Giáo án Vật lý 9 tiết 61 đến 70

Giáo án Vật lý 9 tiết 61 đến 70

 Tiết 61.

MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU

I. Mục tiêu:

*Kiến thức- Trả lời được câu hỏi, có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen.

- Giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen.

- Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.

*Kĩ năng: sử dụng thành thạo các đồ dùng TN + Làm được các TN trong bài (nếu có )

* Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.

 

doc 18 trang Người đăng vultt Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 tiết 61 đến 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9a
Ngày giảng:9b
 Tiết 61.
Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
I. Mục tiêu:
*Kiến thức- Trả lời được câu hỏi, có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen.
- Giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen.
- Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
*Kĩ năng: sử dụng thành thạo các đồ dùng TN + Làm được các TN trong bài (nếu có )
* Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định : (1')
	Lớp 9a....................	Vắng:...............................................
	Lớp 9b....................	Vắng:...............................................
2. Kiểm tra bài cũ : (4')
 Thế nào là sự trộn ánh sáng ? Để có được ánh sáng trắng ta cần làm thí nghiệm thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.(3')
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng.
- GV yêu cầu học sinh tham khảo thông tin SGK tìm hiểu về màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng.
- HS tham khảo thông tăngSGK và liên hệ trong thực tế tìm hiểu về màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng.
- GV hướng dẫn để học sinh hiểu về màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng, từ đó rút ra được kết luận cần thiết.
Hoạt động 3: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 1 và phát đồ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu học sinh làm thí nghiệm H55.1.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm H55.1.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận và rút ra nhận xét cần thiết.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Phân tích kết quả thí nghiệm, từ đó rút ra kết lận chung nhất.
Hoạt động 4: Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
- GV yêu cầu học sinh phân tích về các kiến thức vừa tìm hiểu, thảo luận để rút ra kết luận chung nhất.
- HS thảo luận và rút ra kết luận cần thiết.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C4, C5, C6 suy nghĩ và trả lời C4, C5, C6.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
12'
12'
5'
5'
I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng.
C1. Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó vào mắt.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không cấnnhs sáng màu nào truyền từ vật đến mắt, ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.
* Nhận xét: SGK
II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
1. Thí nghiệm 1.
2. Nhận xét.
C2. Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ, vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ, vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
- Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen, vậy vạt màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
C3. Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh, vậy màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
III. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
+ Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đo và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
+ Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
 + Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu. 
IV. Vận dụng.
C4. Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh thì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của mặt trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.
C6. Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu, khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng, tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh...
* Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố. (3')
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Dặn dò - Hướng dẫn học ở nhà.(1')
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 55.1đến 55.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 62.
Ngày giảng: 9a
Ngày giảng:9b
 Tiết 62.
Các tác dụng của ánh sáng
I. Mục tiêu:
*Kiến thức- Trả lời được câu hỏi, tác dụng của ánh sáng là gì?.
- Vận dụng được kiến thức vềâtcs dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen để giải thích một số ứng dụng thực tế.
- Trả lời được các câu hỏi: Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì?, tác dụng quang điện của ánh sáng là gì?.
*Kĩ năng: sử dụng thành thạo các đồ dùng TN + Làm được các TN trong bài (nếu có )
* Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Thiết bị thí nghiệm tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời trên vật màu trắng và vật màu đen.
Pin mặt trời.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định : (1')
	Lớp 9a....................	Vắng:...............................................
	Lớp 9b....................	Vắng:...............................................
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.(3')
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
- GV yêu cầu học sinh tham khảo thông tin SGK tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
- HS tham khảo thông tăng SGK và liên hệ trong thực tế tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng.
- GV hướng dẫn để học sinh hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng, từ đó rút ra được kết luận cần thiết.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tác dụngn nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen.
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm 1 và phát đồ thí nghiệm cho các nhóm yêu cầu học sinh làm thí nghiệm H56.2.
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và tiến hành thí nghiệm H56.2.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, ghi kết quả vào bảng 1, thảo luận và rút ra nhận xét cần thiết.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Phân tích kết quả thí nghiệm, từ đó rút ra kết lận chung nhất.
Hoạt động 4: Tác dụng sinh học của ánh sáng.
- GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế tìm hiểu về tác dụng sinh học của ánh sáng.
- HS liên hệ thực tế tìm hiểu về tác dụng sinh học của ánh sáng.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác dụng của ánh sáng.
Hoạt động 4: Các tác dụng quang điện của ánh sáng.
- GV giới thiệu về mô hìnhd pin mặt trời nhỏ và phát cho các nhóm tìm hiểu về pin mặt trời.
- HS tìm hiểu về pin mặt trời thông qua mô hình của nhóm. 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về pin mặt trời và cho các nhóm làm thí nghiệm cho pin mặt trời hoạt động.
- HS làm thí nghiệm, nhận xét và tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C8, C9, C10 suy nghĩ và trả lời C8, C9, C10.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
12'
10'
10'
5'
I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng.
C1. Ví dụ về một số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào mọi vật sẽ làm cho các vật đó nóng lên, khi chạy điện ở bệnh viện ta chiếu ánh sáng vào cơ thể, chỗ bị chiếu sáng sẽ nóng lên.
C2:
+ Phơi khô các vật ngoài nắng, làm muối, ngồi sưởi nắng trong mùa đông.
+ ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên, khi đó năng lượấngnhs sáng đã bị biến thành nhiệt năng đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2. Nghiên cứu tác dụngn nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen.
1. Thí nghiệm 1.
 Kết quả thí nghiệm
* Kết luận.
C3. Trong cùng một thời gian, với cùng một nhiệt độ ban đầu và cùng một điều kiện chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại đó khi bị chiếu sáng mặt trắng có nghĩa là trong cùng điều kiện thì vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng.
II. Tác dụng sinh học của ánh sáng.
+ ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
C4. Ví dụ các cây cối thường ngả hoặc vươn ra chỗ có aánh sáng mặt trời.
C5. Ví dụ nên cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng sớm để thân thể được cứng cáp.
III. Các tác dụng quang điện của ánh sáng.
1. Pin mặt trời.
C6. Ví dụ: Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em.
C7. Muốn cho pin phát điện, phải chiếu ánh sáng vào pin.
+ Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên hoặc chỉ nóng lên không đáng kể. do đó, pin hoạt động được không phải tác dụng nhiệt của ánh sáng.
2. Tác dụng quang điện của ánh sáng.
 Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện của ánh sáng.
IV. Vận dụng.
C8. acximet đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời.
C9. Bố mẹ muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời.
* Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố. (4')
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Dặn dò- Hướng dẫn học ở nhà.(1')
-- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.. 
- Làm bài tập từ 56.1đến 56.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 63. 
Ngày giảng: 9a
Ngày giảng:9b
 Tiết 63.
Thực hành: nhận biết ánh sáng đơn sắc và 
ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa cd
I. Mục tiêu:
*Kiến thức- Trả lời được các câu hỏi: Thế nào là một ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc?
- Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
*Kĩ năng: sử dụng thành thạo các đồ dùng TN + Làm được các TN trong bài (nếu có )
* Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ Đèn chiếu sáng.	+Bộ tấm lọc màu.	+ 1 Đĩa CD.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định : (1')
	Lớp 9a....................	Vắng:...............................................
	Lớp 9b....................	Vắng:...............................................
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh và nêu mục tiêu của bài thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị báo cáo thực hành của h/s ở nhà.
- GV sửa những chỗ còn thiếu sót của báo cáo chuẩn bị của học sinh. 
- HS kiểm tra và sửa lại báo cáo nếu còn thiếu.
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về nội dung bà ... thông tin SGK và tìm hiểu mục tiêu thí nghiệm và quan sát giáo viên làm thí nghiệm, nhận xét về kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 và rút ra kết luận chung nhất.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trả lời, từ đó rút ra được kết luận cần thiết.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
- GV cho học sinh quan sát H60.2 yêu cầu học sinh quan sát nhận xét và trả lời C4, C5.
- HS quan sát H60.2, liên hệ trong thực tế thảo luận theo nhóm, nhận xét và trả lời C4, C5.
- HS thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu C4, C5. Các nhóm nhận xét bài của nhau.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh phân tích, giúp học sinh trả lời nếu học sinh gặp khó khăn từ đó rút ra kết lận chung nhất.
- GV yêu cầu học sinh phân tích về các kiến thức vừa tìm hiểu, thảo luận để rút ra kết luận chung nhất.
- HS thảo luận và rút ra kết luận cần thiết.
Hoạt động 4: Định luật bảo toàn năng lượng.
- GV đưa ra một ssó câu hỏi:
? Năng lượng có giữ nguyên dạng không?.
? Nếu giữ nguyên thì có biến đổi tự nhiên không?.
? Trong quá trình biến đổi tự nhiên thì năng lượng chuyển hoá có sự mất mát không?.
- HS suy nghĩ, vận dụng các kiến thức trả lời từ đó rút ra định luật bảo toàn năng lượng.
Hoạt động 5: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C6, C7 suy nghĩ và trả lời C6, C7.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện.
1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại, hao hụt cơ năng.
a. Thí nghiệm.
C1. +Từ A đến C: Thế năng biến đổi thành động năng.
 +Từ C đến B: Động năng biến đổi thành thế năng.
C2. Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng của viên bi ở B.
C3. Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta đã cung cấp cho nó lúc ban đầu, ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát.
b. Kết luận:
 SGK
2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
C4. + Trong máy phát điện: Cơ năng biến đổi thành điện năng.
 + Trong động cơ điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng.
C5. + Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng ban đầu của quả nặng B thu được.
 + Sự hao hụt là do chuyển hoá thành nhiệt năng.
* Kết luận 2: 
 SGK
II. Định luật bảo toàn năng lượng.
ĐL: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
III. Vận dụng.
C6. Động cơ vĩnh cửu không thể hoạt động được vì trái với định luật bảo toàn, động cơ hoạt động được là có cơ năng, cơ năng này không thể tự sinh ra, muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một nănglượng ban đầu ( dùng năng lương của nước hay đốt than củi, dầu...)
C7. Nhiệt năng do củi đốt cung cấp một phần vào nồi làm nóng nước, phần còn lại truyền cho môi trường xung quanh theo định luật bảo toàn năng lượng, bếp cải tiến có vách cách nhiệt, giữ cho nhiệt năng ít bị truyền ra ngoài, tận dụng được nhiệt năng để đun hai nồi nước.
* Ghi nhớ : 
 SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 60.1đến 60.4 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 67.
Ngày giảng: 9a
Ngày giảng:9b
 Tiết 67. 
Sản xuất điện năng- nhiệt điện và thuỷ điện
I. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
- Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
- Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
II. Chuẩn bị:
Máy chiếu với các nội dung của bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định : (1')
	Lớp 9a....................	Vắng:...............................................
	Lớp 9b....................	Vắng:...............................................
2. Kiểm tra bài cũ : 
	Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng ? Vận dụng làm 60.3 SBT ?..
	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- GV yêu cầu học sinh tham khảo thông tin SGK, liên hệ môn công nghệ 8 tìm hiểu về vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- HS tham khảo thông tin SGK và liên hệ thực tế tìm hiểu về vai trò của điện năng trong sản xuất và đời ssống. Từ đó thảo luận trả lời C1, C2, C3.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trả lời, từ đó rút ra được kết luận cần thiết cho câu trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhà máy nhiệt điệnvà thuỷ điện.
- GV cho học sinh lần lượt quan sát H61.1và H61.2 yêu cầu học sinh quan sát tìm hiểu về nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, nhận xét và trả lời C4, C5, C6.
- HS quan sát H61.1và H61.2, liên hệ trong thực tế thảo luận theo nhóm, nhận xét và trả lời C4, C5, C6.
- HS thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu C4, C5, C6. Các nhóm nhận xét bài của nhau.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh phân tích, giúp học sinh trả lời nếu học sinh gặp khó khăn từ đó rút ra kết lận chung nhất.
- GV yêu cầu học sinh phân tích về các kiến thức vừa tìm hiểu, thảo luận để rút ra kết luận chung nhất.
- HS thảo luận và rút ra kết luận cần thiết.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV yêu cầu h/s nghiên cứu nội dung C7 suy nghĩ và trả lời C7.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s giải nếu h/s gặp khó khăn.
- HS đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
I. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
C1. Thắp sáng, nấu cơm, quạt điện, chạy máy cưa, máy bơm, máy khoan
C2. + Quạt máy: Điện năng chuyển hoá thành cơ năng.
 + Bếp điện: Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
 + Đèn ống: Điện năng chuyển hoá thành quang năng.
 + Nạp ắc qui: Điện năng chuyển hoá thành hoá năng.
C3. Dùng dây dẫn: Có thể đưa đến tận nơi sử dụng ở trong nhà, trong xưởng, không cần xe vận chuyển hay nhà kho, thùng chứa.
II. Nhiệt điện.
C4. +Lò đốt than: Hoá năng chuyển hoá thành nhiệt năng.
 + Nồi hơi: Nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng của hơi.
 + Tua bin: Cơ năng của hơi chuyển hoá động năng của tua bin.
 + Máy phát điện: Động năng chuyển hoá thành điện năng.
*Kết luận 1.
 SGK
III. Thuỷ điện.
C5. 
+ ống dẫn nước: Thế năng của nước chuyển hoá thành động năng của nước.
+ Tua bin: Động năng của nước chuyển hoá thành động năng của tua bin.
+ Máy phát điện: Động năng chuyển hoá thành điện năng.
C6. Khi ít mưa, mực nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước giảm, do đó trong các bộ phận của nhà máy năng lượng đều giảm, dẫn tới cuối cùng điện năng giảm.
* Kết luận 2: 
 SGK
IV. Vận dụng.
C7. 
Tóm tắt: 
 Cho h1 = 1m
 S = 1km2 = 106m2
 h2 = 200m = 2.102m
 Tính A=?
 Giải
 A = P.h = d . V. h = d.s.h1.h2=
 = 104.106.2.102 =2.1012J
Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tua bin sẽ được chuyển hoá thành điện năng
* Ghi nhớ : SGK
4. Củng cố. 
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5 .Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 61.1đến 61.3 trong SBT.
- Chuẩn bị tiết 68.
Ngày giảng: 9a
Ngày giảng:9b
Tiết 68: điện gió - điện mặt trời - điện hạt nhân
A. Mục tiêu
	1. Nêu được các bộ phận chính của 1 máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử.
	2. Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các máy điện.
	3. Nêu được ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân.
B. Chuẩn bị của 
	GV: 1 máy phát điện gió ( quạt điện)
	1 pin mặt trời, bóng đèn 220v - 100w
	1 động cơ điện nhỏ
	1 đèn LED có giá
	- hình vẽ sơ đồ nhà máy điện nguyên tử
	HS: SGK + vở ghi
III. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định : (1')
	Lớp 9a....................	Vắng:...............................................
	Lớp 9b....................	Vắng:...............................................
2. Kiểm tra bài cũ : (5')
	Em hãy nêu vai trò điện năng trong đời sống và kĩ thuật, việc truyền tải điện năng có thuận lợi gì? khó khăn gì?
	3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Máy phát điện gió
HS: Quan sát hình 62.1 sgk, kết hợp với máy phát điện gió trên bàn GV, chỉ ra những bộ phận chính của máy và sự biến đổi năng lượng qua các bộ phận đó
Hoạt động 2: Pin mặt trời
GV: Thông báo qua cấu tạo của pin mặt trời: là những tấm phẳng làm bằng chất silíc
- Khi chiếu a/s thì có sự khuếch tán của electron từ lớp kim loại khác -> 2 cực của nguồn điện
GV: Pin mặt trời: W chuyển hoá như thế nào? chuyển hoá trực tiếp hay gián tiếp
Hoạt động 3: Nhà máy điện hạt nhân
HS: Nghiên cứu tài liệu cho biết các bội phận chính của nhà máy sự chuyển hoá năng lượng
GV: Lò phản ứng: W hạt nhận -> nhiệt năng -> nhiệt năng của nước.
Nồi hơi: biến nhiệt năng hạt nhân -> nhiệt năng chất lỏng -> nhiệt năng của nước
- Máy phát điện: Nhịêt năng của nước -> cơ năng của tu bin
Hoạt động 4: Sử dụng tiết kiệm điện năng
HS: thảo luận nhóm câu C3
GV: Vì sao biện pháp tiết kiệm điện chủ yếu là hạn chế dùng điện trong giờ cao điểm
HS: đọc nội dung ghi nhớ (sgk)
5’
10’
10’
10’
I. Máy phát điện gió
C1: Gió thổi cách quạt truyền cho cách quạt cơ năng
- Cách quạt quay kéo theo: rôto
- Rôto và stato biến đổi cơ năng thành điện năng
II. Pin mặt trời
a. Cấu tạo: là những tấm silíc trắng hứng a/s
b. Hoạt động: W ánh sáng -> W điện
c. W điện lớn -> s tấm KL lớn
d. Sử dụng: Phải có a/s chiếu vào nếu W lớn và phải sử dụng nhiều liên tục thì phải nạp điện vào ắc qui
C2: Công suất sở dụng tổng cộng:
2.100 + 10.75 = 2750W
Công suất của a/s mặt trời cần cung cấp cho pin mặt trời:
2750 . 10 = 27.500W
Diện tích tấm pin mặt trời:
27500/1400 = 19,6m2
III. Nhà máy điện hạt nhân
- Lò phản ứng
- Nồi hơi
- Tua bin
- Máy phát điện
- Tường bảo vệ
IV. Sử dụng tiết kiệm điện năng
C3: nồi cơm điện: điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng
Quạt điện: điện năng chuyển hoá thành cơ năng 
- đèn LED, đèn bút thử điện: điện năng chuyển hoá thành quang năng
C4: Hiệu suất lớn hơn ( đỡ hao phí)
* ghi nhớ : SGK
 4. Củng cố (2)
 - Nêu những ưu nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời
- Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện nguyên tử có bộ phận chính nào giống nhau, khác nhau
5. Hướng dẫn học ở nhà (2)
 Trả lời C1 -> C4 sgk
 Ôn lại kiến thức cơ bản của chương IV và làm lại bài tổng kết chương III

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 9-TIET 61-70.doc