I - MỤC TIÊU
- Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm.
- Mô tả được thí nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
II - CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh
- 1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt, mặt phẳng đi qua đường kính được dán giấy che kín chỉ để một khe hở nhỏ ở tâm I của miếng thuỷ tinh (hoặc nhựa).
- 1 miếng gỗ phẳng.
- 1 vòng tròn nhựa chia độ.
- 3 chiếc đinh ghim.
Tiết 45 Bài 41: quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (Ngày soạn: 07/02/2007; Ngày dạy: /02/2007) I - Mục tiêu - Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm. - Mô tả được thí nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh - 1 miếng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt hình bán nguyệt, mặt phẳng đi qua đường kính được dán giấy che kín chỉ để một khe hở nhỏ ở tâm I của miếng thuỷ tinh (hoặc nhựa). - 1 miếng gỗ phẳng. - 1 vòng tròn nhựa chia độ. - 3 chiếc đinh ghim. III - các hoạt động dạy, học 1. Tổ chức. 9A: 9B: 2. Kiểm tra. - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Nêu kết luận về sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí sang nước và ngược lại. 3. Bài mới. - GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước đã nêu. - Đại diện nhóm học sinh trả lời câu C1. - Nếu học sinh gặp khó khăn thì GV có thể gợi ý: + Khi nào ta nhìn thấy hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thuỷ tinh? + Khi mắt ta chỉ nhìn thấy đinh ghim A’, chứng tỏ điều gì? - Học sinh trả lời câu C2. - Dựa vào kết quả thí nghiệm, HS rút ra mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. - Học sinh tìm hiểu thông tin trong mục “Mở rộng” để tìm hiểu quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ trong trường hợp ánh ssáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt khác. - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C3, C4. I. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới. 1. Thí nghiệm. 2. Kết luận. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới; góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm). 3. Mở rộng Kết luận trên vẫn đúng khi chiếu tia sáng từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau. II. Vận dụng. C3: C4: Tia khúc xạ là tia IG. 4. Củng cố - Vận dụng. Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng: Khi nhìn một vật ở trong nước hoặc chất lỏng, rắn trong suốt, tại sao ta lại cảm thấy vật đó ở gần mắt hơn khi vật ở vị trí đó ngoài không khí? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài theo nội dung phần ghi nhớ. - Làm bài tập 40-41.2, 40-41.3 (SBT). Tiết 46 Bài 42: thấu kính hội tụ (Ngày soạn: 07/02/2007; Ngày dạy: /02/2007) I - Mục tiêu : 1. Kiến thức - Nhận dạng được thấu kính hội tụ. - Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ. - Vận dụng được kiến thức để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế. 2. Kĩ năng -Biết làm tn dựa trên các y/c kiến thức trong sgk tìm ra đặc điểm của thấu kính htụ 3. Thái độ -Nhanh nhẹn, nghiêm túc II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh - 1 thấu kính hội tụ f = 12cm. - 1 giá quang học. - 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng. - 1 nguồn sáng phát ra 3 chùm tia sáng song song. III - các hoạt động dạy, học 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra. -hs1: phát biểu kl về sự khúc xạ của ánh sáng từ kk sang thuỷ tinh +Nêu rõ mới qh giữa góc tới và góc khúc xạ? - Vẽ đường đi của một tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh. - Vẽ đường đi của một tia sáng từ nước sang không khí. 3. Bài mới. Yc: HS quan sát thí nghiệm hình 42.2 SGK, nêu dụng cụ tn? - Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm như hình 42.2 SGK. - Yêu cầu HS trả lời câu C1. - GV giới thiệu tia tới, tia ló sau đó yêu cầu HS trả lời câu C2. - Từng nhóm HS quan sát thấu kính hội tụ và trả lời câu C3. - HS tìm hiểu thông tin về chất liệu làm thấu kính hội tụ. - Các nhóm HS tiến hành lại thí nghiệm như hình 42.2, thảo luận nhóm để trả lời câu C4. - HS tìm hiểu khái niệm trục chính của thấu kính hội tụ. - HS đọc thông tin SGK về khái niệm quang tâm của thấu kính hội tụ. - Các nhóm HS tiến hành lại thí nghiệm như hình 42.2, thảo luận nhóm để trả lời câu C5, C6. - HS đọc thông tin SGK về khái niệm tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ. I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ. 1. Thí nghiệm. -Dụng cụ: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ. 2. Hình dạng của thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ thường làm bằng thuỷ tinh hộăc nhựa trong suốt và có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Kí hiệu thấu kính hội tụ II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ. 1.Trục chính. Đường thẳng trùng với tia sáng truyền thẳng không đổi hướng và vuông góc với thấu kính gọi là trục chính () của thấu kính. 2. Quang tâm. Điểm O trong thấu kính và nằm trên trục chính mà mọi tia sáng tới nó đều truyền thẳng được gọi là quang tâm của thấu kính. 3. Tiêu điểm. - Giao điểm của chùm tia ló tạo bởi chùm tia song song với trục chính của thấu kính gọi là tiêu điểm của thấu kính. - Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F’ nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm O. 4. Tiêu cự. Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính 4. Củng cố - Vận dụng. - HS trả lời các câu C7, C8. C7 : Phân biệt hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng. C8 : - Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo nội dung phần ghi nhớ. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Tập vẽ đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. Ngày 12 tháng 02 năm 2007. Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: