I - MỤC TIÊU
- Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.
- Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
- Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chún để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
II - CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh
- 1 nam châm điện + 1 nam châm vĩnh cửu .
- 1 nguồn điện một chiều 3V 6V + 1 nguồn điện xoay chiều 3V 6V.
Đối với giáo viên
- 1 ampe kế xoay chiều + 1 vôn kế xoay chiều.
- 1 bóng đèn 3V có đui + 1 công tắc + dây nối.
Tiết 39: Bài 35: các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều (Ngày soạn: 18/01/2007; Ngày dạy: /01/2007) I - Mục tiêu - Nhận biết được tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều. - Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Nhận biết được kí hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chún để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh - 1 nam châm điện + 1 nam châm vĩnh cửu . - 1 nguồn điện một chiều 3V 6V + 1 nguồn điện xoay chiều 3V 6V. Đối với giáo viên - 1 ampe kế xoay chiều + 1 vôn kế xoay chiều. - 1 bóng đèn 3V có đui + 1 công tắc + dây nối. - 1 nguồn điện một chiều 3V 6V+ 1 nguồn điện xoay chiều 3V 6V. III - các hoạt động dạy, học 1. Tổ chức. 9A: 9B: 2. Kiểm tra. - Bài tập 34.2. - Bài tập 34.3. 3. Bài mới. - GV lần lượt 3 thi nghiệm biểu diễn ở hình 35.1. - HS quan sát và trả lời câu C1. ? Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí không. ? Lực từ do dòng diện dòng điện xoay chiều và dòng điện xoay chiều sinh ra có giống nhau không. - HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm hình 35.2. - HS trả lời câu C2 từ đó dự đoán hiện tượng và làm thí nghiệm kiểm tra Rút ra kết luận - GV biểu diễn thí nghiệm mắc vôn kế và ampe kế và mạch điện xoay chiều, yêu cầu HS quan sát hiện tượng. - GV giới thiệu ampe kế và vôn kế xoay chiều và tiến hành đo U, I. ? Đổi chốt lấy điện thì kim của vôn kế và ampe kế có lệch không.ư ? So sánh cách mắc vôn kế, ampe kế xoay chiều và vôn kế, ampe kế một chiều. GV nêu ý nghĩa của cường độ dòng điện và hiệu điện thế hiệu dụng (lưu ý đó không phải là giá trị trung bình). I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ và tác dụng sinh lí. II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều 1. Thí nghiệm. 2. Kết luận. Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều. 1. Quan sát giáo viên làm thí nghiệm. 2. Kết luận. - Hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều được đo bằng vôn kế và ampe kế xoay chiều (trên có kí hiệu AC hay ~). - Giá trị đo được là các giá trị hiệu dụng. 4. Củng cố - Vận dụng. - Yêu cầu học sinh trả lời câu C3, C4. C3: Sáng như nhau. C4: Có xuất hiện dòng điện cảm ứng ở cuộn dây B. - Học sinh tìm hiểu phần “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ. - Làm các bài tập 35.1, 35.2, 35.3, 35.4, 35.5 (SBT). Tiết 40: Bài 36: truyền tải điện năng đi xa (Ngày soạn: 18/01/2007; Ngày dạy: /01/2007) I - Mục tiêu - Lập được công thức tính năng lượng hao phí do nhiệt toả ra trên đường dây tải điện. - Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây. II - Chuẩn bị III - các hoạt động dạy, học 1. Tổ chức. 9A: 9B: 2. Kiểm tra. - Bài tập 35.3. - Bài tập 35.4. 3. Bài mới. - GV đặt vấn đề về việc truyền tải điện năng : + Truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn có thuận lợi gì so với việc vận chuyển các nhiên liệu khác ? + Truyền tải điện năng bằng dây dẫn điện có xảy ra hao phí hay không ? - HS đọc thông tin mục 1. - HS làm việc cá nhân để tìm ra mối liên hệ giữa công suất hao phí và P,U, R. - GV đặt vấn để làm thế nào để giảm hao phí trên đường dây. - HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu C1, C2, C3. - GV có thể gợi ý dựa vào công thức tính điện trở xem muốn giảm điện trở thì phải làm gì. - GV đặt câu hỏi: + So sánh hai cách làm giảm hao phí điện năng xem cách nào làm giảm nhiều hơn. + Muốn tăng hiệu điện thế ở hai đầu đờng dây thì phải giải quyết vấn đề gì? I. Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. 1. Tính hao phí trên đường dây tải điện. Giả sử công suất điện cần truyền tải là P, hiệu điện thế ở hai đầu đường dây làU. cường độ dòng điện trên dây là I, điện trở của dây dẫn là R. I = . Công suất hao phí trên đường dây tải điện : P hp = I2R = = 2. Cách làm giảm hao phí. - Có hai cách làm giảm hao phí: Cách 1: Làm giảm điện trở R của dây. + Làm dây bằng chất có nhỏ (đồng). + Tăng tiết diện của dây. Cách 2 : Tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện. - Cách 2 là cách tốt nhất để làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện. 4. Củng cố - Vận dụng. - HS trả lời các câu hỏi C4, C5. C4 : Công suất hao phí giảm 25 lần. C5 : Bát buộc phải tăng U, vì nếu giảm R thì rất tốn kém và dây quá to và nặng. - Học sinh tìm hiểu phần “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ. - Làm các bài tập 36.1, 36.2, 36.3, 36.4(SBT). Ngày 22 tháng 01 năm 2007. Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: