Giáo án Vật lý 9 tiết 41 đến 50

Giáo án Vật lý 9 tiết 41 đến 50

 Tiết 41.

MÁY BIẾN THẾ

I. Mục tiêu:

- Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được quấn quanh một lõi sắt chung.

- Nêu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo công thức :

- Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi.

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện.

 

doc 27 trang Người đăng vultt Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 tiết 41 đến 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
 Tiết 41.
Máy biến thế
I. Mục tiêu:
- Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được quấn quanh một lõi sắt chung.
- Nêu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo công thức : 
- Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện.
II. Chuẩn bị:
- bảng phụ có kẻ sẵn nội dung bảng 1.
- Máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp 15000 vòng.
- Nguồn điện xoay chiều 0 - 12V.
- Vôn kế xoay chiều 0 - 15V.
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : Nêu các cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện ? Vì sao lại làm như thế ?.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cấu tạo của máy biến thế.
- GV cho h/s quan sát máy biến thế, yêu cầu h/s chỉ ra các bộ phận chính tìm hiểu về cấu tạo.
- HS đọc tài liệu và xem máy biến thế nhỏ, nêu lên cấu tạo của máy biến thế.
- GV: Số vòng dây của 2 cuộn giống hay khác nhau?
- GV: Lõi sắt có cấu tạo như thế nào? dòng điện từ cuộn này có sang cuộn kia được không? vì sao?.
- HS theo dõi các câu hỏi của g/v, suy nghĩ và đưa ra phương án trả lời.
Hoạt động 2: Nguyên tắc hoạt động.
- GVyêu cầu h/sdự đoánvề nguyên lý hoạt động của máy biến thế.
- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ và trả lời câu C2.
- GV: Nếu dặt vào 2 đầu cuôn sơ cấp U1 xoay chiều thì từ trường của cuộn sơ cấp có đặc điểm gì?.
- Lõi sắt có nhiễm từ không? nếu có thì đặc điểm từ trường của lõi sắt đó như thế nào?.
HS suy nghĩ trả lời từ đó rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
Hoạt động 3. Tác dụng làm biến đổi hiêu điện thế của máy biến thế.
- GV yêu cầu h/s làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1.
- HS tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng 1, thảo luận và nhận xét.
- GV: Qua kết quả thí nghiệm em rút ra được kết luận gì?.
- Nếu n > n -> U như thế nào đối với U máy đó gọi là tăng thế hay hạ thế?.
=> 1 U> U Đó là máy hạ thế.
=<1 U< U Đó là máy tăng thế.
Hoạt động 4. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện.
- GV: Để có U cao hàng ngàn vôn trên đường dây tải điện để giảm hao phí điện năng thì phải làm như thế nào?.
- HS vận dụng bài trước, suy nghĩ và trả lời.
- Khi sử dụng dùng hiệu điện thế thấp thì phải làm như thế nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 5. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C4, suy nghĩ và trả lời C4.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Cấu tạo của máy biến thế.
1. Cấu tạo: 
 Có 2 cuộn dây: Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n, n khác nhau.
- Một lõi sắt pha silíc chung.
- Dây và lõi sắt đều bọc chất cách điện nên dòng điện của cuộn sơ cấp không truyền trực tiếp sang cuộn thứ cấp .
2.Nguyên tắc hoạt động.
C1: Khi có hiệu điện thế xoay chiều đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp bóng đèn sáng có xuất hiện dòng điện ở cuộn thứ cấp.
C2: Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dòng điện xoay chiều chạy qua, từ trường trong lõi sắt luôn phiên tăng giảm vì thế số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp luôn phiên tăng giảm, kết quả là trong cuộn thứ cấp xuất hiện một dòng điện xoay chiều, 1mộtdòng điện xoay chiều phải do một hiệu điện thế xoay chiều gây ra bởi vậy ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều.
3. Kết luận: 
 sgk
II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế.
1. quan sát.
Bảng 1
KQ đo
lần TN
U1 (V)
U2(V)
n(vòng)
n(vòng)
1
3
2
3
3
9
C3: Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đoạn cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của các cuộn dây tương ứng.
2. Kết luận: 
 sgk
III. Lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện.
- Dùng máy biến thế lắp ở đầu đường dây tải điện tăng hiệu điện thế
- Trước khi đến nơi tiêu thụ thì dùng máy biến thế hạ hiệu điện thế.
IV. Vận dụng.
C4: 
 U1 = 220V
 Cho U2 = 6V
 U2 = 3V
 = 4000 vòng
 Tính =?
 U2 =?
 Giải
 =
n= = =109 vòng.
Tương tự ta tính được : n2,= 54 vòng.
Vì và U1 không đổi, nếu thay đổi 
U2 thay đổi.
* Ghi nhớ:
 SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 37.1đến 37.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 42.
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
 Tiết 42.
Thực hành: 
vận hành máy phát điện và máy biến thế
I. Mục tiêu:
* Luyện tập vận hành máy phát điện xoay chiều:
- Nhận biết loại máy ( nam châm quay hay cuộn dây quay) các bộ phận chính của máy.
- Cho máy hoạt động, nhận biết hiệu quả tác dụng của dòng điện do máy phát ra không phụ thuộc vào chiều quay ( đèn sáng) chiều quay của kim vôn kế xoay chiều.
- Càng quay nhanh thì hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây của máycàng cao
* Luyện tập vận hành máy hạ thế:
- Nghiệm lại công thức của máy biến thế = .
- Tìm hiểu hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở.
- Tìm hiểu tác dụng của lõi sắt.
II. Chuẩn bị:
- Máy phát điện nhỏ.
- Máy biến thế đơn giản gồm 2 cuộn dây, 1 cuộn 500 vòng, cuộn thứ 2 có 2 đầu lấy ra lần lượt tương ứng với 1000 vòng, và 1500V.
- Vôn kế xoay chiều có giới hạn đo 150 (hoặc 2 đồng hồ đo điện đa năng nhỏ).
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : Không
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tiến hành vận hành máy phát điện xoay chiều đơn giản.
- GV giới thiệu đồ dùng thí nghiệm và công dụng của các thiết bị đó và phát dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
- HS tìm hiểu công dụng của các đồ dùng thí nghiệm và lên nhận đồ thí nghiệm theo nhóm.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm và tiến hành thực hành.
- GV quan sát và kiểm tra mạch điện theo nhóm nhắc h/s các yêu cầu khi thực hành.
- HS thực hành theo sự hướnga dẫn của g/v. Các nhóm quan sát thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào báo cáo.
Hoạt động 2. Tiến hành vận hành máy biến thế.
- GV yêu cầu các nhóm h/s tiến hành vận hành máy biến thế theo các bước trong SGK.
- HS tiến hành vận hành máy biến thế theo các bước trong SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v.
- HS quan sát kết quả thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào mẫu báo cáo.
Hoạt động 3. Hoàn thành mẫu báo cáo- Tổng kết.
- GV yêu cầu h/s căn cứ kết quả thí nghiệm hoàn thành báo cáo.
- HS hoàn thành báo cáo theo kết quả vừa thí nghiệm.
I. Nội dung thực hành.
1. Vận hành máy phát điện xoay chiều đơn giản.
C1: Cuộn dây quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu máy phát điện càng lớn.
C2: Đổi chiều quay của cuộn dây, đèn vẫn sáng, kim vôn kế vẫn quay
2. Vận hành máy biến thế.
+ Tiến hành 1:
 n= 500 vòng , n = 1000 vòng
 U1 = 6V Thì U2 =?
+Tiến hành 2:
 n= 1000 vòng, n =500 vòng
 U1 = 6V Thì U2 =?
+Tiến hành 3:
 n= 1500 vòng , n= 500 vòng
 U1 = 6V Thì U2= ?
C3: Số đo các hiệu điện thế tỉ lệ với số vòng của các cuộn dây ( với 1 sai số nhỏ)
II.Mẫu báo cáo.
 HS Hoàn thiện.
4. Củng cố. 
- GV thu báo cáo của h/s.
- GV nhận xét giừo thực hành và rút kinh nghiệm cho giờ sau. 
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học sinh tự thực hành thêm ở nhà. 
- Chuẩn bị tiết 43.
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
 Tiết 43.
Tổng kết chương II: điện từ học
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến thế.
- Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào 1 số trường hợp cụ thế.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ :
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức.
- GV yêu cầu h/s hoạt động cá nhân với phần tự kiểm tra trong SGK.
- HS tìm hiểu nội dung ôn tập và tự ôn tập lại lý thuyết các bài đã học.
- GV hướng dẫn h/s để h/s có câu trả lời đúng nhất.
- HS hoạt động suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
- Các h/s khác theo dõi và nhận xét, từ đó rút ra câu trả lời đúng nhất cho câu trả lời.
- GV theo dõi h/s trả lời và nhận xét và từ đó rút ra câu trả lời đúng nhất.
- HS theo dõi và trả lời các câu mà g/v đã hướng dẫn.
Hoạt động 2: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s hoạt động cá nhân và làm phần vận dụng vào vở.
- GV yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm về phần bài làm của mình, sau đó cử đại diện trả lời các câu hỏi.
- HS cử đại diện trả lời các câu hỏi của nhóm mình.
- GV quan sát, hướng dẫn h/s thảo luận và trả lời các câu hỏi và từ đó rút ra câu trả lời đúng nhất cho các câu.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
I. Tự kiểm tra.
2. C
4. D
5. Dòng điện cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
8.
+ Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam cham và cuộn dây dẫn.
+ Khác nhau: Một loại có rôto là cuộn dây một loại có rôto là nam châm.
9. Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.
- Khung quay được vì khi ta cho dòng điện 1 chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung quay
II. Vận dụng.
10. Đường sức từ do cuôn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải, áp dụng qui tắc bàn tay trái, lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.
11. a. Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây.
 b. Giảm được 1002 = 10.000 lần.
c. Vận dụng =
 U=== 6 V.
12. Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn này không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
13 Trường hợp a khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng không, do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng. 
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của chương và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc và khắc sâu các nội dung trọng tâm. . 
- Làmấcc dạng bài tập cơ bản của chương.
- Chuẩn bị tiết 44.
Ngày soạn:.
Ngày giảng: Chương III: Quang học
 Tiết 44.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại.
- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua ...  tia sáng đặc biệt tia tới đi qua quang tâm và tia đI song song với trục chính qua thấu kính phân kỳ.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
- Thấu kính phân kỳ, thấu kính hội tụ, giá quang học.
- Màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng.
- Nguồn sáng phát ra gồm 3 tia sáng song song.
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : Nêu các đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ ?.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2. Đặc điểm của thấu kínhphân kỳ.
- GV cho các nhóm h/s hai loại thấu kính là thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ. Yêu cầu h/s nhận biết thấu kính hội tụ, từ đó nhận biết về thấu kính phân kỳ.
- HS nhận dụng cụ, vận dụng lý thuyết bài trước để nhận biết thấu kính phân kỳ.
- GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn h/s tiến hành thí nghiệm H44.1.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- HS nghiên cứu tài liệu và bố trí tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của g/v.
- HS quan sát hiện tượng thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.
 - GV yêu cầu h/s quan sát thấu kính phân kỳ và nêu lên cách nhận dạng thấu kính và ký hiệu của thấu kính phân kỳ.
- HS nhận dạng thấu kính và ký hiệu của thấu kính phân kỳ.
Hoạt động 3: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kỳ.
- GV yêu cầu h/s quan sát lại thí nghiệm H44.1 và trả lời C4, C5, C6.
- HS quan sát lại thí nghiệm H44.1 và trả lời C4, C5, C6.
- GV hướng dẫn h/s tìm hiểu để h/s hiểu rõ về trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự và các ký hiệu của nó.
- HS quan sát thí nghiệm, tham khảo thông tin SGK tìm hiểu về trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự và các ký hiệu của nó.
Hoạt động 4. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C7, C8, C9 suy nghĩ và trả lời C7, C8, C9.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Đặc điểm của thấu kính phân kỳ.
1. Quan sát và tìm cách nhận biết.
C1. Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa so với độ dày phần giữa của thấu kính, nếu thấu kính có phần rìa mỏng hơn thì đó ùa thấu kính hội tụ.
- Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ đó thì đó là thấu kính hội tụ.
- Dùng thấu kính hứng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa lên màn hứng, nếu chùm sáng đó hội tụ trên màn thì đó là thấu kính hội tụ.
C2. Thấu kính phân kỳ có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa, ngược hẳn với thấu kính hội tụ.
2. Thí nghiệm.
C3. Chùm tia ló loe rộng ra.
+ Ký hiệu thấu kính phân kỳ:
II. Trục chính, quang tâm , tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kỳ.
1. Trục chính.
C4. Tia ở giữa khi qua quang tâm của thấu kính phân kỳ tiếp tục truyền thẳng không bị đổi hướng có thể dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán đó. 
+ Tia sáng tới vuông góc với mặt thấu kính phân kỳ có tia truyền thẳng không đổi hướng trùng với đường thẳng gọi là trục chính đen ta ().
2. Quang tâm.
- Trục chính cắt thấu kính phân kỳ tại 0, 0 là quang tâm của thấu kính.
3. Tiêu điểm.
C5. Nếu kéo dài chùm tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới.
C6:
 F O 
4. tiêu cự.
Tiêu cự là khoảng cách giữa quang tâm đến tiêu điểm OF = OF’= f
III. Vận dụng.
C7. S.
 F O 
C8: Phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần giữa.
- Đặt thấu kính này gần dòng chữ, nhìn qua thấu kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó.
* Ghi nhớ: 
 SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK . 
- Làm lại bài tập từ C5 đến C7 trong SGK.
- Chuẩn bị tiết 49.
Ngày soạn:.
Ngày giảng: 
 Tiết 49.
ảnh của một vật tạo bởi Thấu kính phân kỳ
I. Mục tiêu:
- Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo.
- Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
- Phân biệt được ảnh ảo được tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
- Dùng hai tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
II. Chuẩn bị:
- Thấu kính phân kỳ, giá quang học.
- Màn hứng.
- Cây nến, diêm.
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu cách nhận dạng thấu kính phân kỳ ?Vận dụng làm C7 ?.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2. Đặc điểm của thấu kínhphân kỳ.
- GV nêu mục đích của thí nghiệm và yêu cầu h/s tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm theo SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v.
- HS quan sát hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và trả lời C1, C2.
- HS làm thí nghiệm và dịch chuyển màn để xem có hứng được ảnh trên màn hay không.
Hoạt động 3: Cách dựng ảnh.
- GV yêu cầu h/s vận dụng các tia sáng đặc biệt như trong thấu kính hội tụ để dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ theo hướng dẫn củaC3, C4.
- HS vận dụng vẽ ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ dưới sự hướng dẫn của g/v.
- GV hướng dẫn h/s vẽ ảnh để h/s vẽ được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
Hoạt động 4. Độ lớn của ảnh tạo bởi các thấu kính.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C5 suy nghĩ và trả lời C5.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kỳ. Từ đó so sánh ảnh tạo bởi hai thấu kính trên.
- GV hướng dẫn h/s vẽ hình nếu h/s gặp khó khăn.
Hoạt động 5. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C6, C7, C8 suy nghĩ và trả lời C6, C7, C8.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ.
C1. Đặt vật ở một vị trí bất kì trước thấu kính phân kỳ, đặt màn hứng ở sát thấu kính phân kỳ, từ từ đưa màn ra xa thấu kính và quan sát xem có ảnh trên màn hay không, thay đổi vị trí của vật và làm tương tự, ta vẫn được kết quả như trên.
C2. Muốn quan sát được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì ta đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
II. Cách dựng ảnh.
C3. Muốn dựng ảnh của một vật AB ta làm như sau:
- Dựng ảnh B’ của điểm B qua thấu kính, ảnh này là điểm đồng qui khi kéo dài chùm tia ló.
- Từ B’ hạ vuông góc với trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại A’, A’ là ảnh của điểm A.
- Vậy A’B’ là ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì.
 K
C4. 
 B I
 B/ 
 A F O 
 A/
* Khi tịnh tiến AB luôn vuông góc với chục chính thì tại mọi vị trí tia BI là không đổi cho tia ló IK cũng không đổi do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI, chính vì vậy A’B’ luôn ở trong khoảng tiêu cự.
III. Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính.
C5. 
* ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ:
 B/ 
 B
 A/ F A 0 F 
* ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ: 
 B I
 B/ 
 A F O 
 A/
IV. Vận dụng.
C6. 
+Giống nhau: Cùng chiều với vật
+Khác nhau:
 - Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.
 - Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.
 - Cách nhận biết: Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách, nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ, ngược lại nếu nhìn thấy hành ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kỳ.
 C7.
* Ghi nhớ: 
 SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK . 
- Làm bài tập C7 SGK.
- Làm bài tập từ 44-45.1 đến 44-45.5 SBT.
- Chuẩn bị tiết 50.
Ngày soạn:.
Ngày giảng: 
 Tiết 50.
Thực hành:
 đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
I. Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phơng pháp nêu trên.
- Hình thành dần kỹ năng thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Thấu kính hội tụ, giá quang học.
- Màn hứng.
- Cây nến, diêm.
- Vật sáng có chữ L hoặc chữ F. 
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ :
 Không kiểm tra.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh và nêu mục tiêu của bài thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị báo cáo thực hành của h/s ở nhà.
- GV sửa những chỗ còn thiếu sót của báo cáo trong cách dựng hình. 
- HS kiểm tra và sửa lại báo cáo nếu còn thiếu.
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về nội dung bài thực hành.
Hoạt động 2. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính.
- GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và công dụng của các dụng cụ.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thực hành theo SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v.
- HS thực hành và ghi kết quả thí nghiệm vào mẫu báo cáo nhận xét và hoàn thiện dần báo cáo.
- GV quan sát các nhóm thực hành, hướng dẫn nếu h/s gặp khó khăn.
Hoạt động 3: Học sinh hoàn thiện mẫu báo cáo.
- HS vận dụng các kết quả thực hành và các kiến thức đã học hoàn thiện mẫu báo cáo.
- GV quan sát và hướng dẫn h/s hoàn thiện mẫu báo cáo.
Hoạt động 4: Tổng kết.
- GV thu báo cáo thực hành của h/s.
- GV rút kinh nghiệm cho giờ thực hành lần sau.
I. Chuẩn bị.
II. Nội dung thực hành.
A. Thí nghiệm- Kết quả thí nghiệm. 
 Kết quả
Lần đo
d
h
h/
f
1
2
3
4
B.Mẫu báo cáo.
1. Trả lời câu hỏi.
a) Dựng ảnh của một vật dặt cách thấu kính hội tụ một khoảng d=2f.
 B I
 A F 0 F A/ 
 B/
b) CMR: d = d/
Ta có BI=OA=2f=2OF/ nên OF/ là đường trung bình của tam giác B/BI. Từ đó ta có: BO=B/O và ABO=A/B/O. Kết quả ta cóAB=A/B/ và OA/=OA=2f hay d=d/=2f.
c) h = h/
d) Công thức tính tiêu cự trong trường hợp này:
 f = 
e) 
III. Tổng kết.
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Nhận xét giờ thực hành.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK . 
- Tự thâm khảo nội dung thực hành thêm ở nhà.
- Chuẩn bị tiết 51.

Tài liệu đính kèm:

  • docVL9-TIET41-50.doc