I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được.
- Nhận biệt được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá sang thành cơ năng hay nhiệt năng.
- Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hay gián tiếp.
3. Thái độ
chương IV: sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng Tuần 33 Tiết 65 NS: 24/04/07 năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng mục tiêu: Kiến thức: Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được. Nhận biệt được quang năng, hoá năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hoá sang thành cơ năng hay nhiệt năng. Nhận biết được khả năng chuyển hoá qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Kĩ năng - Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hay gián tiếp. Thái độ Nghiêm túc, thận trọng chuẩn bị: Chuẩn bị thí nghiệm chứng minh: Máy sấy tóc, nguồn điện, đèn Đinamô xe đạp Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu để trả lời câu hỏi: Em nhận biết năng lượng như thế nào? GV: Nêu ra những kiến thức chưa đầy đủ của học sinh hoặc những dạng năng lượng mà không nhìn thấy trực tiếp thì phải nhận biết như thế nào? Năng lượng quan trọng đối với con người là .... HS có thể trả lười theo cấch hiểu biết của mình. Hoạt động 2: Ôn tập về sự nhận biết cơ năng và nhiệt năng Yêu cầu HS trả lời C1 Và giải thích. GV chuẩn lại kiến thức vàcho HS ghi lại vào vở. Yêu cầu HS làm C2: HS trung bình trả lời. Nếu HS kiến thức yếu không trả lời được GV gợi ý nhiệt năng có quan hệ với yếu tố nào? HS rút ra kết luận: Nhận biết cơ năng, nhiệt năng như thế nào? C1: Tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng vì không có khả năng sinh công. Tảng đá được năng lên mặt đất có W ở dạng thế năng hấp dẫn Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng ở dạng động năng. C2: Biểu hiện nhiệt năng trong trường hợp: “làm cho vật nóng lên” Kết luận 1: Ta nhận biết được vật có cơ năng khi nó thực hiệncông, có nhiệt năng khi nó làm nóng vật khác hoạt động 3: Tìm hiểu các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng. Yêu cầu HS tự nghiên cứuvà điền vào chỗ trống ra nháp. GV gọi 5 HS trình bầy 5 thiết bị. Yêu cầu HS nhận xét ý kiến của từng bạn. GV chuẩn lại kiến thức cho HS ghi vở Yêu cầu HS làm C4: HS nhận xét. GV chuẩn hoá kiến thức sau đó HS ghi vở HS rút ra kết luận: Nhận biết hoá năng, quang năng, điện năng khi nào? C3: Thiết bị A (1): Cơ năng chuyển thành điền năng (2): Điện năng chuyển hoá nhiệt năng Thiết bị B (1): Điện năng chuyển thành cơ năng (2) Động năng chuyển thành động năng Thiết bị C (1): Nhiệt năng chuyển thành nhiệt năng (2) Nhiệt năng chuyển thành cơ năng Thiết bị D (1): Hoá năng chuyển thành điện năng (2) Điện năng chuyển thành nhiệt năng Thiết bị E (1): Quang năng chuyển thành nhiệt năng. Nhận biết được hoá năng trong thiết bị D: Hoá năng chuyển thành điện năng Nhận biết quang năng trong thiết bị E Điện năng trong thiết bị B Kết luận 2: Muốn nhận biết được hoá năng, quang năng, điện năng khi các dạng năng lượng đó chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố 1. Vận dụng Yêu cầu HS giải câu C5: 2. Củng cố: Nhận biết được vật có cơ năng khi nào? Trong các quá trình biến đổi vật lí có kèm theo sự biến đổi năng lượng không? 3. Hướng dẫn về nhà: HS làm lại các câu C1 đến C5 Làm bài tập SBT Tóm tắt: V = 2l m = 2kg t1 = 200C t2 = 800C c = 4200J/kg.K Điện năng chuyển thành nhiệt năng? Giải: Điện năng = nhiệt năng Q Q = mc(t2 – t1) = 4200.2.60 = 504.000J HS phát biểu và ghi phần ghi nhớ vào vở Tuần 33 Tiết 66 NS: 24/04/07 định luật bảo toàn năng lượng Mục tiêu: Kiến thức: Qua thí nghiệm, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp. Cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra. Phát hiện được năng lượng giảm đi bằng phần năng lượng xuất hiện. Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi năng lượng. Kĩ năng Rèn kĩ năng khái quát hoá về sự biến đổi năng lượng để thấy được sự bảo toàn W. Rèn được kĩ năng phân tích hiện tượng. Thái độ Nghiêm túc – hợp tác chuẩn bị Thí nghiệm 60.1 cả nhóm. Thí nghiệm 60.2: Máy phát điện và động cơ điện tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Kiểm tra – tạo tình huống học tập Kiểm tra: HS1. Khi nào vật có năng lượng? Có những dạng năng lượng nào? Nhận biết : Hoá năng, quang năng, điện năng bằng cách nào? Lấy ví dụ? HS2: Chữa bài 59.1 và 59.3 HS 3: Chữa bài 59.2 và 59.4 Tạo tình huống học tập Năng lượng luôn luoon được chuyển hoá. Con người đã có kinh nghiệm biến đổi năng lượng sẵn có trong tự nhiên để phục vụ lợi ích của con người. Trong quá trình biến đổi năng lượng đó có sự bảo toàn không? Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt, điện Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm 60.1 Khó khăn nhất là đánh dấu điểm B là là điểm có độ cao h2 cao nhất. Vì vậy GV hướng dẫn HS đặt phấn sẵn gần đó trước rồi mới thả bi. HS trả lời C1 – Gv gọi 1 HS trung bình trả lời Nếu HS không trả lời được, yêu cầu HS nhắc lại động năng, thế năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Để trả lời C2 phải có yếu tố nào? Thực hiện như thế nào? Yêu cầu HS phải phân tích đuợc vA = vB = 0 WđB = WđA = 0 Đo h2 h1 Yêu cầu HS trả lời câu C3 Wt có bị hao hụt không? Phần W hh đã chuyển hoá như thế nào? W hao hụt của bi chứng tỏ W bi có tự sinh ra không? GV yêu cầu HS đọc thông báo và trình bày sự hiểu biết của thông báo. Sau đó GV chuẩn lại kiến thức. Yêu cầu HS rút ra kết luận: Có bao giờ hòn bi chuyển động để hB > hA. Nếu có là do nguyên nhân nào? Lấy ví dụ chứng minh. HS trả lời, GV chuẩn hoá được lí thuyết Quan sát 1 thí nghiệm về sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng? GV giới thiệu qua cơ cấu và tiến hành thí nghiệm để HS quan sát một vài lần rồi rút ra nhận xét về hoạt động. (HS hoàn thành C4; C5) I. sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện. 1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng a. Thí nghiệm HS bố trí thí nghiệm và làm thí nghiệm C1: WtA và ngược lại C2: Đo h1 = ... h2 = ... nhận xét WtB WtA C3: Wtbi hao hụt Wtbi chuyển hoá thành nhiệt năng Wt hao hụt của vật chứng tỏ W vật không tự sinh ra. W có ích < W ban đầu W = Wkhác + Whh b. Kết luận 1: Cơ năng hao phí do chuyển hoá thành nhiệt năng. Có, khi ta đẩy thêm hoặc vật nào đó đã truyền cho nó năng lượng HS làm C4; C5 HS nhận xét – Ghi vở Kết luận 2: SGK Hoạt động 3: Định luật bảo toàn năng lượng - Năng lượng có giữ nguyên dạng không? - Nếu giữ nguyên dạng thì có thể điến đổi tự nhiên không? - Trong quá trình biến đổi tự nhiên thì năng lượng chuyển hoá có sự mất mát không? Nguyên nhân mất mát đó Từ đó Hs rút ra định luật bảo toàn năng lượng. II. Định luật bảo toàn năng lượng Định luật phát biểu (SGK) Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố hướng dẫn về nhà Yêu cầu HS trả lời: HS trả lời C6 HS nhận thức được không có động cơ vĩnh cửu Củng cố Mục “Có thể em chưa biết” III. Vận dụng Máy móc (động cơ) có bao giờ có W không ? Và có rồi thì có mãi không ? Muốn hoạt động thì phải có điều kiện gì? Hs tóm tắt lại kiến thức thu thập GV tóm tắt: Hướng dẫn về nhà Làm bài tập SGK Ôn lại bài máy phát điện
Tài liệu đính kèm: