Giáo án Vật lý 9 - Tiết 59, 60

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 59, 60

I - MỤC TIÊU

- Kiến thức:

+ Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

+ Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.

+ Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra được kết luận như trên.

- Kĩ năng: Quan sát, phân tích hiện tượng vật lí.

- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 59, 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59
Bài 53: sự phân tích ánh sãng trắng
 (Ngày soạn: 02/04/2007; Ngày dạy: /04/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: 
+ Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
+ Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu.
+ Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra được kết luận như trên.
- Kĩ năng: Quan sát, phân tích hiện tượng vật lí.
- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.
 II - Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh.
- 1 lăng kính tam giác đều.
- 1 màn chắn trên có khoét một khe hẹp.
- 1 bộ các tấm lọc màu đỏ, lục lam, tím.
- 1 đĩa CD.
- 1 đèn phát ánh sáng trắng.
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
- Bài tập 52.1; 52.2.
- Bài tập 52.4.
 3. Bài mới.
- Học sinh đọc tài liệu để nắm được cách làm thí nghiệm.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm 1 theo SGK.
? ánh sáng chiếu đến lăng kính có màu gì.
? ánh sáng thu được sau lăng kính có màu gì.
- Học sinh tìm hiểu mục đích thí nghiệm 2a, nêu dự đoán kết quả trước khi khi quan sát và mô tả hình ảnh quan sát được.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm 2b theo cách tương tự như thí nghiệm 2a, dự đoán kết quả, quan sát hiện tượng, kiểm tra dự đoán và trẳ lời câu C2.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu C3 và C4..
- Các cá nhân suy nghĩ, nêu ý kiến để thảo luận trong nhóm và đi đến kết luận.
- Học sinh làm thí nghiệm 3, giáo viên giới thiệu tác dụng phân tích ánh sáng của mặt ghi đĩa của CD và cách quan sát ánh sáng đã được phân tích.
- Học sinh tự trả lời câu C5, C6.
- Học sinh đọc và phát biểu kết luận.
I. Phân tích miột chùm sáng trắng bằng lăng kính.
1. Thí nghiệm 1. 
ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng trắng.
ánh sáng sau lăng kính mà ta quan sát được là một dải màu.
2. Thí nghiệm 2.
- Khi chắn khe sáng bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch màu đỏ; bằng tấm lọc màu xanh thì có vạch màu xanh. Hai vạch màu này không cùng một chỗ.
- Khi chắn khe sáng bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu vàng thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.
3. Kết luận.
Trong chùm sáng trắng có nhiều chùm sáng màu khác nhau,. Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu đó khi chiếu ánh sáng trắng qua nó.
II. Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.
1. Thí nghiệm 3.
Chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD thì tuỳ theo phương nhìn ta thấy ánh sáng đến mắt có nhiều màu khác nhau. 
2. Kết luận.
Có thể phân tích ánh sáng trắng bằng mặt ghi của đĩa CD.
III. Kết luận chung.
 4. Củng cố.
- Học sinh tìm hiểu nội dung bài qua phần kết luận chung và ghi nhớ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu các kết luận.
- Học sinh tìm hiểu nội dung phần “Có thể em chưa biết”.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Trả lời câu C7, C9. Nếu có điều kiện thì thực hiện C8.
- Bài tập 53-54.1; 53-54.4 (SBT).
Tiết 60
Bài 54: sự trộn các ánh sáng màu
(Ngày soạn: 02/04/2007; Ngày dạy: /04/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: 
+ Trả lời được câu hỏi thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màuvới nhau. 
+ Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.
+ Dựa vào quan sát có thể mô tả được màu sắc của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
+ Trả lời được câu hỏi: có thể trộn được ánh sáng không? có thể trộn được “ánh sáng đen” không?
- Kĩ năng: Trộn màu các ánh sáng.
- Thái độ: Lòng ham hiểu biết, tìm hiểu cuộc sống.
 II - Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh.
- 1 hộp trộn màu ánh sáng.
- 1 bộ 3 tấm lọc màu.
- 1 màn ảnh + 1 giá quang học.
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
- Trả lời câu C7.
- Trả lời câu C9.
 3. Bài mới.
- Học sinh đọc tài liệu để tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
- Giáo viên phát dụng cụ.
- Học sinh quan sát dụng cụ để trộn ánh sáng màu.
- Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt hai tấm lọc màu ở hai bên, còn của giữa chắn lại.
- Học sinh quan sát trên màn chỗ các chùm sáng cắt nhau để trả lời câu C1 (có thể các nhận xét này khoon giống nhau).
- Học sinh tìm hiểu phần kết luận.
- Học sinh tiến hành làm thí nghiệm 2, rút ra nhận xét và trả lời câu C2.
- Giáo viên lưu ý học sinh dùng 3 tấm lọc màu đã được trang bị. 
- Học sinh tìm hiểu phần kết luận.
I. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau.
Việc chiếu hai hay nhiều chùm sáng màu vào cùng một chỗ gọi là trộn màu các ánh sáng màu.
II. Trộn hai ánh sáng màu với nhau.
1. Thí nghiệm 1.
- Trộn hai ánh sáng màu đỏ với màu lục được ánh sáng màu vàng; đỏ + lam hồng nhạt; lục + lam nõn chuối.
- Không có “ánh sáng màu đen”. Hai ánh sáng màu trộn với nhau bao giờ cũng cho ánh sáng màu khác.
2. Kết luận.
Hai ánh sáng màu trộn với nhau cho ánh sáng màu khác. khi không có ánh sáng thì ta sẽ nhìn thấy màu đen. 
II. Trộn ba ánh sáng với nhau để được ánh sáng trắng.
1. Thí nghiệm 2.
Tại chỗ ba chùm sáng đỏ, lục lam gặp nhau ta thấy ánh sáng trắng.
2. Kết luận.
Có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách trộn ba ánh sáng có màu thích hợp như đổ, lục, lam hoặc trộn các ánh sáng có màu từ đổ tới tím.
 4. Củng cố.
- Học sinh đọc phần kết luận SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Trộn hai ánh sáng có màu khác nhau được kết quả gì ?
+ Có thể tạo ánh sáng trắng bằng cách trộn màu nào ?
- Đọc thông tin phần ”Có thể em chưa biết”.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Thực hiện câu C3 (thí nghiệm đĩa tròn của Niu – tơn)
- Bài tập 53-54.2, 53-54.3, 53-54.5.
 Ngày 09 tháng 04 năm 2007. 
 Kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc