Giáo án Vật lý 9 tiết 51 đến 60

Giáo án Vật lý 9 tiết 51 đến 60

 Tiết 51.

SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH

I. Mục tiêu:

- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.

- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.

- Dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh.

II. Chuẩn bị:

- Một máy ảnh bình thường.

- Mô hình máy ảnh.

 

doc 29 trang Người đăng vultt Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 tiết 51 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
 Tiết 51.
Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh
I. Mục tiêu:
- Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối. 
- Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh. 
- Dựng được ảnh của vật được tạo ra trong máy ảnh. 
II. Chuẩn bị:
Một máy ảnh bình thường.
Mô hình máy ảnh. 
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Cấu tạo của máy máy ảnh.
- GV cho h/s quan sát mô hình máy ảnh, yêu cầu h/s chỉ ra các bộ phận chính tìm hiểu về cấu tạo.
- HS đọc tài liệu và xem mô hình máy ảnh, nêu lên cấu tạo của máy ảnh.
- GV phát đồ thí nghiệm, yêu cầu các nhóm quan sát ảnh của cây nến qua máy ảnh.
- HS làm thí nghiệm và quan sát đặc điểm của ảnh tạo bởi máy ảnh. 
Hoạt động 3: ảnh của một vật trên phim.
- GV yêu cầu h/s nhận xét kết quả thí nghiệm trả lời C1, C2.
- HS vận dụng kết quả thí nghiệm và kiến thức về thấu kính hội tụ trả lời C1, C2.
- GV yêu cầu h/s vận dụng các kiến thức về thấu kính hội tụ vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh.
- HS vận dụng vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh.
- GV quan sát hướng dẫn h/s vẽ ảnh để h/s có kỹ năng vẽ hình.
- HS vẽ hình, thảo luận và làm bài C4.
- GV hướng dẫn h/s tính toán để so sánh ảnh và vật và từ đó rút ra kết luận cần thiết về ảnh toạ bởi máy ảnh.
Hoạt động 4. Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C5, C6, suy nghĩ và trả lời C5, C6.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Cấu tạo của máy ảnh. 
 Gồm hai bộ phận quan trọng:
 + Vật kính là một thấu kính hội tụ.
 + Buồng tối .
II. ảnh của một vật trên phim. 
1. Trả lời các câu hỏi.
C1: ảnh của một vật trên phim là ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 
C2: Hiện tượng thu ựưhợc ảnh thật (ảnh trên phim)của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. 
2. Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh. 
C3: P
 B I
 A 0 A/ 
 B/
 Q
C4: Tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là: 
Xét OAB ~OA/B/ ta có:
= ==
A/B/=AB.
3. Kết luận:
ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
III. Vận dụng.
C6: h = 1,6m
 d= 3cm
 d’ = 6m
 h’ = ?
áp dụng CT:
thay số: 
ảnh của người ấy trên phim cao3,2cm .
* Ghi nhớ:
 SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 47.1.1đến 47.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 52.
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
 Tiết 52.
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức của tất cả các bài đã học trong chương quang học và khắc sâu được các nội dung đó.
- Luyện tập thêm về kỹ năng vẽ ảnh của một vật đặt trước các thấu kính.
- Vận dụng được các kiến thức để giải các dạng bài tập khác nhau.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức.
- GV yêu cầu h/s hoạt động cá nhân hệ thống hoá toàn bộ kiến thức của các bài đã học của chương.
- HS tìm hiểu nội dung ôn tập và tự ôn tập lại lý thuyết các bài đã học.
- GV hướng dẫn h/s để h/s biết cách hệ thống các nội dung đó.
- HS hoạt động suy nghĩ và hệ thống kiến thức và khắc sâu các nội dung đó.
Hoạt động 2: Vận dụng.
- GV chú ý cho h/s một số dạng bài tập cơ bản của chương, phương pháp giải của từng dạng bài.
- GV hướng dẫn để h/s hình thành kỹ năng làm bài tập theo các bước.
- GV giao cho h/s một số bài tập yêu cầu h/s suy nghĩ và trả lời.
Bài số 1. Vật sáng AB có độ cao 4cm đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm .Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 18cm. 
a. Dựng ảnh của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
b. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Bài số 2. Tương tự như đề bài 1, ta chỉ thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kỳ.
- HS tìm hiểu nội dung các bài, thảo luận và tìm ra phương án giải.
- GV gọi một số h/s lên bảng trình bày bài giải của mình lên bảng.
- HS khác nhận xét bài giải của bạn.
- GV hướng dẫn h/s thảo luận và giúp đỡ nếu học sinh có khó khăn..
- GV nhận xét bài làm của h/s và nhận xét, sửa sai từ đó đưa ra đáp án đúng nhất.
- GV giao cho h/s thêm một số dạng bài tập khác nhau để h/s rèn luyện về cách làm.
- GV gợi ý và hướng dẫn h/s giải. 
I. Tóm tắt lý thuyết. 
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới.
3. Thấu kính hội tụ.
a. Hình dạng của thấu kính hội tụ.
b. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.
c. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
 Kết quả
Lần thí nghiệm
Khoảng cách từ vật đến thấu kính
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều hay ngược chiều với vật
Lớn hay nhỏ hơn vật
1
Vật ở rất xa thấu kính
Thật
Ngược chiều
Nhỏ hơn vật
2
d > 2f
Thật
Ngược chiều
Nhỏ hơn vật
3
F 2f
Thật
Ngược chiều
To hơn vật
4
d < f
ảo
Cùng chiều
To hơn vật
4. Thấu kính phân kỳ.
Đặc điểm của ảnh : Luôn luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
5. Máy ảnh.
 Gồm hai bộ phận quan trọng:
 + Vật kính là một thấu kính hội tụ.
 + Buồng tối .
II. Vận dụng.
Bài số 1.
a. Dựng ảnh.
 B I
 A F 0 F A/ 
 B/
b)
Cho h=4cm
 f=8cm
 d=18cm 
Tính d/=?
 h/=?
 Giải
 Xét OAB ~OA/B/ ta có:
 = (1)
 Xét FOI ~FA/B/ ta có:
 = = (2)
 Từ (1) và (2) ta có:
 = =
 =df= dd- df
 d===14,4cm. 
 Từ (1)= 
 h/= A/B/== =3,2 cm. 
Bài số 2.
a) Dựng ảnh.
 K
 B I
 B/ 
 A F O 
 A/
b) Tương tự như bài đề 1.
4. Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Nhận xét giờ ôn tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập của chơng trong SBT.
- Ôn tập cho giờ sau kiểm tra một tiết.
Ngày soạn:.
Ngày giảng:
 Tiết 53
 Kiểm tra một tiết
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua chương.
- HS biết vận dụng tốt kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra.
-Nhận biết được một thấu kính là thấu kính hội tụ , là thấu kính phân kỳ. 
-Nhân biết được các hiện tương khúc xạ ánh sáng. 
II. Thiết lập ma trận hai chiều:
1. Mức độ yêu cầu của tiết kiểm tra.
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
1. Dòng điện xoay chiều. 
- Truyền tải điện năng đi xa. 
- Điều kiện xuất hiện dòng cảm ứng.
- Biết được loại máy biến áp tăng áp và giảm áp.
- Làm được bài tập về máy biến áp.
2. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
- Nắm được về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
3. Thấu kính.
- Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ.
- Cấu tạo máy ảnh.
- Biết cách dựng ảnh của một vật đặt trước thấu kính.
- Làm được bài tập về thấu kính.
2. Thiết lập ma trận hai chiều.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
1. Dòng điện xoay chiều. 
 2
 1
1
 1
1
 2
4
 4	
2. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
2
 1 
2
 1
3. Thấu kính.
2
 1
1
 1
1
 3
4
 5
Tổng
 6
 3
 2
 2
 2
 5
10
 10
III. Chuẩn bị:
- GV: ra đề + đáp án kiểm tra.
- HS: Ôn tập kiến thức của chương.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Phát đề : (phát đề cho học sinh).
Đề bài
Đề số 1.
Đề bài.
A. Trắc nghiệm khách quan( 3 điểm):
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu1: Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt, dùng cách nào trong các cách sau đây có lợi hơn? chọn câu trả lời đúng.
 A. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên hai lần.
B. Tăng tiết diện của dây dẫn lên hai lần.
C. Giảm chiều dài dây dẫn lên hai lần.
D. Giảm hiệu điện thế hai lần.
Câu2: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là:
A. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
B. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
C. Hiện tượng tia sáng truyền thẳng từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
D. Hiện tượng ánh sáng truyền theo một đường cong, từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Câu3: Khi tia truyền từ không khí vào nước gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn đúng?
A. i > r 	B. i < r 
C. i = r	D. i = 2r
Câu4: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì ? 
 A. ảnh thật, ngược chiều với vật. 
B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật. 
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 5: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi như thế nào?
A. Luôn luôn không đổi.	 B. Luôn luôn giảm.
C. Luôn luôn tăng. D. Luôn phiên tăng giảm.
Câu 6: Trong máy ảnh, vật kính là:
A. Một thấu kính phân kỳ.
B. Một thấu kính hội tụ.
C. Một gương phẳng.
D. Phương án A và B.
B. Trắc nghiệm tự luận( 7 điểm).
Câu 1( 4 điểm):
 Vật sáng AB có độ cao 2cm đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm .Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 12cm. 
a. Dựng ảnh của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
b. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. 
Câu 2( 3 điểm).
 Một máy biến áp có các số liệu sau: U= 220V, U= 24V, số vòng dây quấn sơ cấp N= 460 vòng.
Hãy tính số vòng dây quấn thứ cấp.
Máy biến áp là loại tăng hay giảm áp? Tại sao?
Khi điện áp sơ cấp giảm xuống U= 150V, để giữ U= 24V không đổi, số vòng dây Nkhông đổi thì phải điều chỉnh N bằng bao nhiêu?.
Đề số 2.
Đề bài.
A. Trắc nghiệm khách quan( 3 điểm):
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu1: Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt, dùng cách nào trong các cách sau đây có lợi hơn? chọn câu trả lời đúng.
 A. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên hai lần.
B. Tăng tiết diện của dây dẫn lên hai lần.
C. Giảm chiều dài dây dẫn lên hai lần.
D. Giảm hiệu điện thế hai lần.
Câu2: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là:
A. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong  ... ồn phát ánh sáng trắng rất mạnh, ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày là anhs sáng trắng.
b. Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha của xe ôtô, xe máy, bóng đèn pin, bóng đèn tròn... cũng là nguồn phát anhs sáng trắng.
2. Các nguồn phát anhs sáng màu:
- Các đèn Led.
- Đèn Laze.
II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
1.Thí nghiệm.
C1: + Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được anhs sáng đỏ.
 + Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, ta được anhs sáng đỏ.
 + Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ, mà thấy tối.
2. Các thí nghiệm tương tự.
 HS về nhà thực hiện.
3. Rút ra kết luận.
- Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.
C2: Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu
- Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ, tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua
- Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ.
 - Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh ánh sáng màu không phải là màu xanh, nên anhs sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.
III. Vận dụng.
C3: ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng, các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.
C4. Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là một tấm lọc màu.
* Ghi nhớ : 
 SGK
4. Củng cố. (3')
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà.(1')
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 52.1đến 52.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 59.
Ngày giảng: 9a.
	9b
 Tiết 59.	Sự phân tích ánh sáng trắng
I. Mục tiêu:
- Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra kết luận như trên.
II. Chuẩn bị:
- Lăng kính tam giác đều. - Màn chắn trên có khoét khe hẹp.
- Bộ các tấm lọc màu xanh, đỏ, nửa đỏ nửa xanh. - đĩa CD. - Đèn phát ánh sáng trắng.
III. Các Hoạt động dạy và học
 1. ổn định (1'):
	Lớp 9a.Vắng..
	Lớp 9bVắng..
2. Kiểm tra bài cũ :Không kiểm tra.
	 3. Bài mới
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.(3')
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính.
- GV giới thiệu đồ thí nghiệm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu mục đích t/nghiệm 1.
- GV yêu cầu học sinh tham khảo thông tin SGK và tiến hành thí nghiệm 1 theo sự hướng dẫn của GV
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thói nghiệm 1. Theo dõi hiện tượng sảy ra và ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
- GV yêu cầu nhóm học sinh tiếp tục làm thí nghiệm 2, mô tả hiện tượng quan sát được và rút ra nhận xét.
- HS làm thí nghiệm 2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhận xét về kết quả thu được.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Hoạt động 3: Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát đồ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu học sinh làm thí nghiệm H53.2.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm H53.2.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận và rút ra nhận xét cần thiết.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Phân tích kết quả thí nghiệm, từ đó rút ra kết lận chung nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C7, C8, C9 suy nghĩ và trả lời C7, C8, C9.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
16'
14'
7'
I. Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính.
1. Thí nghiệm 1.
C1. Dải màu có nhiều màu nằm sát cạnh nhau. ở bờ này là màu đỏ, rồi đến màu da cam, vàngở bờ kia là màu tím.
2. Thí nghiệm.
C2. Khi chắn khe K bằng tấm lọc mầu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ , bằng tấm lọc mầu xanh có vạch xanh. Hai vạch này không nằm cùng một chỗ.
- Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa trên mầu đỏ,nửa dưới mầu xanh thì ta thấy đồng thời có hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.
C3. Bản thân lăng kính là một khối chất trong suốt không mầu nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc mầu được. 
- Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm mầu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm mầu xanh, chỗ kia nhuộm mầu đỏ, trong khi đó các vùng mà các tia sáng đi qua trong lăng kính có tính chất hoàn toàn như nhau.
Như vậy chỉ có ý kiến thứ 2 là đúng.
C4. Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng.Sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy, lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu, nên ta nói thí nghiệm 1 SGK là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng.
3. Kết luận. SGK
II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.
1. Thí nghiệm 3.
C5. Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ ta nhìn thấy theoắngơng này có ánh sáng màu này, theo phương khác cóânhs sáng màu khác. 
C6. ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng.
+ Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấấnnhs sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia.
+ Trước khi đến đĩa CD, chùm sáng là chùm sáng trắng, sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu đwợc nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau vậy thí nghiệm với đĩa CD là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng.
2. Kết luận:SGK
III. Kết luận chung.SGK
IV. Vận dụng.
C7. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta đượcânhs sáng đỏ. Ta có thể coi như tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm sáng trắng. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh thì ta lại đượcânhs sáng xanh, cứ như thế cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng nào. đây cũng là một cách phân tích ánh sáng trắng
4. Củng cố. (3')
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.(1')
- Học thuộc phần ghi nhớ . - Làm bài tập từ 53-54.1đến 53-54.4 trong SBT.- Chuẩn bị tiết 60.
Ngày giảng: 9a.
	9b
 Tiết 60.
Sự trộn các ánh sáng màu
I. Mục tiêu:
- Trả lời được các câu hỏi, thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
- Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.
- Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiấngnhs sáng màu với nhau.
- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sáng trắng hay không, có thể trộn được “ ánh sáng đen” hay không.
II. Chuẩn bị:
- Các tấm lọc mầu: Xanh, đỏ, tím
- Đèn phát ánh sáng trắng.
III. Hoạt động lên lớp :
 1. ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : Nêu vài ví dụ về sự phân tích ánh sáng trắng ? Vởn dụng làm bài 53-54.4 SBT ?.
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau.
- GV yêu cầu học sinh tham khảo thông tin SGK tìm hiểu về khái niện sự trộn ánh sáng.
- HS tham khảo thông tin tìm hiểu về sự trộn sánh sáng.
- GV hướng dẫn để học sinh hiểu về sự trộn ánh sáng và giới thiệu cho học sinh nắm được thiết bị dùng để tiến hành về sự trộn ánh sáng.
Hoạt động 3: Trộn hai ánh sáng màu với nhau.
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 1 và phát đồ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu học sinh làm thí nghiệm H54.1.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm H54.1.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận và rút ra nhận xét cần thiết.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Phân tích kết quả thí nghiệm, từ đó rút ra kết lận chung nhất.
Hoạt động 4: Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
- GV yêu cầu học sinh tham khảo thông tin SGK và tiến hành thí nghiệm 2 tương tự thí nghiệm 1 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm 2. Theo dõi hiện tượng sảy ra và ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
- HS làm thí nghiệm 2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhận xét về kết quả thu được.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C3suy nghĩ và trả lời C3.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau.
* Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh màu trắng, màu của màn ảnh chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau.
II. Trộn hai ánh sáng màu với nhau.
1. Thí nghiệm 1.
C1. 
+ Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì đượcấnh sáng màu vàng. 
+ Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì đượấnnhs sáng màu hồng nhạt. 
+ Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu nõn chuối. 
+Không có cái gọi là “ ánh sáng màu đen” bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau cũng ra một ánh sáng màu khác. 
2. Kết luận:
+ Khi trộn ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.+ Bằng cách làm như trên ta có thể trộn ba hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau.
III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
1. Thí nghiệm 2.
C2. Trộn ba ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng. 
2. Kết luận:
 SGK
IV. Vận dụng.
C3. Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niutơn do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới (võng mạc) nếu đĩa quay nhanh, mỗi đặc điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. 
* Ghi nhớ : 
 SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 53-54.1đến 53-54.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 61.

Tài liệu đính kèm:

  • docVL9-TIET51-60.doc