Giáo án Vật lý 9 - Tiết 57, 58

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 57, 58

I - MỤC TIÊU

- Kiến thức:

+ Vận dụng các kiến thức để giảI được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản.

+ Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.

- Kĩ năng: Các kĩ năng về phép vẽ quang hình học.

- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.

 II - CHUẨN BỊ

Dụng cụ minh hoạ bài tập 1: bình đựng nước.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 57, 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57
Bài 51: bài tập quang hình học
 (Ngày soạn: 29/03/2007; Ngày dạy: /04/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: 
+ Vận dụng các kiến thức để giảI được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản.
+ Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.
- Kĩ năng: Các kĩ năng về phép vẽ quang hình học.
- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.
 II - Chuẩn bị
Dụng cụ minh hoạ bài tập 1: bình đựng nước.
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
- Bài tập 50.3.
- Bài tập 50.4.
 3. Bài mới.
- Học sinh đọc kĩ đề bài, tiến hành giải theo gợi ý SGK. Giáo viên có thể đặt câu hỏi
? Trước khi đổ nước, mắt có nhìn thấy tâm O của đáy bình không.
? Vì sao khi đổ nước lại nhìn thấy tâm O.
Lưu ý học sinh vẽ đúng tỉ lệ
- Từng học sinh vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ mà đề bài đã cho.
- Học sinh đo chiều cao của vật, của ảnh trên hình vẽ để từ đó tìm tỉ số chiều cao của ảnh và vật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính tỉ lệ chiều cao của ảnh và vật trên lí thuyết.
- Giáo viên có thể gợi ý xét hai cặp tam giác đồng dạng:
 (tính ).
.
- Học sinh đọc đề bài, ghi nhớ các dữ kiện và yêu cầu của bài.
- Học sinh tự trả lời phần a.
? Để khắc phục tật cận thị thì phải dùng kính gì.
? Kính cận thích hợp phải thoả mãn điều kiện gì.
1. Bài 1.
2. Bài 2. 
Chiều cao của vật AB = 7mm.
Chiều cao của ảnh A’B’ = 21mm = 3AB.
Thật vậy: ta có 
Mặt khác 
Từ (1) và (2) 
Thay số A’B ‘= 48cm A’B’ = 3AB.
3. Bài 3.
a, Điểm cực viễn của Hoà gần hơn của Bình nên Hoà cận nặng hơn.
b, Hoà và Bình phải đeo kính phân kì để khắc phục tật cận thị.
- Kính cận thích hợp là kính có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn.
 Tiêu cự ính của Hoà là f1 = 40cm.
 Tiêu cự ính của Bình là f2 = 60cm.
 Kính của Hoà có tiêu cự ngắn hơn. 
 4. Củng cố.
 Cách làm các dạng bài trên đặc biệt là dạng bài tính tỉ số độ cao của ảnh và vật qua các loại thấu kính
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại cách giải các bài đã chữa.
- Bài tập 51.1, 51.2, 51.3, 51.4, 51.5 (SBT).
Tiết 58
Bài 52: ánh sáng trắng và ánh sáng màu
(Ngày soạn: 29/03/2007; Ngày dạy: /04/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: 
+ Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguông phát ánh sáng màu.
+ Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
+ Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế. 
- Kĩ năng: quan sát màu sắc của ánh sáng.
- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.
 II - Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh.
- Một số nguồn sáng như đèn LED, bút laze, các đèn phóng điện..
- Một số đèn phát ánh sáng trắng, 1 đèn phát ánh sáng đỏ và 1 đèn phát ánh sáng xanh.
- Một bộ các tấm lọc màu đỏ, lục lam, tím...
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
- Bài tập 51.4.
- Bài tập 51.5.
 3. Bài mới.
- Học sinh đọc tài liệu để có khái niệm về các nguồn phát ra ánh sáng trắng và các nguồn phát ra ánh sáng màu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác.
- Học sinh làm thí nghiệm 1 theo nhóm.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm, học sinh trả lời câu C1.
- Giáo viên cho học sinh làm một vài thí nghiệm tương tự khác.
- Qua các thí nghiệm, học sinh rút ra kết luận tổng quát.
- Học sinh vận dụng các kết luận đó để trả lời câu C2.
I. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
1. Các nguồn phát ánh sáng trắng.
- Mặt trời.
- Các đèn dây tóc.
2. Các nguồn phát ánh sáng màu.
Các nguồn phát ánh sáng màu như đèn LED, bút laze, đèn ống
II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
1. Thí nghiệm.
- Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ.
- Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ.
- Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta không thu được ánh sáng đỏ mà chỉ thấy tối.
2. Các thí nghiệm tương tự.
3. Rút ra kết luận.
- Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào thì ta thu được ánh sáng màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu sẽ thu được ánh sáng cùng màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu sẽ không thu được ánh sáng màu đó nữa.
 4. Củng cố.
- Học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu C3, C4.
C3 : ánh sáng đỏ, vàng của đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hoặc vàng.
Có thể dùng bóng màu đỏ hoặc màu vàng.
C4 : Một bể nhỏ có thành trong suốt đựng nước màu có thể coi là một tấm lọc màu.
- Đọc thông tin phần ”Có thể em chưa biết”.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Bài tập 52.1, 52.2, 52.3, 52.5, 52.6.
- Học sinh khá làm thêm bài 52.4.
 Ngày 02 tháng 04 năm 2007. 
 Kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc