, động cơ trong tủ lạnh, máy giặtNgày nay, động cơ điện một chiều có mặt trong phần lớn các bộ phận quay của đồ chơi trẻ em.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Đọc phần ”Có thể em chưa biết”. 
- Làm các bài tập 28.1, 28.2, 28.3, 28.4 (SBT).
Ngày ........tháng........năm 2008
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc