Giáo án Vật lý 9 - Tiết 53, 54

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 53, 54

I - MỤC TIÊU

- Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đặc điểm và cách vẽ ảnh của một vật qua các loại thấu kính

- Kĩ năng: + Dựng được ảnh của một vật qua thấu kính.

 + Kĩ năng trình bày bài.

- Thái độ: Trung thực trong làm bài và các công việc khác.

 II - CHUẨN BỊ

- Đề bài in sẵn.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 53, 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53
kiểm tra
 (Ngày soạn: 15/03/2007; Ngày dạy: /03/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đặc điểm và cách vẽ ảnh của một vật qua các loại thấu kính 
- Kĩ năng: + Dựng được ảnh của một vật qua thấu kính.
 + Kĩ năng trình bày bài.
- Thái độ: Trung thực trong làm bài và các công việc khác.
 II - Chuẩn bị
- Đề bài in sẵn.
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
Đề bài.
I. Khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1. Một bạn vẽ đường truyền của 4 tia sáng phát ra từ một đèn pin vào một bể nước. Đường truyền nào có thể đúng?
 1 2 3 4
Đường 1.
Đường 2.
Đường 3.
Đường 4.
Câu 2. Đặt một vật trước một thấu kính phân kì ta sẽ thu được:
Một ảnh ảo lớn hơn vật. C. Một ảnh thật lớn hơn vật.
Một ảnh ảo nhỏ hơn vật. D. Một ảnh thật nhỏ hơn vật.
Câu 3. Có thể kết luận như câu nào dưới đây:
ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh ảo lớn hơn vật.
ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh ảo nhỏ hơn vật.
ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh thật lớn hơn vật.
ảnh trên phim trong máy ảnh là ảnh thật nhỏ hơn vật. 
II. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Câu 4. Hiện tượng khúc xạ của một tia sáng là.....
Câu 5. Tia sáng. với trục chính của một thấu kính........
thì tia ló đi qua
III. Hãy giải bài tập sau:
Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Điểm A trên trục chính cách thấu kính một khoảng d = 2f. 
a, Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.
b, Tính chiều cao h’ của ảnh theo h, khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính theo d. 3. Đáp án và biểu điểm.
Phần I: 3điểm.
Câu 1 (1điểm): C 
Câu 2 (1điểm): B 
Câu 3 (1điểm): D
Phần Ii: 3điểm.
Câu 4 (1,5 điểm): SGK 
Câu 5 (1,5điểm): mỗi ý 0,5 điểm
(1) song song
(2) hội tụ
(3) tiêu điểm
Phần III: 6điểm : Mỗi câu 2điểm.
a, Vẽ hình đúng 2điểm.
b, 
4. Củng cố.
Nhận xét giờ kiểm tra.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm lại phần bài tập vào vở.
- Xem trước bài “Mắt”.
Tiết 54
Bài 48: Mắt
(Ngày soạn: 15/03/2007; Ngày dạy: /03/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: 
+ Nêu và chỉ ra được trên mô hình hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
+ Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận của máy ảnh.
+ Trình bày được sơ lược về sự điều tiết của mắt; điểm cực cận, điểm cực viễn. 
- Kĩ năng: Kĩ năng thử mắt..
- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.
 II - Chuẩn bị
- Tranh vẽ con mắt bổ dọc.
- Mô hình con mắt.
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
- Nêu các bộ phận chính của máy ảnh?
 3. Bài mới.
- Học sinh quan sát mô hình, nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Bộ phận nào của mắt là thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không? Thay đổi bằng cách nào?
+ ảnh của một vật mà mắt nhìn thấy được nằm ở đâu?
- Học sinh trả lời câu C1.
- Học sinh thực hiện câu C2:
+ Dựng ảnh của một vật khi vật ở gần và khi ở xa mắt.
+ Nhận xét về ảnh (kích thước) và tiêu cự của thể thuỷ tinh trong hai trường hợp?
- Học sinh tìm hiểu thông tin SGK
+ Thế nào là điểm cực viễn? điểm cực cận?
+ Khoảng cực viễn, khoảng cực cận là gì?
- Học sinh thực hiện câu C4.
1. Cấu tạo của mắt.
1. Cấu tạo.
Mắt gồm hai bộ phận chính quan trọng nhất là: - Thể thuỷ tinh
 - Màng lưới (võng mạc).
2. So sánh mắt và máy ảnh.
Thể thuỷ tinh vật kính
Màng lưới phim.
3. Sự điều tiết.
a, Vật ở gần mắt.
b, Vật ở xa mắt.
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi má không phải điều tiết gọi là điểm cực viễn (Cv).
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (Cc).
- Khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn gọi là knhoảng cực viễn.
- Khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận gọi là knhoảng cực cận.
 4. Củng cố.
- Học sinh thực hiện câu C5. C6.
C5 : h’ = 0,8cm.
C6 : Vật ở điểm cực viển thì tiêu cự lớn nhất.
 Vật ở điểm cận viển thì tiêu cự nhỏ nhất.
- Đọc thông tin phần ”Có thể em chưa biết”.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Bài tập 48.1, 48.2, 48.3.
- Học sinh khá làm thêm bài 48.4.
 Ngày 19 tháng 03 năm 2007. 
 Kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc